Bệnh thành tích – “nhân tố bí ẩn” phá hoại cuộc sống tinh thần con người

Theo dõi VGT trên

Sau nhiều câu chuyện buồn trong giáo dục thời gian qua, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho rằng, khi không còn chạy theo những giá trị ảo, ta sẽ biết nâng niu những giá trị “người” hơn…

Thế mà, tôi không ngờ rằng, những bạn nhỏ Việt Nam khi sang học ở “Tây” cũng chịu nhiều áp lực không kém.Con trai tôi sinh ở Nga, tròn 6 tuổi thì về Việt Nam học lớp một. Tôi còn nhớ, cháu vấp phải rất nhiều rào cản về tâm lý, sốc về cách học, cách ứng xử ở môi trường học đường Việt Nam. Đơn giản vì bé chưa quen và chưa được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng tốt để bước vào một lớp học 50-60 học sinh thay vì 30 học sinh như ở Nga.

Bệnh thành tích - nhân tố bí ẩn phá hoại cuộc sống tinh thần con người - Hình 1

Giáo dục cần “chạy theo” những giá trị thật của tri thức. (Nguồn: ST)

Áp lực của sự… không thành tích

Tôi có dịp nghe câu chuyện của một bạn nhỏ theo bố mẹ sang Đức. Cháu bị stress nặng vì những thứ xung quanh “không giống ở nhà”. Trước hết, không ai để ý đến thành tích của cháu. Cháu đã quen được tung hô: cuối tuần khen thưởng vì điểm giỏi, ông bà tự hào khoe với bạn bè hàng xóm về cô cháu gái giải nọ giải kia trong các cuộc thi. Ở trường, cháu được được nhắc tên, tuyên dương, nhận quà, thay mặt các bạn phát biểu. Nghĩa là, thành tích của cháu phải được ghi nhận, được xếp hạng, được ngưỡng mộ.

Nhưng ở châu Âu, họ cần học sinh vượt được bản thân, thành tích phải so sánh với thành tích của chính mình trước đó. Tất cả những cố gắng vượt bậc của cô bé hòng chứng minh năng lực của mình trội hơn các bạn, giờ rơi vào hẫng hụt. Điểm số cũng chỉ được cho để đánh giá nỗ lực của trò, phương pháp tiếp cận của thầy.

Thế là cô bé sốc, mọi giá trị dường như thay đổi. Cô bé đã mất khá nhiều thời gian để làm quen với phong cách “sống không vì thành tích”…

Sống theo chỉ tiêu, học vì thành tích

Lại nói câu chuyện ở Việt Nam, tôi nhớ, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo của con tôi nói: “Tôi đã đăng ký 97% học sinh giỏi, tính ra là chỉ được phép có X học sinh khá thôi, nên rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ!” Đồng thời, cô lấy đó để tạo động lực cùng nhau cố gắng “đủn mông con”, tin vào con số phần trăm nhà trường áp xuống và quyết tâm theo. Từ đó nảy sinh nhiều bất cập trong ứng xử học đường do cô quá lo lắng, sốt ruột cho con số tròn trịa cần đạt đến.

Còn phụ huynh thì nghĩ gì về điều này? Tôi nhớ, khi Bộ GD&ĐT áp dụng phương án không chấm điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, chúng tôi có tham gia thảo luận trên một diễn đàn trực tiếp của Đài tiếng nói Việt Nam. Quá nửa các phụ huynh gọi đến thắc mắc, mong muốn có điểm, có xếp thứ, có thi đua… Ở góc độ nào đó, tôi rất hiểu băn khoăn của các bậc cha mẹ. Họ lo sợ sự cố gắng của con mình không được đánh giá đúng mức, bạn học giỏi và chăm chỉ bị đánh đồng với bạn học yếu hơn và lười hơn.

