Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng
Ngày 25/12, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019.
Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D
Cụ thể, tổng số ca sởi nội trú và ngoại trú tính từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 169 ca, tăng 21% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2019 đến ngày 15/12, thành phố có 6.673 ca sởi, tăng 5.459 ca so với cùng kỳ năm 2018.
Về bệnh sốt xuất huyết số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2019 là 5.325 ca, giảm 31% so với tháng trước và giảm 36% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng qua có 1 ca tử vong tại huyện Hóc Môn. Số ca sốt xuất huyết cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12 là 64.989 ca, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2018; đã ghi nhận 10 ca tử vong, trong đó Hóc Môn có 4 ca và Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Quận 2, Tân Bình mỗi địa phương có 1 ca.
Tương tự, tình hình bệnh tay chân miệng xảy ra trên địa bàn cũng đang giảm. Tổng số ca nội trú và ngoại trú từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 2.218 ca, giảm 59% so với tháng 11 và giảm 40% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/12/2019 là 27.313 ca, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, theo kết quả giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại thành phố từ nhiều năm qua của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella…
Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng nhưng cũng có thể gây nên các chùm ca bệnh ở những nơi đông người như, trường học, xưởng sản xuất, văn phòng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tự khỏi nhưng cũng có thể có biến chứng nặng trên một số cơ địa mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ quá nhỏ hoặc người già.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, trong thời gian tới ngành Y tế sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết; giám sát, phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch, không để dịch lan rộng, kéo dài…
Thu Dịu
Video đang HOT
Theo baohaiquan
Những căn bệnh truyền nhiễm đang vào mùa
Thời tiết nồm ẩm cùng với tình trạng ô nhiễm không khí là điều kiện thuận lợi cho các loại vi trùng gây bệnh truyền nhiễm phát triển, lây lan trong cộng đồng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, từ khoảng tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 3 năm sau là thời gian xuất hiện nhiều ca bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella...
Bệnh có thể xuất hiện rải rác trong cộng đồng hoặc khả năng lây nhiễm chéo gây nên các chùm bệnh trong các tập thể như trường học, xưởng sản xuất, văn phòng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tự khỏi nhưng cũng có thể có biến chứng nặng trên một số cơ địa bệnh mạn tính, có thai, trẻ nhỏ và người già.
Dưới đây là 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất đang vào mùa, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Các bệnh đường hô hấp
Theo ThS.BS Nguyễn Hải Công, Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp.
Ô nhiễm không khí, thời tiết nồm ẩm là điều kiện cho các vi khuẩn, virus gây bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới. Từ đó gây các bệnh viêm hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bùng lên các bệnh hô hấp mạn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, giãn phế quản. Đối tượng dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp là người lớn tuổi, trẻ em, người có sức đề kháng yếu.
Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM, khuyến cáo để phòng bệnh, theo phép dưỡng sinh, về mùa đông nên đi ngủ sớm, thức dậy muộn, tập thể dục hay đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc nơi kín gió. Nên ăn các thức ăn có màu đen, tính nhuận như vừng đen, nếp cẩm, đậu đen...
Các bệnh viện lớn tại Hà Nội gia tăng số lượt bệnh nhân đến khám do các bệnh lý đường hô hấp. Ảnh: Duy Hiệu.
Cúm
Đây là bệnh hay gặp, phổ biến vào mùa xuân, đặc biệt khi thời tiết ẩm. Đến tháng 11 năm nay, cả nước ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Các bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và TP.HCM có gia tăng số trường hợp cúm nhập viện do người dân các tỉnh đến trực tiếp khám bệnh mà không qua các bệnh viện tuyến trước, dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ.
Cúm lây qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh do ho, hắt hơi. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Để phòng bệnh, người dân cần chú ý thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
Sởi, rubella
Bệnh sởi và rubella là bệnh nhiễm lây qua đường hô hấp do virus, chưa có thuốc điều trị đặc. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù lòa thậm chí có thể tử vong.
Người có nguy cơ mắc bệnh sởi - rubella hiện nay đó chính là trẻ nhỏ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, người làm việc và tiếp xúc với những nơi có dịch bệnh đang bùng phát.
Để phòng bệnh sởi, rubella, người dân cần lưu ý đưa trẻ 9 tháng tuổi đi tiêm mũi vắc xin sởi mũi 1 và trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin sởi -rubella. Ngoài ra cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Bệnh rất dễ lây vì thế không trẻ đến gần các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Hai bệnh nhi mắc sởi biến chứng viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Ảnh: Liêu Lãm.
Thủy đậu và quai bị
Bệnh hay gặp trong tháng đầu năm, số người mắc tương đối cao, dễ lây thành dịch. Biểu hiện của bệnh gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, các nốt ban đỏ ở vùng da đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.
Quai bị có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Biểu hiện bệnh gồm sốt, đau đầu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai, biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, có thể gây vô sinh.
Tiêm vắc xin thủy đậu, quai bị là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, lây truyền từ người sang người, dễ lây thành dịch. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí, đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Bệnh gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Đa phần bệnh có biểu hiện nhẹ, trẻ có thể cách ly, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh do virus EV71 bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong.
Để phòng bệnh, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, chế biến thức ăn. Trẻ bị bệnh cần được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.
Theo Zing
WHO: Trên 140.000 người thiệt mạng vì bệnh sởi do không được tiêm vaccine Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 5/12 công bố các số liệu cho biết khoảng 142.300 người trên thế giới đã tử vong trong năm 2018 vì mắc bệnh sởi, hậu quả của việc các chiến dịch tiêm phòng vaccine sởi trên toàn cầu bị chững lại trong...