Bệnh không lây nhiễm và những thách thức

Theo dõi VGT trên

Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… đang gia tăng nhanh chóng, trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu, ảnh hưởng thiệt hại kinh tế, tạo nên những thách thức lớn đối với nền y tế.

Hội nghị cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã ra tuyên bố chính trị khẳng định các BKLN là một thách thức lớn của thế kỷ XXI, làm suy giảm sự phát triển kinh tế toàn cầu và đe dọa tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên cần nỗ lực xây dựng và thực thi kế hoạch quốc gia để dự phòng và kiểm soát các BKLN nói trên.

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các BKLN.

Nghệ An, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 783/KH-UBND ngày 14/12/2018 về Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống các BKLN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019-2025; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phòng chống BKLN trên địa bàn tỉnh hàng năm (2019, 2020).

Trong 9 tháng đầu năm 2020, CDC đã tổ chức được các lớp tập huấn cập nhật kiến thức về biện pháp phòng chống, phát hiện sớm, quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho cán bộ tuyến y tế cơ sở tại 6 huyện (Nghĩa Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc, Anh Sơn, Tương Dương và Hưng Nguyên); tổ chức được 150 buổi truyền thông và khám sàng lọc cho 9.000 người dân tại 30 xã thuộc 6 huyện trên.

Ngoài ra, Nghệ An cũng đã xây dựng các xã điểm về quản lý điều trị BKLN trên địa bàn với bước đầu là nâng cao năng lực cán bộ y tế ở các đơn vị này, đã tập huấn mở rộng quản lý, điều trị tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình cho 5 huyện (Hoàng Mai, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Anh Sơn, Quỳ Hợp).

Bệnh không lây nhiễm và những thách thức - Hình 1

Khám và cấp thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trạm Y tế xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu.

Khi nhiều địa phương chưa “sẵn sàng” thì BKLN đang gia tăng trầm trọng và trẻ hóa. Tại Nghệ An, thống kê năm 2017 cho thấy số người mắc BKLN là 102.759 người, trong đó, số trường hợp tử vong do BKLN là 4.860 người. (có 6 bệnh được đưa vào thống kê là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, ung thư và tâm thần). Trong đó, bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 57,3% (chết 1.282 người, chiếm tỉ lệ 26,4% tổng số chết do BKLN; đái tháo đường chiếm tỉ lệ 19,6%; nhóm bệnh hô hấp chiếm tỉ lệ 8,9%; ung thư chiếm 4,7%; tâm thần chiếm 9,5%).

Video đang HOT

TS.BS. Nguyễn Văn Định – Giám đốc CDC Nghệ An cho biết: “Để dẫn đến thực trạng nói trên là do trong thời gian dài chúng ta chưa nhận thức đầy đủ gánh nặng bệnh tật và kinh tế do bệnh không lây gây ra; tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh, tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc, theo dõi và tuân thủ điều trị còn thấp; công tác phòng, chống BKLN chưa được thực hiện đồng bộ; chính sách kiểm soát yếu tố nguy cơ chưa đầy đủ; kinh phí phòng, chống bệnh phần lớn dành cho điều trị, công tác truyền thông chưa được ưu tiên; hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn và dự phòng cho người nguy cơ cao còn chưa được triển khai một cách hệ thống, rộng khắp”.

Do BKLN thường diễn ra rất âm thầm, khi có triệu chứng thì bệnh đã nặng, vì thế phát hiện sớm đối tượng bị bệnh và tiền bị bệnh để điều trị và phòng bệnh kịp thời là một việc vô cùng quan trọng. Trong những tháng cuối năm 2020, Nghệ An dự kiến sẽ thực hiện khám sàng lọc cho 32.340 người dân trên địa bàn toàn tỉnh và tổ chức thêm 08 lớp tập huấn để nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong việc phát hiện, điều trị, quản lý và dự phòng cho cộng đồng.

