Bệnh giun rồng là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh giun rồng không gây tử vong trực tiếp nhưng có thể dẫn đến tử vong gián tiếp do các biến chứng.
Gần đây tôi nghe nói có nhiều ca mắc bệnh giun rồng, tôi rất thắc mắc bệnh này lây thế nào, nguy hiểm không, biểu hiện ra sao và làm sao để phát hiện sớm, phòng tránh hiệu quả? ( Hoàng Phương, Tây Ninh).
Ai dễ mắc bệnh giun rồng?
Bệnh giun rồng hay còn gọi là giun Guinea, tên khoa học là Dracunculus medinensis, là một loại giun tròn, được xem là dài nhất trong nhóm ký sinh trùng gây bệnh ở người.
Loại ký sinh trùng này chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm chứa giáp xác nhiễm ấu trùng. Người và cả động vật như chó, mèo có thể bị nhiễm nếu ăn thủy sản sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
Ngoài ra, người dân có thể bị nhiễm ấu trùng giun rồng nếu uống phải nước có chứa giáp xác mang ấu trùng, đặc biệt là từ các nguồn nước chưa qua xử lý như ao tù, suối, sông hoặc vũng nước đọng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nơi ghi nhận tỷ lệ mắc lên đến 60%.
Triệu chứng và biến chứng
Sau khi xâm nhập, giun sẽ ẩn trong cơ thể từ 9 đến 14 tháng. Trong thời gian này, giun cái trưởng thành có thể dài tới 1 mét. Trước khi trồi lên da, chúng tạo ra các nốt phồng rộp gây đau rát và ngứa.
Triệu chứng thường chỉ rõ rệt khi giun bắt đầu chui lên da và phá hủy mô, lúc này người bệnh có thể xuất hiện sốt nhẹ, chóng mặt , buồn nôn , phát ban và ngứa.
Video đang HOT
Đặc biệt, nếu giun bị đứt trong mô, người bệnh có thể phản ứng dị ứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Khi giun trồi ra khỏi da, vùng da tổn thương có thể kèm theo sưng nề, đau rát và loét, dễ bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn xâm nhập.
Bệnh giun rồng không gây tử vong trực tiếp nhưng có thể dẫn đến tử vong gián tiếp do các biến chứng như nhiễm trùng huyết, áp xe lạnh, nhiễm trùng khớp, tổn thương thần kinh, liệt nửa người hoặc viêm tủy sống.
Cần ăn chín, uống sôi và thói quen sinh hoạt sạch sẽ
Việc phòng bệnh giun rồng cần được thực hiện nghiêm túc và liên tục. Người dân nên ăn chín, uống sôi; sử dụng riêng biệt các dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín như thớt, dao, máy xay…; rửa tay sạch sau khi chế biến thực phẩm sống.
Khi sử dụng thủy sản như cá, tôm, ếch, cần nấu chín kỹ. Các phần nội tạng, ruột, đầu… sau khi làm cá, tôm cần được chôn, đốt hoặc rắc vôi bột để tránh phát tán nguồn lây. Không cho chó mèo ăn thực phẩm thủy sinh còn sống. Nước uống cần được đun sôi hoặc lọc qua hệ thống đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh môi trường, không để nước tù đọng, ao hồ ô nhiễm gần khu vực sinh sống cũng là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế sự phát triển và lan truyền của giáp xác nhiễm ấu trùng giun rồng.
Việc nâng cao ý thức trong ăn uống và sinh hoạt là biện pháp quan trọng hàng đầu để phòng ngừa căn bệnh ký sinh trùng nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh này.
BS Võ Bùi Cao Thiện – Khoa Khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng TP.HCM
Căn bệnh gây ra tiếng thở rít như gà gáy
Con gái tôi bị chảy nước mũi, ho, thi thoảng có tiếng thở rít như gà gáy. Mọi người bảo con tôi bị ho gà.
Xin hỏi điều này có đúng không và bệnh có nguy hiểm không?
Con gái tôi bị chảy nước mũi, ho, thi thoảng có tiếng thở rít như gà gáy. Mọi người bảo con tôi bị ho gà. Xin hỏi điều này có đúng không và bệnh có nguy hiểm không?
Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Ho gà là bệnh nhiễm trùng phổi và đường hô hấp do vi khuẩn rất dễ lây lan. Nó gây ra những cơn ho lặp đi lặp lại có thể kéo dài 2-3 tháng hoặc hơn.
Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ốm nặng. Bệnh ho gà lây lan qua những giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi từ người bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh ho gà tương tự cảm lạnh, bao gồm chảy nước mũi, đỏ và chảy nước mắt, đau họng và sốt nhẹ. Sau khoảng một tuần, người bệnh:
Sẽ bị ho từng cơn kéo dài vài phút và nặng hơn vào ban đêm
Có thể phát ra tiếng "rít" như gà gáy - tiếng thở hổn hển giữa các lần ho
Có thể gặp khó khăn khi thở sau một cơn ho và có thể chuyển sang màu xanh hoặc xám (trẻ sơ sinh)
Có thể gây ra chất nhầy đặc, có thể khiến bạn nôn mửa
Cơn ho nặng có thể khiến người bệnh đỏ mặt, thậm chí chảy máu nhẹ dưới da hoặc trong mắt. Trẻ nhỏ đôi khi bị tím tái mặt trong thời gian ngắn nếu khó thở. Các cơn ho dần trở nên ít nghiêm trọng và ít hơn sau một thời gian, nhưng có thể mất vài tháng trước khi chấm dứt hoàn toàn.
Trẻ mới sinh và trẻ dưới 6 tháng thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh ho gà. Những trường hợp này có nguy cơ cao bị mất nước, khó thở, sụt cân, viêm phổi, co giật, tổn thương não do thiếu oxy não.
Trẻ lớn và người lớn có xu hướng ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, mặc dù cũng có thể gặp các vấn đề do ho lặp đi lặp lại, chẳng hạn chảy máu cam, bầm tím xương sườn hoặc thoát vị.
Dấu hiệu cần gọi bác sĩ hoặc cấp cứu khi bạn có triệu chứng ho:
Bị ho hơn 3 tuần
Bị ho đặc biệt nghiêm trọng hoặc dần tồi tệ hơn
Bị khó thở đáng kể, chẳng hạn khó thở hoặc nghẹt thở trong thời gian dài, thở nông, có lúc ngừng thở hoặc da xanh xám
Có dấu hiệu biến chứng nghiêm trọng của bệnh ho gà, chẳng hạn co giật hoặc viêm phổi
Nếu bị ho gà, bạn có thể lây bệnh cho người khác trong vòng 3 tuần sau khi cơn ho bắt đầu. Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu ho, thời gian lây nhiễm sẽ giảm đi.
Gần 400 viên sỏi trong túi mật người phụ nữ Người phụ nữ phải chịu đựng những cơn đau bụng trong thời gian dài. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ bất ngờ phát hiện gần 400 viên sỏi trong túi mật chị. Hàng trăm viên sỏi nằm dày đặc bên trong túi mật người bệnh. Ảnh: BVCC. Người phụ nữ 47 tuổi từng bị sỏi túi mật hơn hai năm trước. Suốt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