Có lẽ, việc thi đua, báo cáo thành tích, khoe kết quả hoàn hảo đã ăn sâu vào tư duy của chúng ta trong mọi câu chuyện ứng xử xã hội chứ không chỉ ở trường học nữa, bởi “con gà tức nhau tiếng gáy”.

Thành tích, những con số định lượng – về bản chất không xấu và có lý do để tồn tại. Chúng cho mỗi cá nhân cơ sở để tự đánh giá bản thân, tạo động lực hành động. Tuy nhiên, nói để thấy, cả xã hội vẫn còn câu nệ thành tích, lấy thành tích làm đồ trang sức cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Thành tích kiểu ấy biến thành hình thức, phần nhiều là giả tạo, khiến con người bị lệ thuộc vào sự tròn trịa của con số, sự giả dối của sản phẩm. Thậm chí, mọi mức độ, tiêu chí đánh giá và tự đánh giá đã không còn cho kết quả đáng tin nữa.

Video đang HOT

Và để chạy đua thành tích, người ta tạo áp lực cho mình và cho nhau. Đó là một trong những nguyên nhân đáng kể cho nhiều câu chuyện buồn những năm gần đây trong giáo dục. Đó là việc giáo viên đánh, tát học trò, bắt quỳ; bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần đối với trẻ trong gia đình và nhà trường; việc dạy trẻ cách đối phó khi có lỗi do sợ ảnh hưởng đến thi đua của lớp.

Thực tế, việc xếp thứ hạng thi đua của các lớp khiến cho cả cô lẫn trò không còn sợ lỗi sai mà chỉ sợ người ta bắt được lỗi sai. Trẻ không còn nhận thức được hành vi của mình có gì chưa ổn để điều chỉnh mà chỉ lo lắng tìm cách biến báo, che giấu, đổ lỗi. Kết quả là chúng ta sẽ có một lớp trẻ nhiều người không dũng cảm, không dám nhận lỗi, luôn tìm cách biện minh cho những sai phạm, không tự đánh giá được chỗ còn yếu của mình. Từ đó, họ khó thay đổi, sáng tạo, nhận bài học quý từ những lỗi sai – những yếu tố dẫn đến sự trưởng thành và thành công.

Phải làm sao?

Thành tích vẫn quan trọng, điểm số vẫn cần thiết nếu biết nhìn hợp lý và tiếp cận vấn đề đúng mực. Điểm số là để học sinh và thầy cô tự đánh giá hoạt động học tập, dạy học của mình. Thành tích là sự “ganh đua” giữa mình hôm qua và hôm nay, những con số sẽ cho ta niềm vui, như một phản hồi tích cực cho mọi cố gắng.

Một bạn nhỏ lớp Một tôi quen, cuối học kỳ mang giấy khen, phần thưởng về, thờ ơ chẳng chút vui mừng. Bé bảo, cả lớp là học sinh giỏi! Thế nhưng, bé rất hào hứng phấn khích khi tôi khen chữ O của bé đã tròn hơn hẳn chữ O mấy tháng trước. Bé trình bày dài dòng về cách đưa tay để nét đầu và nét cuối của vòng tròn gặp được nhau. Đó cũng là thành tích, nhưng là thành tích mà con người cá nhân tự đặt mục tiêu cho mình để hướng tới – thật hạnh phúc, không có bóng dáng của bạo lực, bạo hành!

Hãy xoá bỏ áp đặt chỉ tiêu thành tích từ bên trên, bên ngoài. Hãy để mỗi cá nhân, mỗi tập thể tự đưa ra mục tiêu hành động cho mình, học cách tự đánh giá hoạt động của mình một cách trung thực. Khi không còn chạy theo những giá trị ảo, giả, ta sẽ biết nâng niu những giá trị “người” hơn!

