Bệnh tật khiến nàng Mona Lisa chết sớm
Nghiên cứu gần đây chỉ ra nàng Mona Lisa trong bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci mắc bệnh suy giáp.
“Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy cô ấy không có lông mày”, bác sĩ Mandeep Mehra, giám đốc y tế Trung tâm Tim Mạch thuộc Bệnh viện Brigham and Women Boston (Mỹ) nhận định về Lisa Gherardini, nhân vật trong bức danh họa Mona Lisa do Leonardo da Vinci thực hiện.
Bác sĩ Mehra chỉ ra Lisa Gherardini còn bị thưa tóc trên đỉnh đầu và sưng mắt trái, cổ cùng bàn tay. “Điều đó cho thấy cô ấy mắc phải tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hay còn gọi là suy giáp”, bác sĩ Mehra nói. Trên tờ Mayo Clinic Proceedings, ông cũng khẳng định các dấu hiệu này không xuất hiện ngẫu nhiên hay do sai lầm của họa sĩ bởi Leonardo da Vinci là một nhà giải phẫu học.
Tác phẩm Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
Để đưa ra kết luận về sức khỏe nàng Mona Lisa, bác sĩ Mehra cho biết ông cùng đồng nghiệp đã xem xét lối sống, mẫu thức ăn cũng như các bức tranh khác được vẽ trong cùng khoảng thời gian. “Chế độ dinh dưỡng của người Italy thời kỳ Phục Hưng thiếu i-ốt, dẫn đến tình trạng sưng tuyến giáp mà ta thường thấy trong các bức vẽ và tác phẩm điêu khắc lúc bấy giờ”, bác sĩ Mehra giải thích. “Chưa kể, Lisa Gherardini sinh con không lâu trước khi thực hiện bức tranh nên có khả năng bị viêm tuyến giáp sau sinh”.
Theo Sci-News, bức tranh Mona Lisa hay còn gọi là La Gioconda thu hút sự chú ý của giới y tế từ năm 2004 sau khi một nhóm chuyên gia về bệnh thấp khớp và nội tiết cho rằng các tổn thương về da và bàn tay sưng hiện lên trong tác phẩm chứng tỏ tim mạch cùng nồng độ lipid người đẹp không bình thường. Cụ thể hơn, họ cho rằng hiện tượng tăng lipid máu cùng xơ vữa động mạch là nguyên nhân khiến Lisa Gherardini qua đời sớm. Ngoài ra, nụ cười nổi tiếng của nàng Mona Lisa nhiều khả năng xuất phát từ chứng Bell’s Palsy (yếu hay liệt cơ một bên mặt).
Việc phân tích bức tranh Mosa Lisa bắt đầu như một dự án vui của bác sĩ Mehra. Tuy nhiên giờ đây ông tin rằng Leonardo da Vinci qua bức tranh đã gửi gắm thông điệp đến ngành y học. “Có lẽ nên lùi một bước, nhìn thật kỹ bệnh nhân rồi đưa ra chẩn đoán một cách toàn diện”, bác sĩ Mehra chia sẻ.
Minh Nguyên
Video đang HOT
Theo Vnexpress
7 nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp mà chính bạn cũng không ngờ đến
Ung thư tuyến giáp đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết đến nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Tuyến giáp là nơi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để thích ứng với môi trường, đồng thời giữ cho não luôn minh mẫn, tim hoạt động nhịp nhàng... Thế nhưng, nếu tuyến giáp phải hoạt động quá mức, dần dần bị suy yếu do cơ thể không tiết đủ hormone thyroxine (T4) thì có thể gây ra bệnh suy giáp. Còn trái lại, khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức, gây ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến tuyến giáp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn hại đến chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Do đó, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp để kịp thời điều trị hiệu quả bạn nhé!
Rối loạn hệ miễn dịch
Với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, hay vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng hoạt động bị suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Vậy nên, nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì không chỉ gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo cơ hội cho sự hình thành và phát triển các bệnh lý khác.
Thiếu i-ốt
Cơ thể thiếu i-ốt chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên bổ sung i-ốt thường xuyên hơn vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Cơ thể bị nhiễm phóng xạ
Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân thì người bệnh đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp... Bệnh thường không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm mà có thể phải sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm sau.
Do yếu tố di truyền
Theo các nhà nghiên cứu lâm sàng, có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ, hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố gen di truyền nào liên quan tới căn bệnh này.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Những người đã từng bị bệnh về bướu giáp, basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp về sau. Thậm chí, những người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp mà đã điều trị khỏi trước đó thì vẫn có nguy cơ tái bệnh trở lại rất cao.
Mắc bệnh về não hoặc từng có chấn thương não
Với những người có các chấn thương ở vùng não thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh về tuyến giáp. Bởi tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, từ đó làm tuyến giáp tiết ít hormone, gây ra bệnh suy giáp.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thì thường được các bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, nhưng đây cũng là một yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone thyroxine (T4) của cơ thể, từ đó khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.
Nguồn: The Healthsite
Theo Helino
5 dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm tuyến giáp mà bất kỳ ai cũng phải nắm rõ Đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên cơ thể của bạn vì nó có thể ngầm cảnh báo vô số vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có cả bệnh về tuyến giáp. Tuyến giáp là nơi sản sinh ra những hormone thiết yếu để hỗ trợ cho các hoạt động của não bộ và quá trình trao...