BVĐK số 1 tỉnh Lào Cai thông tin trường hợp nữ bệnh nhân tử vong đột ngột

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh và lan rộng

Căn bệnh khiến nam giới ngại cởi áo, né tránh đám đông

Cách kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả

Đồng Nai ghi nhận 4 trường hợp không qua khỏi do bệnh dại

Sốt cao, đau đầu, gáy cứng, bệnh nhân đái tháo đường mắc viêm màng não nguy kịch

Nam sinh 17 tuổi hôn mê sau cơn sốt 39 độ C

Màu sắc thực phẩm nói lên điều gì về dinh dưỡng?

6 cách chế biến mướp tốt cho sức khỏe

Suýt mất chân vì một sai lầm khi bị rắn cắn

Cá tốt thật đấy, nhưng ăn nhầm 3 loại này thì gan thận khốn đốn, coi chừng 'nuôi bệnh' trong người

Rối loạn hoảng loạn cần làm gì?
Có thể bạn quan tâm

Các dòng iPhone 16 - nên mua loại nào tốt nhất?
Đồ 2-tek
10:14:26 24/07/2025
ASEAN tận dụng 5G để rút ngắn khoảng cách chuyển đổi AI
Thế giới số
10:13:37 24/07/2025
Keylor Navas tạo cú sốc chuyển nhượng
Sao thể thao
10:10:38 24/07/2025
Bắt tạm giam Trưởng văn phòng công chứng và đồng phạm cấu kết lừa đảo
Pháp luật
10:09:23 24/07/2025
Cầu vòng ở phía chân trời - Tập 15: Chuyện Oanh - Tuấn hẹn hò bí mật bị bố phát hiện
Phim việt
10:02:40 24/07/2025
Jun Phạm và dàn cast "chữa lành" của "Gia đình Haha"
Tv show
09:58:37 24/07/2025
Sao Việt 24/7: Hồ Quang Hiếu bức xúc khi bị đồn tham gia "bữa tiệc ma túy"
Sao việt
09:56:06 24/07/2025
Hai người tử vong, 5 người bị thương do hoàn lưu bão số 3 và mưa lũ
Tin nổi bật
09:21:01 24/07/2025
Hoa hậu Việt Nam cạo trọc đầu để đóng phim, diễn cảnh nóng khi bị zona thần kinh bây giờ ra sao?
Hậu trường phim
09:12:56 24/07/2025
"Vị thần phương Đông" hóa tội phạm ma túy: Nuốt lời giải nghệ nếu dương tính
Sao châu á
09:06:35 24/07/2025