Nguyễn Thụy Anh

Tiến sĩ Giáo dục học

Theo baoquocte

Trẻ bị "bủa vây" bởi áp lực từ phụ huynh

Ai cũng mong một đời sống học đường thuần khiết, ở đó trẻ sẽ nhận được đầy đủ yêu thương, trẻ biết khiêm cung và nhân ái. Nhưng theo bà Phan Hồ Điệp- mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam, ngoài một số tác động, phụ huynh là một trong những yếu tố làm nên áp lực cho con trẻ.

Chia sẻ tại tọa đàm về áp lực nhà giáo, do Bộ GD&ĐT phối hợp cùng ĐHSP Hà Nội vừa tổ chức, bà Phan Hồ Điệp cho biết: "Nhà gần một số trường tiểu học nên tôi chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng. Sau khi tan trường, bố mẹ hỏi con thi được mấy điểm, và cau mày khi con không được điểm như mong muốn. Có người còn xé bài kiểm tra trước mặt con".

Cô giáo này cho rằng, nhiều phụ huynh đang dạy con bằng nỗi sợ, độc đoán, uy quyền, khiến học sinh bị sợ hãi. Khi học sinh sợ hãi, chúng cũng áp dụng lên bạn bè như vậy. Mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam cũng chỉ ra những áp lực mà phụ huynh đang gây ra cho con.

Trẻ bị "bủa vây" bởi áp lực của bố mẹ

Áp lực về thành tích và điểm số: Phụ huynh luôn mong muốn con mình phải đạt điểm cao, phải có thành tích trong các cuộc thi nhưng lại chỉ nghĩ: Mình chỉ cần bỏ tiền để cho con tham gia các lớp học thêm là đủ.

Trong khi đó, con trẻ cần sự quan tâm, cần thời gian mà bố mẹ dành cho mình. Chính vì chạy theo điểm số nên trong con mắt của phụ huynh, đời sống học đường chỉ bao gồm việc học, học và học. Tách trẻ khỏi các mối quan hệ thầy cô và bạn bè, phụ huynh khiến trẻ ít chia sẻ những mối quan tâm của tuổi mới lớn và thường không biết cách giải quyết những xung đột của nội tại và các mối quan hệ xung quanh.

Trẻ bị bủa vây bởi áp lực từ phụ huynh - Hình 1

Bà Phan Hồ Điệp, giáo viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Phụ huynh coi con là phương tiện để đạt được những kì vọng của mình: Nhiều trường hợp kỳ vọng quá cao so với sức lực và khả năng của con: Rất nhiều trẻ bị biến thành "vật thí nghiệm" và lối giải tỏa cho tham vọng, sợ hãi và mặc cảm của phụ huynh. Với sự bào chữa là mong con không khổ như đời của cha mẹ, giúp cha mẹ làm những điều mà họ chưa thực hiện được, rất nhiều phụ huynh luôn nói với con: Đời bố mong ước làm bác sỹ nhưng chưa có điều kiện thực hiện, giờ con phải đi học bác sỹ.

Hoặc đời mẹ đã khổ vì làm giáo viên, con đừng có thi vào ngành đó... Quả là nỗi khổ cho những đứa trẻ bị kéo căng hay gọt cụt trên chiếc giường của Procustes- trò chơi của tên bạo chúa trong thần thoại Hy Lạp, để thực hiện những ước mộng không thành của cha mẹ. Con cái không phải là căn nhà bên hồ hay chiếc du thuyền để chúng ta khoe khoang trong các buổi gặp mặt bạn bè.

Phụ huynh quên mất một điều đó là trên tất cả những quyền lực, bằng cấp, địa vị hay tài sản, con cái của chúng ta cần sự bình an trong tâm hồn, một tinh thần sáng suốt, trầm tĩnh và trong lành. Khi nào thực hiện được điều đó, các em cũng sẽ đến trường với một tâm trạng vui vẻ và cũng có nghĩa là cha mẹ đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong quá trình giáo dục tại nhà trường.

