Bệnh mất ngủ – Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả
Mất ngủ là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở tất cả lứa tuổi. Nếu mất ngủ mãn tính kéo dài gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ…
Bệnh mất ngủ là gì, có nguy hiểm không?
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị trạng thái, buồn ngủ, ngủ gà gật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng: mất ngủ ngắn hạn và mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên).
Mất ngủ ngắn hạn thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian dưới 1 tháng. Mất ngủ mãn tính diễn ra liên tục trên 1 tháng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bệnh mất ngủ không thể chủ quan hay coi thường bởi nếu không khắc phục sớm khiến tình trạng này diễn ra triền miên, kéo dài sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như: Béo phì, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ…
Nguyên nhân gây mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp nhưng ít ai biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân mất ngủ thường gặp nhất:
Do thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý:
Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress quá mức dẫn tới mất ngủ.Do thói quen ăn nhiều về đêm, sử dụng chất kích thích, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá.
Rối loạn giờ giấc sinh hoạt do thay đổi lịch ngủ bất thường, làm việc theo ca không cố định, chênh lệch múi giờ khi đi nước ngoài.
Phân chia giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thời gian ngủ ban ngày quá nhiều.
Video đang HOT
Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng mất ngủ như thuốc chữa đau đầu chứa caffeine, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc lợi tiểu…
Các bệnh lý:
Một số căn bệnh có những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh không thể ngủ được như: Rối loạn tâm thần, trầm cảm; viêm xoang; đau nhức xương khớp; bệnh tim mạch; bệnh đường hô hấp; đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa; bệnh sỏi thận, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến… khiến bệnh nhân phải đi tiểu liên tục trong đêm.
Tuổi tác
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tình trạng mất ngủ. Khi tuổi ngày càng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoạt động các cơ quan suy giảm, cơ thể mệt mỏi suy nhược khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, gây tình trạng mất ngủ kéo dài.
Môi trường
Nhiều người bị mất ngủ do tác động xấu từ môi trường xung quanh như không gian ngủ chật chội, bức bí khó chịu, đông người ồn ào…
Thay đổi hormone
Rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh… cũng có thể dẫn tới mất ngủ.
Phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả
Mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe và tâm lý, do đó căn bệnh này cần được điều trị sớm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng. Đồng thời, áp dụng thêm những phương pháp điều trị, hỗ trợ tìm lại giấc ngủ. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho cả những người trẻ và người cao tuổi, cụ thể gồm các phương pháp sau:
Liệu pháp tâm lý chữa bệnh mất ngủ
Phương pháp này chú trọng giúp bệnh nhân thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một số liệu pháp tâm lý thường được thực hiện như:
- Yoga chữa bệnh mất ngủ
- Luyện khí công
- Tập dưỡng sinh
- Ngồi thiền
- Trị liệu với bác sĩ tâm lý…
Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm. Một số bài thuốc phổ biến như:
- Chữa mất ngủ bằng chuối xanh: Dùng 1 quả chuối xanh cắt bỏ đầu đuôi, rửa sạch đem đun sôi với nước. Chắt nước chuối xanh pha thêm chút bột quế uống trong ngày.
- Chữa mất ngủ bằng mật ong: Pha 1 ly sữa ấm rồi thêm vào 2 thìa cà phê mật ong uống trước khi đi ngủ 15 – 20 phút.
- Chữa mất ngủ bằng quả dâu tằm: Dâu tằm rửa sạch cho vào nồi đất cùng 2 bát nước, đun đến khi còn 1 bát thì dừng, uống khi còn nóng.
- Chữa mất ngủ bằng tâm sen: Tâm sen sao vàng rồi hãm với nước uống như trà.
Các bài thuốc này chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng mất ngủ nhẹ. Với những trường hợp bệnh mất ngủ nghiêm trọng, phương pháp dân gian không mang tới dược lực đủ mạnh để giúp bệnh nhân tìm lại giấc ngủ ngon. Do đó, chỉ nên coi các phương pháp này là biện pháp hỗ trợ. Người bệnh vẫn nên tìm đến các cách điều trị bệnh mất ngủ chính thống để tránh làm bệnh kéo dài, dẫn tới mất ngủ mãn tính sẽ khó điều trị hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng mất ngủ
Bên cạnh việc điều trị mất ngủ bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:
- Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn.
- Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.
- Không vận động quá sức trước giờ ngủ.
- Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.
- Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
Béo phì cũng gây... biến đổi khí hậu
Do ăn nhiều hơn, sự tổng hợp chuyển hóa chất cũng nhiều hơn, những người béo phì thải khí CO2 ra môi trường nhiều hơn 20% so với người bình thường, theo các nhà khoa học.
Ảnh: AFP
Các nhà khoa học vừa tuyên bố tình trạng béo phì là một nguyên nhân khiến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thêm khó khăn phức tạp, nhất là trong bối cảnh mỗi năm dân số thế giới lại tăng thêm khoảng 83 triệu người.
Những người béo phì gây ra mức khí thải vào môi trường nhiều hơn 20% so với mức khí thải người bình thường gây ra do sự tổng hợp chuyển hóa chất nhiều hơn dẫn đến sản sinh ra nhiều khí thải carbon dioxide (CO2) hơn và lượng khí thải cũng tăng thêm do họ tiêu thụ nhiều đồ ăn thức uống, chưa kể tới lượng khí thải xả ra từ các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo tờ New York Post số ra ngày 26-12, kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học công bố gần đây cho thấy tình trạng béo phì trên toàn cầu tạo ra thêm 700 triệu tấn khí thải mỗi năm, tương đương 1,6% của toàn bộ lượng khí thải ước tính xả ra trên Trái Đất.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ đã gọi béo phì là "dịch bệnh" bởi đó chính là nguyên nhân gây ra tỉ lệ cao các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.
Tác giả bài báo công bố trên tạp chí khoa học có tên Hiệp hội Béo phì (Obesity Society), giáo sư Faidon Magkos thuộc ĐH Copenhagen của Đan mạch, khẳng định kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cường kiểm soát tình trạng béo phì sẽ không chỉ giúp con người vận động nhanh nhẹn, mang lại những hiệu quả lợi ích về tiết kiệm chi phí y tế cũng như giảm tỉ lệ tử vong mà còn giúp giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường sống.
Các nhà khoa học cũng cho rằng kết quả nghiên cứu không nhằm kỳ thị những người quá cân bởi người béo phì vốn đã hay vấp phải thái độ thiếu thiện cảm của những người khác. Ngược lại, nghiên cứu nhằm chỉ ra rằng con người sẽ phải trả giá đắt nếu không chú trọng để những người có vấn đề về cân nặng được tiếp cận y tế và chữa trị một cách dễ dàng.
Thực ra, hoạt động thể chất cũng sản sinh ra nhiều khí thải hơn nếu so với việc con người nghỉ ngơi nhưng không ai kỳ thị người chăm tập thể dục cho dù việc đó có ảnh hưởng môi trường đi nữa, giáo sư Boyd Swinburn thuộc ĐH Auckland, New Zealand cho biết.
Theo TTXVN
Béo phì - Căn nguyên của nhiều bệnh nguy hiểm Khi nhắc đến "giảm cân", người ta hay nghĩ ngay đến mục đích của việc này là giúp họ tự tin hơn vào vẻ ngoài của mình. Nhưng đằng sau đó, việc kiểm soát cân nặng còn mang đến một lợi ích khác lớn hơn mà ít người xem trọng - đó là sức khỏe lâu dài. Béo phì là mối đe dọa...