Hiện nay, hoạt động phòng chống BKLN ở tỉnh gặp nhiều khó khăn: Ngân sách cho hoạt động phòng chống BKLN còn rất hạn chế, chủ yếu trích từ nguồn Mục tiêu dân số y tế và được triển khai theo hệ thống dọc, từ Trung ương đến địa phương. Ở nhiều huyện/thành/thị chưa được bổ phần kinh phí này về để triển khai hoạt động. Các hoạt động phòng chống BKLN đang phân tán ở nhiều đơn vị, chưa được tập trung về một đầu mối nên khi triển khai hoạt động còn bị hạn chế, nhất là trong khám sàng lọc để phát hiện các BKLN, truyền thông giảm yếu tố nguy cơ…; Đội ngũ cán bộ tham gia phòng chống BKLN còn mỏng và kiêm nhiệm một lúc quá nhiều việc, nhất là các trung tâm y tế 2 chức năng.

Nghệ An đặt mục tiêu 95% xã/phường quản lý, điều trị ít nhất 2 BKLN tăng huyết áp và đái tháo đường nhưng thuốc và vật tư y tế tại tuyến trạm còn thiếu về số lượng và chủng loại để điều trị, còn ràng buộc bởi các quy định về hành nghề và bảo hiểm y tế. Hệ thống báo cáo sổ sách còn đang cồng kềnh, chồng chéo vì có nhiều đơn vị phụ trách quản lý hoạt động (tâm thần ở Bệnh viện Tâm thần; bướu giáp, đái tháo đường ở Bệnh viện Nội tiết; tăng huyết áp ở CDC…) gây vất vả cho tuyến cơ sở.

BKLN được gọi là bệnh hành vi lối sống. Để hoạt động phòng chống BKLN trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, cần có sự vào cuộc và quan tâm của các ban, ngành đoàn thể và nhất là chính quyền; cần có một đầu mối quản lý BKLN là TT KSBT, các đơn vị khác cùng phối hợp; cần cung cấp đủ thuốc và vật tư y tế và nâng cao năng lực y tế cơ sở để trạm y tế có thể triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống, quản lý, điều trị; cung cấp đủ kinh phí để tăng cường triển khai các hoạt động về phòng chống BKLN (khám sàng lọc, truyền thông, giám sát hỗ trợ cho tuyến dưới, xây dựng các câu lạc bộ dự phòng về những BKLN…).

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng người cao tuổi mắc bệnh đường hô hấp

Khoảng 2 tuần trở lại đây, tại BV Thống Nhất (TP.HCM), số lượng người cao tuổi (NCT) đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp tăng từ 30-50%.

NCT dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi

Tại Khoa Hô hấp, BV Thống Nhất (TPHCM) bệnh nhân Hoàng Kim Thanh (72 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình) đang được điều trị ở ngày thứ 14, sau khi cơn suyễn bị tái phát do thời tiết thay đổi. Bà Thanh bị bệnh suyễn từ năm 1 tuổi, từ đó đến nay đã 71 năm phải sống chung với bệnh này. Mỗi lần mệt mỏi hoặc thời tiết chuyển mùa bệnh lại tái phát.

Gần đây nhất, bà đang ở nhà thì bị lên cơn ho, tức ngực, khó thở, dù đã thở khí dung và dùng hết các thuốc, nhưng không cắt được cơn suyễn, bà được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Sau 2 tuần điều trị, đến nay tình trạng sức khỏe của bà Thanh đã có nhiều biến chuyển tốt.

Được điều trị nội trú gần 20 ngày nay, ông Trương Thuận (75 tuổi) dù khi ngồi còn thở mệt, khá khó khăn trong việc giao tiếp nhưng đã cải thiện hơn, so với trước khi nhập viện rất nhiều. Ông kể, trước khi vào viện ông bị ho, khó thở, cổ họng có nhiều đàm, nặng ngực, mệt mỏi, không chỉ các vấn đề về hô hấp ông cũng gặp nhiều khó khăn trong vận động.

Trước đó ông bị phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD từ năm 2002. Ngoài ra ông bị suy tuyến thượng thận, sỏi thận, thiếu máu cơ tim, viêm dạ dày trào ngược, loãng xương... Ông Thuận chia sẻ: "Hiện nay dù vẫn còn khó thở nhưng sức khỏe của tôi đã khá hơn nhiều so với trước đây".

