Bệnh nhân 3141 có 179 ca F1 ở Lâm Đồng, đi nhiều khu du lịch, chợ đêm Đà Lạt
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định Đà Lạt có 179 ca là F1 của bệnh nhân 3141, quê Thuận Thành ( Bắc Ninh). Bệnh nhân này ở Đà Lạt từ ngày 2-5 đến 5-5.
Bệnh nhân 3141 đến chợ đêm Đà Lạt vào đêm 4-5. Lúc này tỉnh Lâm Đồng đã ngưng tổ chức phố đi bộ và hạn chế buôn bán tại đây – Ảnh: ĐỨC THỌ
Tối 8-5, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết bệnh nhân 3141 (27 tuổi, con trai bệnh nhân 3140, quê Thuận Thành, Bắc Ninh) dương tính với SARS-CoV-2, có đến Đà Lạt và đi nhiều nơi dịp lễ 30-4 và 1-5. Trường hợp này liên quan đến ổ dịch ở xã Mão Điền (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 – Ảnh: L.Đ.
Hiện cơ quan chức năng đã xác định có 179 ca F1 của bệnh nhân 3141. Bệnh nhân này đi trên chuyến bay VN 1595 từ Hà Nội đến Cam Ranh (Nha Trang), khởi hành lúc 16h5 ngày 1-5. Đến ngày 2-5, bệnh nhân đi xe khách đến Đà Lạt và ở đây đến ngày 5-5 thì từ Đà Lạt đi Hà Nội trên chuyến bay VN1572, ghế 36G, 36F khởi hành lúc 8h30.
Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục truy vết và khử khuẩn các khu vực mà bệnh nhân đến. Các ca F1 của BN 3141 đã được cách ly y tế theo quy định. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng đã đến sân bay Liên Khương truy vết, lập danh sách các nhân viên phục vụ chuyến bay VN 1572, các ca tiếp xúc gần với BN 3141 để lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly.
Video đang HOT
Ngành y tế Lâm Đồng truy vết các ca tiếp xúc từ ngày 2-5 đến 7-5.
Bệnh nhân này đã khai báo các mốc dịch tễ nhớ được tại 10 địa điểm mà bệnh nhân đã lưu trú và tham quan, sử dụng các dịch vụ trong 3 ngày ở Đà Lạt. Cụ thể như sau:
- Cung điện Ánh Sáng (địa chỉ 222B Mai Anh Đào, phường 8, Đà Lạt), thời gian 17h ngày 3-5
- Nông trại chó Puppy Farm (phường 7, Đà Lạt) chiều 3-5
- Trại Cừu phường 7, Đà Lạt chiều 3-5
- Cà phê Thiên Mộc Trinh (Đống Đa, phường 3, Đà Lạt) chiều 4-5
- Quảng trường Lâm Viên chiều 4-5
- Chùa Linh Phước (tức chùa Ve Chai, Trại Mát, Đà Lạt) sáng 4-5
- Chợ đêm TP Đà Lạt tối 4-5
- Golf Đà Lạt Café (14 Đống Đa, phường 3, Đà Lạt) chiều 4-5
- Lưu trú tại khách sạn Hoàng Quân (9/1 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, Đà Lạt), thời gian từ 20h ngày 2-5 đến 8h30 ngày 5-5.
Gần 19.500 tỉ đồng để làm 67km đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa trình Thủ tướng chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 67km, 4 làn xe với tổng mức đầu tư 19.470 tỉ đồng.
Đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thuộc đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt dài 208km, đến nay mới đầu tư xong đoạn từ đèo Prenn đến thành phố Đà Lạt khoảng 19km - Ảnh: Đ.THỌ
Theo đó, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP) loại hợp đồng BOT.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Lâm Đồng. Đơn vị đề xuất dự án là liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh - Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung.
Báo cáo Thủ tướng, UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có điểm đầu giao với quốc lộ 20 tại địa bàn xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Toàn tuyến dài 67km với quy mô đầu tư giai đoạn 1 có nền đường rộng 17m, 4 làn xe (giai đoạn 2 sẽ đầu tư nền đường rộng 22m).
Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc khoảng 19.470 tỉ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 9.151 tỉ đồng, gồm 50% ngân sách trung ương và 50% ngân sách tỉnh Lâm Đồng; vốn do nhà đầu tư PPP huy động khoảng 10.319 tỉ đồng.
Theo tính toán của UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thu phí 2.000 đồng/km/PCU (xe quy đổi) và tăng giá 3 năm 1 lần, mỗi lần tăng 15% thì thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 27 năm (từ năm 2025 đến 2052).
Đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là một trong những đoạn thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương - Đà Lạt có tổng chiều dài 208km với quy mô 4 làn xe, nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Hiện nay, đoạn từ đèo Prenn đến thành phố Đà Lạt khoảng 19km đã hoàn thành; các đoạn còn lại từ Dầu Giây - Liên Khương khoảng 199km có mục tiêu: giai đoạn từ 2020-2030 hoàn thành 123km và sau năm 2030 hoàn thành 66km.
Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã giao cơ quan thuộc bộ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án thành phần theo quy mô phân kỳ: Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, đề xuất sử dụng vốn hỗ trợ của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Ngày 4-2, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 24/TB - VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về việc triển khai dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc hôm 21-1.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giao UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong giai đoạn 2021-2025 theo phương thức PPP, có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của Nhà nước.
Đà Lạt muốn có... đèn xanh đèn đỏ Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch thi tuyển ý tưởng chống ùn tắc giao thông ở thành phố Đà Lạt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với mức thưởng 1 ti đông. Cưỡng chế tháo dỡ 'làng biệt thự' xây trái phép trên đất rừng ở Đà Lạt Xây dựng 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ...