‘Bệnh ngụy thành tích’ làm hại học trò, thuốc gì chữa được?
Một phần nguyên nhân dẫn đến học sinh không biết đọc biết được cho là “ bệnh ngụy thành tích” nhưng dường như “bệnh” đã chẩn mà thuốc vẫn chưa có để chữa.
Việc một số học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở -Trung học phổ thông Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) mà đọc, viết vẫn khó khăn khiến dư luận băn khoăn. [1]
Băn khoăn cũng phải bởi bao năm qua, phụ huynh và xã hội đã quá quen với việc năm học nào kết thúc cũng có báo cáo thành tích 100% được lên lớp, cứ cuối năm học là phụ huynh dần dần khoe các con giấy khen thành tích này, thành tích nọ.
Cháu nào không hoàn thành xuất sắc thì được khen “từng mặt”… và như vậy lên lớp là chuyên đương nhiên.
Nhưng lên lớp mà không đọc thông viết thạo, thậm chí các cháu vượt qua cả cấp Tiểu học với 5 năm ngồi trên ghế nhà trường khiến dư luận ngạc nhiên và giật mình.
Có lẽ nhiều người đã quên vào năm 2016, ở Sóc Trăng, có trường hợp em L.S.V – học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Lê Vĩnh Hòa, thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng bị trả về lớp 1 vì chưa đọc thông viết thạo. Nước mắt em V. và gia đình đã khiến nhiều người cám cảnh, chính em cũng không biết vì sao mình được lên lớp để rồi phải trả về lớp 1 khi đã học đến lớp 6. [2]
Năm 2019, một trường Trung học cơ sở ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang dù đạt chuẩn quốc gia nhưng có đến 5 em học sinh từ lớp 6 lên lớp 7 đọc viết còn kém. [3]
Cũng trong năm 2019, tại Trường Tiểu học Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), nhiều học sinh ở trường này được phản ánh có hiện tượng “ ngồi nhầm lớp”, khi lên lớp 3, lớp 4 song đọc, viết còn kém. [4]
Có thể thấy, hiện tượng học sinh không đạt yêu cầu về học lực, chưa đáp ứng các kiến thức của năm học mà vẫn tiếp tục lên lớp không phải vừa mới xuất hiện mà đã diễn ra từ nhiều năm qua.
Mặc dù được gọi nhẹ nhàng là “ngồi nhầm chỗ” hay chỉ thẳng ra là “bệnh ngụy thành tích” hay “bệnh đã yếu kém còn gian dối”…nhưng dường như “bệnh” đã chẩn mà thuốc vẫn chưa có để chữa.
Nước mắt em L.S.V – học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Lê Vĩnh Hòa, thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng năm 2016. ảnh chụp màn hình phóng sự của Chuyển động 24h, vtv.vn
Bày tỏ ý kiến với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Văn Thuận, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lũng Táo (Đồng Văn, Hà Giang) cho rằng để tình trạng học sinh học đến lớp 6 vẫn không đọc thông viết thạo là hiện tượng đáng buồn.
“Để xảy ra hiện tượng này không khó giải thích về trách nhiệm của ai, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó”, thầy Thuận cho biết.
“Hàng năm, hầu hết ở các trường, cụ thể như trường Lũng Táo để xét lên lớp, nhà trường cũng tổ chức thi, kiểm tra chéo, nhận xét đánh giá đầy đủ theo quy định. Chỉ cần so sánh chất lượng đầu năm với chất lượng cuối năm thì sẽ ra chất lượng của học sinh.
Để xảy ra hiện tượng này có thể do nhà trường đã quá tin tưởng giáo viên và người quản lý không làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát của mình”.
Nói về ý kiến cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do việc giao chỉ tiêu, áp lực của trường chuẩn quốc gia… khiến các trường cố tình lấp liếm dẫn đến sai lại càng sai.
Thầy Thuận cho rằng: “Đó không phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân chính xác ở đây là năng lực của người đứng đầu nhà trường, người lãnh đạo nhà trường làm tốt thì khó có hiện tượng học sinh không biết đọc biết viết kéo dài theo nhiều năm.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm mang lại môi trường học tập thuận lợi, tốt nhất cho học sinh. Trường chuẩn quốc gia được đầu tư nhiều thì cũng đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải làm việc nhiều vầ trọng trách nhiều hơn.
Nhà trường nhắm mắt cho qua vì thành tích thật nhẫn tâm với học sinh. Ảnh minh họa: Người lao động.
Nói giữ trường chuẩn quốc gia là nguyên nhân để những sai phạm bị lấp liếm nhiều năm dẫn đến học sinh không biết đọc, biết viết, tôi cho rằng không hợp lý. Mà chỉ là những cá nhân vì những lợi ích khác mới làm như vậy”, thầy Nguyễn Văn Thuận chia sẻ.
“Đối với học sinh trường vùng cao như Lũng Táo, chúng tôi cũng rất vất vả trong việc duy trì và phát triển chất lượng giáo dục. Để các em đọc thông, viết thạo đòi hỏi các thầy cô vất vả nhiều hơn dưới xuôi, vùng phát triển.
Tuy nhiên, để học sinh đến lớp 5 mà vẫn không đọc thông, viết thạo thì ở Lũng Táo không xảy ra hiện tượng này”, thầy Thuận cho biết thêm.
Những đánh giá, kiểm tra chỉ là hình thức nếu thầy cô chỉ làm cho có, hoặc vì thành tích, danh hiệu mà lờ đi sự yếu kém của học sinh là đáng lên án. Về phía học sinh, có học sinh giỏi, có học sinh kém là chuyện rất bình thường, không thể trách các em được.
Như vậy có thể thấy, các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học.
Cũng từng chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Nguyễn Thị Thuận, Hiệu trưởng trường Tiểu học Húc (xã Húc, Hướng Hóa, Quảng Trị) cho rằng:
“Những đánh giá, kiểm tra chỉ là hình thức nếu thầy cô chỉ làm cho có, Hiệu trưởng nếu không kiểm tra, giám sát tốt thì cũng khó có thể biết được.
Về phía học sinh, có học sinh giỏi, có học sinh kém là chuyện rất bình thường, không thể trách các em được. Vấn đề các thầy cô phải biết phát hiện vấn đề của học sinh kịp thời để điều chỉnh”.
Thực tế tại trường Húc, các thầy cô giáo vẫn phải chấp nhận có học sinh bị lưu ban lớp 1; lớp 2. Tuy buồn đấy, nhưng thà để các em lưu ban lại lớp 1, lớp 2 nhưng các em sẽ nhận được kiến thức tuần tự để tiếp tục học tiếp. Tại trường Tiểu học Húc, dù có đến 90% học sinh là người dân tộc thiểu số Bru- Vân Kiều nhưng không có chuyện học sinh học đến lớp 5 nhưng vẫn không biết đọc, biết viết.
Điều gì khiến học sinh lớp 6 chỉ viết được vào dọc nguệc ngoạc như thế này?
Như vậy, nếu Hiệu trưởng không thực hiện tốt vai trò giám sát của mình, để sự việc sai lại càng thêm sai thì người thiệt thòi vẫn là học sinh và là ngươi hứng chịu hậu quả.
Các em học không đạt có thể mất một năm để học lại nhưng nếu bị đẩy lên quá sức mình, từ năm này sang năm khác thì có lẽ suốt quãng đời học sinh sẽ phải vẹo vọ trong một vị trí không vừa với mình, kiến thức thì cứ hổng mãi.
Đây là thiệt thòi về lâu dài trong cả quá trình sau này đối với các em. Rõ ràng khi học sinh học yếu, chưa đủ điều kiện để tiếp nhận kiến thức cao hơn thì việc đẩy các em lên lớp để lấy thành tích là làm hại học trò.
Các em cần được có quyền tiếp nhận những thứ vừa vặn với bản thân và sống với những điều chân thực về kiến thức và cuộc sống.
Thực tế, tại Đồng Tháp đã có em học sinh bỏ học vì không theo kịp chúng bạn, các em phải ra đời sớm một phần nguyên nhân đến từ các thầy cô giáo.
Sự “lờ đi” của người lớn đã hại các em.
‘Bệnh ngụy thành tích’ trong giáo dục vẫn được chỉ ra nhiều năm qua nhưng để kê đơn thuốc trị ‘bệnh’ này nghe chừng vẫn rất xa vời.
Dư luận có lẽ vẫn phải thêm vào lần ‘giật mình’ việc học sinh phải ra đời sớm hay phải “giáo dục lại” khi bị phát hiện ra ngồi nhầm lớp, trong khi các em cứ lên lớp đều đều và được “khen từng mặt”.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/xon-xao-chuyen-hoc-sinh-lop-6-doc-viet-kho-khan-339888.html
[2] https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/hoc-sinh-lop-6-lop-7-truong-chuan-quoc-gia-doc-viet-khong-ro-899640.vov
[3] https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/soc-trang-chan-chinh-tinh-trang-hoc-lop-3-nhung-khong-biet-doc-556961.vov
[4] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/ha-tinh-khong-biet-doc-biet-viet-van-duoc-len-lop-3-514991.html
Dạy nghề để cộng điểm ưu tiên xét tốt nghiệp phổ thông quá phi lý, Bộ có biết?
Học nghề trong trường trung học cơ sở chỉ mục đích... lấy điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10.
Thời gian này, phần lớn các địa phương trên cả nước đã hoàn thành việc thi nghề cho học sinh lớp 11, lớp 12.
Chuyện học sinh học, thi nghề phổ thông mục tiêu ban đầu vô cùng tốt đẹp, nhằm định hướng nghề nghiệp theo sở thích cho học trò; giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước ta.
Như thực tế có phải vậy không? Hay học và thi nghề chỉ là một biến tướng của bệnh ngụy thành tích trong giáo dục?
Có nên duy trì dạy nghề trong trường trung học phổ thông?
Trước đây, dạy nghề, học nghề được phát triển cả bậc trung học cơ sở. Từ ngày giấy chứng nhận nghề không còn được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển sinh lớp 10, học nghề trong trường trung học cơ sở đã... hoàn toàn biến mất.
Điều này phản ánh một sự thật rất buồn, học sinh học nghề trong trường trung học cơ sở tuyệt đối không phải để... học nghề.
Học nghề trong trường trung học cơ sở không hề có tác dụng phân luồng nghề nghiệp sau bậc học trung học cơ sở. Học nghề trong trường trung học cơ sở chỉ mục đích... lấy điểm ưu tiên trong tuyển sinh lớp 10.
Như vậy, chúng ta đã lãng phí nguồn tài lực, trí lực cho học nghề trong trường trung học cơ sở từ trước tới nay.
Dạy, học nghề trong trường phổ thông chỉ là bệnh thành tích? (Ảnh minh họa trên Giaoducthoidai.vn)
Với trường trung học phổ thông, việc học, dạy nghề cũng không khác mấy, hãy nghe chia sẻ của những người trong cuộc:
Phó hiệu trưởng một trường trung học cơ sở tại quận Tân Bình thừa nhận học sinh học nghề là để được cộng điểm khi thi vào lớp 10 và nhà trường cũng coi đó là mục tiêu chính và yêu cầu học sinh phấn đấu.
"Trường nào, giáo viên nào cũng biết học nghề như vậy nặng hình thức nhưng không thể làm khác được". Vị hiệu phó này còn cho rằng bất cập của việc dạy nghề còn thể hiện ở chỗ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng và đầu tư thỏa đáng.
Ngoài ra, nội dung chương trình học chậm đổi mới và không phù hợp với đặc điểm từng địa phương; đội ngũ giảng dạy chủ yếu là kiêm nhiệm và học sinh bị áp lực học tập chính khóa nên chưa quan tâm mấy đến việc học nghề.
Ông Huỳnh Trọng Phúc nhận xét: "Dạy nghề cho học sinh là cần thiết nhưng mục đích chỉ để cộng điểm như hiện nay thì quá khập khiễng và lạc hậu.
Trường có điều kiện dạy môn gì thì học sinh được học môn đó. Còn các em chỉ chọn học môn gì nhanh, gọn và dễ được điểm cao thì coi như việc học nghề là vô bổ rồi!". [1]
"Các trường vẫn phải duy trì vì sợ làm mất quyền lợi của học sinh nhưng cũng chỉ dạy theo kiểu thờ ơ, đối phó.
Chẳng hạn, thay vì phân bổ đều ở các tuần thì có trường dồn đến khi gần thi để cho học sinh học liên tục.
Đó là chưa kể học nghề thì phải gắn với thực hành nhưng cơ sở vật chất của nhiều trường không thể đáp ứng, học sinh học chay. Học sinh thành phố nhưng học về nông nghiệp, đất đai, phân tích mẫu đất... thì các em cũng chỉ học qua loa". [2]
Đã đến lúc nên bỏ điểm khuyến khích của ... giấy chứng nhận nghề
Điểm trung bình học bạ lớp 12 đang chiếm 30% cơ cấu điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông, đã và đang thổi bùng phong trào... học bạ đẹp.
"Con gà tức nhau tiếng gáy", nên các trường tổng kết lớp 12 rất thoáng, vừa "giúp" học trò đậu tốt nghiệp, vừa tô vẽ thành tích cho mình qua tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm.
Bên cạnh đó giấy chứng nhận nghề cũng là mục tiêu các trường muốn trang bị cho học trò, như một cái "phao" để cứu tốt nghiệp.
Để trả lại mục tiêu tốt đẹp của việc dạy nghề, nên bỏ điểm khuyến khích của ... giấy chứng nhận nghề trong cơ cấu điểm xét tốt nghiệp.
Bỏ điểm học bạ, bỏ điểm khuyến khích của giấy chứng nhận nghề trong cơ cấu điểm xét tốt nghiệp sẽ làm cho kì thi tốt nghiệp phổ thông trở nên thực chất, góp phần phân luồng giáo dục tốt nhất sau trung học phổ thông.
Còn duy trì điểm ưu tiên của giấy chứng nhận học nghề trong điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông, chúng ta đang duy trì "ung nhọt" trong giáo dục.
Bỏ điểm ưu tiên của giấy chứng nhận học nghề trong điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ làm giảm tỷ lệ tốt nghiệp, nhưng đó là tỷ lệ thật.
Bỏ điểm ưu tiên của giấy chứng nhận học nghề trong điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông, việc này không khó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể làm được.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://plo.vn/giao-duc/hoc-nghe-o-truong-pho-thong-qua-hinh-thuc-514416.html
[2]https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/hoc-nghe-pho-thong-chi-de-cong-diem-20160404222108618.htm
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trong giáo dục cần chấp nhận thực tế đa dạng, có em học giỏi có em học kém Nếu gặp học sinh yếu, gia đình chưa thực sự quan tâm, cộng với quy định của ngành thì cho dù học sinh không biết gì nhưng đã lưu ban thì năm học sau sẽ lên lớp! Thông thường, hết học kỳ I của năm lớp 1 thì đa phần học sinh đã đọc thông, viết thạo. Thậm chí có những em chưa...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua
Sức khỏe
20:08:25 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
Sao châu á
20:02:56 23/02/2025
Một nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông ở Sơn La được xuất viện
Tin nổi bật
20:01:01 23/02/2025
Trà Vinh: Tạm giữ nghi phạm giết người tình vì ghen tuông
Pháp luật
19:58:52 23/02/2025
Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế
Thế giới
19:55:06 23/02/2025
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng
Phong cách sao
19:50:14 23/02/2025
Cặp đôi 'đũa lệch' tình yêu ngọt ngào của showbiz, có 'ông cháu' chênh 53 tuổi
Sao âu mỹ
19:37:06 23/02/2025
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại
Hậu trường phim
19:18:24 23/02/2025
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu
Sao thể thao
19:12:37 23/02/2025
Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình
Netizen
18:02:40 23/02/2025