BS.CKII Ngô Thế Hoàng - Trưởng khoa Hô hấp BV Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, trong thời gian qua đã có sự gia tăng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về hô hấp (tăng khoảng 30-50%), đặc biệt các bệnh như viêm phổi, đợt cấp của hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...

Các bệnh này rất dễ tái phát, gây khó thở do đường hô hấp xuất tiết nhiều, dễ gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, khi NCT mắc một trong các bệnh đường hô hấp, phải cấp cứu khẩn trương, để muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng người cao tuổi mắc bệnh đường hô hấp - Hình 1

Những bệnh lý về đường hô hấp cần lưu ý

Theo BS Ngô Thế Hoàng, khi thời tiết có thay đổi hoặc vào những lúc giao mùa, NCT hay trở bệnh, trong đó bệnh thuộc đường hô hấp là dễ gặp nhất, đặc biệt là bệnh có liên quan đến nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân bởi bình thường có nhiều loại vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, vi nấm...) thường trú ở đường hô hấp trên của người khỏe mạnh mà không gây bệnh, nhưng khi có bất kỳ một lý do gì làm cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm (cảm lạnh, dinh dưỡng kém...), đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn này và gây bệnh. NCT sức đề kháng yếu, dinh dưỡng kém hoặc có thể bị tai biến nằm lâu một chỗ sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. NCT mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi vào mùa mưa, dễ bị các đợt kịch phát của bệnh, cần phải điều trị tích cực hơn hoặc đôi khi phải nhập viện do viêm phổi.

Bên cạnh nguyên nhân thời tiết thay đổi, NCT nếu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, tắm rửa bằng nước lạnh, mặc không đủ ấm càng dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, những người nghiện thuốc lá hoặc sống ở vùng có nhiều khói bụi, vệ sinh môi trường kém, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc hoặc tái phát các bệnh đường hô hấp nhất.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị các bệnh lý về hô hấp ở NCT gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn người trẻ vì nhiều lý do: NCT thường có nhiều bệnh lý mạn tính (bệnh xương khớp, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm phế quản mạn, hen suyễn, giãn phế quản, viêm họng mũi mạn ...), các loại bệnh này về mùa mưa thường tái phát hoặc nặng thêm. Khi điều trị, phải điều trị nhiều bệnh cùng lúc, dùng nhiều loại thuốc nên sự tương tác của thuốc sẽ làm giảm hiệu quả, đôi khi làm tăng tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó.

NCT có chức năng gan, thận, đường tiêu hóa ... suy giảm nên ảnh hưởng ít nhiều đến hấp thu và chuyển hóa của thuốc. Việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. NCT dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Bên cạnh đó, các cấu trúc và chức năng của đường hô hấp của NCT bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc tại chỗ cũng kém đi.

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng người cao tuổi mắc bệnh đường hô hấp - Hình 2

BS.CKII Ngô Thế Hoàng Trưởng khoa Hô hấp BV Thống Nhất (TP.HCM) đang khám cho bệnh nhân là NCT mắc các bệnh lý về hô hấp

"Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm bệnh tái phát mặc dù bệnh đã được kiểm soát. Thuốc điều trị các bệnh lý hô hấp có thể được sử dụng dưới dạng hít hoặc phun khí dung, NCT có gặp khó khăn khi sử dụng các loại thuốc này và thiết bị máy móc. Do vậy, cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc. Mặt khác, nhờ có người chăm sóc, các bệnh nhân già yếu không còn minh mẫn có thể dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi và phát hiện khi bệnh trở nặng cũng như những biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra", BS Hoàng nhấn mạnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

BS Hoàng khuyến cáo, việc chủ động phòng bệnh hô hấp cho NCT vào thời điểm giao mùa là hết sức cần thiết. Theo đó, việc tắm rửa hàng ngày nên dùng nước ấm, buồng tắm kín gió, không tắm lâu, lau khô và mặc quần áo ngay. Cần có người hỗ trợ, nếu NCT sức yếu không tự làm được. Hạn chế quạt máy và máy lạnh, không uống nước lạnh có đá, không khí luôn cần được thông thoáng.

Khi mưa rét, cần hạn chế đi ra đường, nên giữ ấm cơ thể tránh bị lạnh đột ngột. Phải mặc đủ ấm và đeo khẩu trang. Vệ sinh răng miệng sau ăn, trước và sau ngủ. Nếu có hàm răng giả, cần làm vệ sinh vài ba ngày một lần. Về dinh dưỡng, cần chế độ ăn hợp lý, bổ sung vitamin từ rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, không hút thuốc lá, tập thể dục mỗi ngày, tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ), tiêm vaccine phòng cúm định kỳ hàng năm nhằm tăng sức đề kháng.

Tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh để điều trị khi có triệu chứng ho, cúm và sốt hoặc sử dụng đơn thuốc cũ nhiều lần khi bệnh tái phát dù không có chỉ định, bởi sẽ làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Sử dụng thuốc không phù hợp khiến người bệnh và các bác sĩ gặp khó khăn trong điều trị. Bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng, làm giảm cơ hội điều trị.

Những NCT mắc bệnh về đường hô hấp mạn tính hoặc các bệnh mạn tính khác nên khám bệnh định kỳ, để được tư vấn những điều cần thiết về bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025
Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"
15:38:20 21/02/2025
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nếnCác biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến
12:10:41 21/02/2025
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúmBảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm
11:02:49 21/02/2025

Tin đang nóng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
U45 đang làm kế toán thì đột ngột mất việc, chuyển sang nghề lao công lại gặp ngay ông sếp xấu tính, đến ngày nhận lương mà tức trào nước mắtU45 đang làm kế toán thì đột ngột mất việc, chuyển sang nghề lao công lại gặp ngay ông sếp xấu tính, đến ngày nhận lương mà tức trào nước mắt
07:08:10 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡSao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
08:20:40 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025

Tin mới nhất

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

09:26:19 22/02/2025
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trước hết, mọi người nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và tuân thủ nguyên tắc 70% đến 80% no . Theo đó, no 70% làm cảm giác chưa no hẳn, ham muốn ăn giảm, tốc độ ăn cũng chậm lại đáng kể.
Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

09:21:32 22/02/2025
Cỏ sữa lá nhỏ vốn là một loại cỏ dại phổ biến ở các vùng nông thôn. Nó còn có tên gọi là "cỏ nghìn rễ" vì bộ rễ phát triển tốt, sinh sôi nhanh. Chúng thậm chí có thể xuất hiện trong các khe nứt trên sàn xi măng cũ, ở ven tường.
Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

09:14:53 22/02/2025
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp xét nghiệm khi phân tích 15 chủng HPV nguy hiểm nhất. Nghiên cứu này khẳng định rằng xét nghiệm tự lấy mẫu có độ chính xác tương đương với phương pháp truyền thống.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

11:23:37 21/02/2025
Nhiều năm qua, Khoa Cấp cứu luôn là tập thể đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2024, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh là một trong các tập thể tiêu biểu của ngành Y tế Ninh Bình được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao độn...
Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

11:19:14 21/02/2025
Bên cạnh đó, chi phí để điều trị cho một trường hợp mắc lao kháng thuốc thường rất cao. Chưa kể những tổn hại về sức khỏe mà người bệnh phải gánh chịu suốt đời.
Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

11:07:03 21/02/2025
Nghiên cứu bao gồm 334 trẻ em và thanh thiếu niên, độ tuổi từ 4 đến 21, tất cả đều mắc bệnh MS thời thơ ấu trong vòng bốn năm sau khi tham gia nghiên cứu.
Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn

Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn

08:35:02 20/02/2025
Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc và tránh mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Người mắc bệnh tim mạch phải uống thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm

Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm

08:20:25 20/02/2025
Quá lo lắng cho tình hình của chồng, chị Amanda đành đưa anh Firmasyah quay trở lại bệnh viện để yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại răng sâu một cách kỹ càng. Theo bác sĩ, tình trạng nhiễm trùng do sâu răng đã lan đến cổ và vai của Firmasyah.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm

Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng

Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng

Sao châu á

09:29:01 22/02/2025
Hóa ra hình ảnh cô gái thanh thuần của Trần Nghiên Hy chỉ là bức màn che đi sự thật về cuộc sống cá nhân đầy rẫy tai tiếng giật bồ, ngoại tình của cô.
Đường tình duyên của 3 con giáp này nở rộ trong tháng 3: Đi có người thương, về có kẻ nhớ