Phụ huynh đang giáo dục con bằng nỗi sợ: Những nỗi sợ mà cha mẹ đem đến cho con thường là: Dùng các hành vi xâm phạm đến thể chất và tinh thần khiến con sợ hãi: Cha mẹ áp dụng lối giáo dục độc đoán, không cho phép con được nói, sẵn sàng đánh mắng khi con không vâng lời. Thay vì yêu mà học, vui mà học, thích mà học, trẻ chuyển sang sợ mà học. Nhà trường khi đó đối với trẻ chứa đầy những "hiểm nguy". Vì hễ bị điểm kém, trẻ có thể bị đánh, bị lăng nhục.

Thứ hai, dọa dẫm con về những điều tiêu cực trong trường học: Cha mẹ nói với con về những vấn nạn trong học đường như một bóng ma u ám. Cha mẹ tin rằng bằng cách đó sẽ khiến con tránh xa được những vấn nạn mà không dạy con cách đối mặt và cách nói lời từ chối với những đề nghị không được phép. Cha mẹ nói về thầy cô với một thái độ không thiện chí, gọi thầy cô bằng những từ không đẹp, cha mẹ than phiền về cách ứng xử của thầy cô. Những điều đó khiến con thấy sợ.

Ngoài ra, cha mẹ không cho phép con được làm sai, được gặp thất bại, cha mẹ coi thất bại, lỗi lầm là kẻ thù của con và con không được phép mắc phải. Nỗi sợ càng cao, chiếc lồng tâm thức càng cứng và càng hẹp.

Trẻ bị bủa vây bằng nỗi sợ sẽ nhìn đời sống học đường một cách méo mó hoặc trẻ sẽ không dám nói ra ý kiến của mình. Nếu truyền thông rồi cha mẹ chỉ tập trung nói về những vấn nạn trong học đường cũng chính là làm cho tâm thức của đứa trẻ trở nên tê liệt.

Trong một số nghiên cứu khoa học, người ta còn nhận thấy, những đứa trẻ bị đe dọa đến sợ hãi không chỉ thay đổi các vùng mạng của thần kinh mà còn thu nhỏ lại về kích thước. "Càng bị đe dọa, hành vi và thế giới quan của con người càng trở nên sơ khai". Do đó, nhiều trẻ bất lực, sợ hãi, trầm buồn vì lo lắng cha mẹ buồn bã, mệt mỏi, bệnh tật, cáu giận; sợ rằng mình là nguyên nhân gây bất hoà giữa cha mẹ, trong gia đình, vì mình cố lắm rồi những không học được như mong muốn của bố mẹ, gia đình.

Trẻ bị bủa vây bởi áp lực từ phụ huynh - Hình 2

Phụ huynh đang ít có thời gian cho con trẻ (Ảnh: Minh họa).

Phụ huynh ít có thời gian dành cho con: Hiện nay cha mẹ ít trò chuyện với con vì không biết cách hoặc cho rằng: đầy đủ thế, sướng thế rồi còn cần gì nữa.

Phụ huynh không coi nhà trường là đồng minh trong giáo dục con: Phụ huynh ít cập nhật kiến thức và kinh nghiệm dạy con, phụ huynh nhìn vào đời sống học đường với một lát cắt hẹp, coi nhà trường cũng giống như một cơ sở dịch vụ độc lập phải lo trọn gói cho con mình.

Phụ huynh không chọn cách cư xử cho lịch thiệp, sẵn sàng đi dép lê, mặc quần áo ngủ vào trường, sẵn sàng xưng hô không đẹp với thầy cô. Những tác động đó không có lợi trong sự phát triển các mối quan hệ thầy cô với học trò và giữa học trò với nhà trường.

Phụ huynh cần làm gì?

Theo bà Phan Hồ Điệp, phụ huynh cần có cơ hội hiểu chính mình, mong muốn của mình, sự phù hợp hay áp lực của mình và gia đình đối với chính mình và con; phù hợp thì thúc đẩy, chưa phù hợp thì cùng điều chỉnh

Phụ huynh cần hiểu hơn về đặc trưng tâm sinh lý lứa tuổi và đời sống của con, dành thời gian để trò chuyện, để lắng nghe. Dừng những so sánh con với "con nhà người ta".

Thay vì giáo dục theo lối độc đoán, áp đặt, quá tự do/thiếu trách nhiệm hoặc nuông chiều/không giới hạn và thiếu hướng dẫn, phụ huynh hãy tự học hỏi, cập nhật kiến thức, kỹ năng để giáo dục theo cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng cá nhân con học sinh; việc này đòi hỏi PH dành thời gian... không tự nhiên có được (khó thì có chuyên gia tâm lý- giáo dục, có giáo viên ... cùng trợ giúp, cùng chia sẻ, trao đổi...).

Hãy nhìn về đời sống học đường của con trong cái nhìn toàn vẹn. Nơi đó có các mối quan hệ giữa con với bạn bè, với thầy cô. Mọi sự can thiệp quá đà đều phản tác dụng. Phụ huynh cần bình tĩnh để nhìn sự việc trong cái nhìn đa chiều. Hãy coi nhà trường là một xã hội thu nhỏ, với nhiều thành viên & hoạt động đa dạng; ở đó chính học sinh và mọi thành viên cần được hiểu, được tôn trọng, được an toàn và được có giá trị... chứ không chỉ riêng học sinh cần như vậy...Và chính sự tôn trọng đó sẽ khiến thầy cô hiểu thêm về trọng trách của mình.

Hãy luôn nhớ đến "Nuôi dạy một đứa trẻ là nhiệm vụ của một ngôi làng", một cộng đồng tốt, một môi trường gia đình lành lẽ chính là những điều kiện tốt để con có thể phát triển. Đừng chỉ: "trăm sự nhờ thầy", hãy lặng lẽ quan sát và chia sẻ cùng với con. Vì trẻ con có những nỗi khổ riêng của chúng. Và chúng cần sự hiểu biết, chia sẻ, cần sự nối kết trong tình thương yêu của thầy cô, bạn bè và cha mẹ.

Mỹ Hà (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Khống chế 8 đối tượng dùng bơm xăng, hung khí tấn công lực lượng chức năng
12:01:45 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kinh tế Mỹ trở nên khó đoán định sau bầu cử

Thế giới

17:24:39 18/11/2024
Một số nhà kinh tế hiện cho rằng kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát nếu ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc

Uncat

17:21:35 18/11/2024
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh mới đã giảm gần một nửa - từ khoảng 17 triệu ca sinh vào năm 2014 xuống chỉ còn 9 triệu ca sinh vào năm 2023.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ

Netizen

16:40:38 18/11/2024
Với những đám cưới có quy mô khủng, từ danh tính cô dâu chú rể đến mâm cỗ đãi khách, xe rước dâu đến không gian tiệc cưới đều khiến dân tình phải trầm trồ.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Haaland sắp hưởng lương cao nhất lịch sử Premier League

Sao thể thao

16:17:45 18/11/2024
Erling Haaland tiến gần đến việc ký hợp đồng mới với Manchester City, qua đó biến anh trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất lịch sử Premier League.

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.

Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng

Hậu trường phim

16:00:45 18/11/2024
Nhiều người cho rằng Phạm Băng Băng là kiểu phụ nữ trao thân xác cho các ông lớn để nhận về tài nguyên phim ảnh, thăng tiến trong sự nghiệp.

Viên ngọc càng mài càng thô của Rap Việt tung ca khúc mới bị chê cười: Đỉnh cao của viết lời sáo rỗng!

Nhạc việt

15:54:22 18/11/2024
Mới đây, Anh Phan, hiện tượng trẻ trong giới Hip-hop Việt, đã bất ngờ thả xích track Gang và ngay lập tức nhận về sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng