Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì để kiểm soát đường huyết?
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.
Chế độ ăn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho bệnh nhân và không làm đường huyết tăng cao, kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép.
Lưu ý chế độ ăn uống hàng ngày với bệnh tiểu đường
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường là phải đủ các nhóm thực phẩm (4 nhóm chính là chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ); chú ý lượng bột đường và tổng năng lượng cung cấp, thay thế thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, không nên xay nhuyễn hay hầm nhừ khi chế biến thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cũng không cần nấu riêng hay ăn quá cầu kỳ.
Ngoài tiêu chí hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn, kèm theo đó là một số lưu ý nhỏ giúp người bị bệnh tiểu đường vừa bảo vệ sức khỏe, vừa đảm bảo đủ năng lượng cho một ngày dài.
Theo đó người bệnh tiểu đường cần ăn đúng giờ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói. Khi khoảng cách giữa các bữa ăn cách xa nhau sẽ làm hạ đường trong máu. Nếu trong trường hợp không thể ăn đúng giờ, hãy chắc chắn rằng trong túi của bạn có bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa để có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng khi chúng bị hạ quá thấp.
Thực phẩm cần hạn chế với người bệnh tiểu đường
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga…
Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi các loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Video đang HOT
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Những món ăn người đái tháo đường nên ăn để kiểm soát đường huyết bao gồm:
Một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Hấp thụ chất dinh dưỡng chậm hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Lúa mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt thấp hơn trên thang chỉ số đường huyết (GI) so với bánh mì trắng và gạo. Điều này có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lức… Vì ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc trắng tinh chế.
Rau lá xanh được xem là đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu. Chúng cũng có tác động tối thiểu đến lượng đường trong máu. Rau lá xanh bao gồm rau bina và cải xoăn, là nguồn cung cấp kali, vitamin A và canxi chủ yếu từ thực vật. Chúng cũng cung cấp protein và chất xơ. Tăng cường ăn cá, vì cá chứa acid béo Omega – 3.
Đậu là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chúng là nguồn protein từ thực vật và chúng có thể thỏa mãn cơn thèm ăn, đồng thời giúp mọi người giảm lượng carbohydrate. Đậu cũng ở mức thấp trong thang GI và tốt hơn cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu so với nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
Khoai lang là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường, vì chúng giải phóng đường chậm hơn và không làm tăng lượng đường trong máu nhiều.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường nên uống các loại thức uống như: Nước ép rau củ, trà lá xoài, nước tỏi tây, nước ép củ cải, nước ép mướp đắng, nước ép bưởi, nước ép cà chua, nước ép lên men cỏ lúa mì…
Tóm lại: Tiểu đường là nguyên nhân gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe, tuy nhiên căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng được một thực đơn lành mạnh và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe là vấn đề then chốt trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường.
Na vào mùa ngọt thơm nhưng 'đại kỵ' với những người này
Na là trái cây mùa hè quen thuộc ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon lại vô cùng bổ dưỡng.
Tuy nhiên, loại quả này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của một số nhóm người nhất định dưới đây.
Những người không nên ăn na
Người mắc bệnh tiểu đường
Na có chỉ số đường huyết tương đối cao, nghĩa là khi ăn na, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh chóng. Điều này gây khó khăn cho người bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết.
Bên cạnh đó, na cũng chứa một lượng đường tự nhiên khá cao, đặc biệt là khi chín quá. Việc tiêu thụ quá nhiều đường từ na có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn một lượng na vừa phải, khoảng 250g/ngày (tương đương 1 quả) và không quá 3 lần/tuần. Tránh ăn na quá chín hoặc chưa chín. Na chín vừa sẽ có vị ngọt thanh và ít gây tăng đường huyết đột ngột.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn na. Ảnh: Health Shot
Người suy thận
Na chứa một lượng kali đáng kể. Kali là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng đối với người bệnh suy thận, khả năng đào thải kali qua thận bị hạn chế. Việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, gây ra các vấn đề về tim mạch, thần kinh cơ.
Thận có chức năng lọc máu và đào thải các chất thải, bao gồm cả kali. Khi thận bị suy yếu, việc lọc và đào thải kali trở nên khó khăn hơn. Việc ăn quá nhiều na sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn, gây tăng thêm gánh nặng lên cơ quan này. Người bệnh suy thận không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn na, nhưng cần phải hạn chế lượng tiêu thụ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Người thừa cân, béo phì
Na là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, đối với người thừa cân, béo phì, việc tiêu thụ quá nhiều na có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
Na chứa một lượng đường tự nhiên khá cao. Khi ăn nhiều na, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng đường dư thừa thành mỡ, từ đó làm tăng cân.
Na không tốt cho người bị thừa cân, béo phì. Ảnh: Shutter Stock
Việc tiêu thụ quá nhiều na có thể cung cấp lượng calo vượt quá nhu cầu cơ thể, dẫn đến tăng cân. So với các loại trái cây khác, na chứa ít chất xơ hơn. Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân. Việc ăn na mà không kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất xơ khác có thể khiến bạn nhanh đói và ăn nhiều hơn. Người thừa cân béo phì chỉ nên ăn một lượng na vừa phải, khoảng 250g/ngày (tương đương 1 quả) và không quá 3 lần/tuần.
Một số lưu ý khác khi ăn na
- Không nên ăn na quá nhiều: Mặc dù na rất bổ dưỡng, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân và các vấn đề tiêu hóa.
- Chọn na chín vừa: Na chín vừa sẽ có vị ngọt thanh mát và dễ tiêu hóa hơn so với na xanh hoặc quá chín.
- Không ăn hạt na: Hạt na có chứa chất độc, nếu vô tình nhai vỡ hạt có thể gây ngộ độc.
- Không nên ăn na lúc đói: Ăn na lúc đói có thể làm tăng lượng đường trong máu đột ngột và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Không nên kết hợp na với một số loại thực phẩm: Na không nên kết hợp với các loại thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, thanh long vì có thể gây lạnh bụng, khó tiêu.
- Lưu ý khi chế biến na: Khi chế biến na thành các món ăn khác, nên hạn chế thêm đường để tránh tăng lượng đường hấp thu vào cơ thể.
3 điều bạn không nên bỏ qua nếu bị tiền tiểu đường Hoạt động thể chất, ăn nhiều rau củ hay chọn carbohydrate có GI thấp là những điều bạn không nên bỏ qua nếu bị tiền tiểu đường. Việc phát hiện ra mình mắc bệnh tiền tiểu đường có thể thực sự giúp bạn ý thức hơn trong lối sống. Thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống để giúp bạn không...