Đường tình duyên của 3 con giáp này nở rộ trong tháng 3: Đi có người thương, về có kẻ nhớ

Trắc nghiệm

09:27:09 22/02/2025
Đây là 3 con giáp có đường tình duyên đẹp nhất tháng 3.3 năm tới, 3 con giáp này bội thu may mắn: Gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong sự nghiệp lẫn tình yêu
Xét xử sơ thẩm ông Trương Huy San vào ngày 27/2

Xét xử sơ thẩm ông Trương Huy San vào ngày 27/2

Pháp luật

09:12:34 22/02/2025
Ông Trương Huy San bị đưa ra xét xử về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331, khoản 2 - Bộ luật Hình sự.
Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Tin nổi bật

08:57:34 22/02/2025
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 6 (đoạn qua bản Thín, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) khiến 6 người chết, lực lượng CSGT đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân.
"Ẩm" sợ nhất 3 món ăn này: Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn để tăng cường tỳ vị, trừ ẩm

"Ẩm" sợ nhất 3 món ăn này: Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn để tăng cường tỳ vị, trừ ẩm

Ẩm thực

08:31:08 22/02/2025
Sau đây là 3 nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, trừ ẩm kèm theo công thức nấu các món ăn để bạn tham khảo.
Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?

Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?

Tv show

08:26:18 22/02/2025
Sau khi phát sóng 2 mùa khá thành công, chương trình Running Man được khán giả nhiệt tình chấm hóng khi thông báo trở lại.
Nhan sắc của Ariana Grande trên thảm đỏ gây chú ý

Nhan sắc của Ariana Grande trên thảm đỏ gây chú ý

Phong cách sao

08:22:58 22/02/2025
Ca sĩ Ariana Grande diện chiếc đầm dạ hội tông màu đen và hồng pastel với phần cổ chữ V xẻ sâu quyến rũ tại buổi lễ trao giải BAFTA. Để tăng thêm sự quý phái và sang trọng, nữ ca sĩ 31 tuổi kết hợp với trang sức đến từ thương hiệu Chaum...
Quần ống rộng, váy dài và giày cao gót là bảo chứng cho mọi phong cách

Quần ống rộng, váy dài và giày cao gót là bảo chứng cho mọi phong cách

Thời trang

08:18:50 22/02/2025
Là sự giao hòa của thời trang cổ điển và đương đại, quần ống rộng, váy dài và giày cao gót luôn xuất hiện và giữ vị trí chủ đạo trong mọi phong cách thời trang.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Cậu ấm Nguyên đối đầu với chú ruột, bị mắng "tầm nhìn hạn hẹp, chỉ giỏi phá"

Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Cậu ấm Nguyên đối đầu với chú ruột, bị mắng "tầm nhìn hạn hẹp, chỉ giỏi phá"

Phim việt

08:17:20 22/02/2025
Chú Nguyên đã chính thức châm ngòi cho xung đột giữa chú và Nguyên. Chú chỉ trích Nguyên bằng những lời lẽ đắng nghét mà Nguyên không nuốt trôi được.
Đắp mặt nạ từ quả bơ hàng ngày có tốt không?

Đắp mặt nạ từ quả bơ hàng ngày có tốt không?

Làm đẹp

07:54:02 22/02/2025
Trộn nửa quả bơ nghiền nhuyễn với hai muỗng bột yến mạch đã ngâm mềm, thoa đều lên mặt và massage nhẹ nhàng trong 23 phút, để yên thêm 10 phút rồi rửa sạch, làn da sẽ trở nên mịn màng, tươi sáng hơn.
Khách du lịch ưu tiên những khám phá và trải nghiệm khác biệt trong năm 2025

Khách du lịch ưu tiên những khám phá và trải nghiệm khác biệt trong năm 2025

Du lịch

07:49:48 22/02/2025
Năm nay, xu hướng các chuyến xê dịch sẽ mang tính mục đích nhiều hơn. Du khách sẽ tích cực tham gia vào việc định hình những nơi họ đến với nhiều khám phá khác biệt, trải nghiệm tốt hơn.