Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết
Vào dịp Tết Nguyên đán, số người bị chó mèo cắn hoặc cào có xu hướng gia tăng. Điều này tạo ra nguy cơ lây bệnh dại nếu không được tiêm vắc-xin kịp thời.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc tiêm phòng là cần thiết, đặc biệt đối với nhóm người có nguy cơ cao, để chủ động phòng bệnh dại trong dịp Tết.
Trong các năm gần đây, dịp Tết thường ghi nhận nhiều trường hợp người dân bị chó cắn và cần tiêm vắc-xin phòng dại. Sự gia tăng này chủ yếu do vào dịp Tết, nhu cầu đi lại thăm hỏi, du lịch cao, trong khi việc quản lý chó mèo lại lỏng lẻo, không rọ mõm, thả rông.
Tại các bệnh viện, số lượng người bị chó mèo cắn vào dịp Tết 2024 cũng tăng mạnh. Chẳng hạn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiếp nhận hơn 3.600 lượt người bị chó mèo cắn và phải tiêm phòng.
Tương tự, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận gần 90 trường hợp bị động vật cắn. Tết năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 50.000 ca chó cắn, mèo cào phải tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.
Virus dại xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, cào và di chuyển dọc theo dây thần kinh tới não với tốc độ từ 12-24 mm mỗi ngày. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ dưới 10 ngày đến vài tháng hoặc thậm chí vài năm, tùy vào vị trí vết thương và lượng virus xâm nhập vào cơ thể.
Vì vậy, khi bị động vật có vú má.u nóng như chó mèo cắn hoặc cào, người dân cần tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt. Đặc biệt, đối với những vết thương ở gần vùng thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, thời gian ủ bệnh ngắn, người bệnh cần tiêm thêm huyết thanh kháng dại.
Tuy nhiên, vào những ngày Tết, nhiều cơ sở tiêm chủng và phòng khám tạm nghỉ, khiến người dân khó tiếp cận dịch vụ tiêm phòng ngay khi xảy ra sự cố. Sự gia tăng đột ngột số lượng người tiêm chủng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vắc-xin.
Theo các bác sỹ, người nuôi chó mèo cần tiêm vắc-xin đầy đủ và tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành thú y. Người dân khi đi chúc Tết cũng nên chú ý tránh tiếp xúc với chó mèo hung dữ, và phụ huynh cần giám sát trẻ nhỏ khi chơi đùa với động vật, tránh để trẻ kéo đuôi hoặc kích động chúng.
Nếu bị chó, mèo cắn hoặc cào, người dân cần rửa vết thương ngay dưới vòi nước chảy và xà phòng trong khoảng 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i-ốt. Sau đó, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời. Không nên tự chữa trị bằng các phương pháp dân gian.
Video đang HOT
Lịch tiêm vắc-xin dại thông thường bao gồm 5 mũi trong vòng một tháng (0-3-7-14-28). Tuy nhiên, có thể dừng tiêm tùy theo mức độ vết thương và tình trạng của con vật sau 10 ngày. Ngoài ra, người dân có thể tiêm vắc-xin dự phòng trước khi bị phơi nhiễm, đặc biệt đối với những người thường xuyên tiếp xúc với động vật.
Phác đồ tiêm dự phòng gồm ba mũi (các ngày 0-7-21 hoặc 0-7-28) và mũi tiêm nhắc lại cho người có nguy cơ cao. Nếu đã tiêm dự phòng, khi bị cắn, chỉ cần tiêm thêm hai mũi mà không cần huyết thanh kháng dại, dù vết thương nặng.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra và lây truyền từ động vật sang người. Tỷ lệ t.ử von.g gần như 100% khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
Dù có vắc-xin phòng bệnh, tỷ lệ tiêm phòng cho chó mèo ở một số khu vực vẫn thấp, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng cho động vật nuôi thấp như Đông Nam Á.
Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết số người t.ử von.g do bệnh dại vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân là do việc quản lý đàn chó mèo chưa tốt, tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn chó mèo thấp (dưới 50%) và tình trạng chó mèo thả rông, không đeo rọ mõm phổ biến. Người dân cũng chủ quan trong việc tiêm phòng khi bị chó mèo cắn.
Để ngăn ngừa bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm vắc-xin phòng dại cho chó mèo: Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ và tiêm nhắc lại cho vật nuôi theo khuyến cáo của ngành thú y.
Tránh tiếp xúc với động vật có biểu hiện bất thường: Đặc biệt là đối với tr.ẻ e.m, không nên đùa nghịch hoặc chọc phá chó mèo, nhất là những con vật có hành vi lạ.
Khi bị chó mèo cắn: Ngay lập tức rửa vết thương dưới vòi nước chảy trong 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70% hoặc thuố.c sát khuẩn. Đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng dại kịp thời, không tự điều trị theo phương pháp dân gian.
Kiểm soát buôn bán động vật: Tăng cường kiểm soát tình trạng buôn bán thịt chó mèo, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh động vật không rõ nguồn gốc.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải từ hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec khuyến cáo, việc tiêm vắc-xin phòng dại trước khi bị phơi nhiễm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe. Việc tiêm vắc-xin sớm không chỉ giúp giảm số mũi tiêm cần thiết mà còn đơn giản hóa quá trình điều trị sau này.
Mặc dù nhiều người lo ngại về tác dụng phụ của vắc-xin, nhưng bác sỹ Hải cho biết, vắc-xin dại thế hệ mới sản xuất bằng công nghệ hiện đại đã giảm thiểu các tác dụng phụ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Bệnh dại hiện vẫn là mối đ.e dọ.a lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan y tế và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền về phòng chống bệnh dại, đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp và tình trạng chó hoang chưa được kiểm soát.
Các cơ quan chức năng cũng cần giám sát chặt chẽ việc tiêm vắc-xin phòng dại cho vật nuôi, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã và thịt chó mèo. Việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh dại lây lan, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu số ca t.ử von.g trong tương lai.
Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm virus dại và cách phòng ngừa
Biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép...
Nhận biết chó bị dại
Ngày 5/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị này đang theo dõi, điều trị cho một b.é gá.i 7 tuổ.i bị thương nặng do chó cắn. Trước đó, chiều 1/5, b.é gá.i 7 tuổ.i ở P.An Hòa (TP.Huế, Thừa Thiên - Huế) khi sang nhà hàng xóm chơi thì bất ngờ bị chó dữ cắn. Sau một hồi vùng vẫy, cháu bé thoát ra nhưng bị thương nặng ở cánh tay, mất nhiều má.u, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Trước đó, từ ngày 1/5 đến 2/5, một con chó chạy trên đường đã tấ.n côn.g nhiều con chó khác và bốn người dân tại xã Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh). Nhận được tin báo, cơ quan chức năng cùng người dân đã vây bắt con chó này và lấy mẫu đi xét nghiệm. Kết quả con chó này đã dương tính với virus dại. Ngày 5/5, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, con chó cắn bốn người dân bị thương, dương tính với virus dại và đã chế.t. Hiện tại, bốn người bị chó dại cắn đã được tiêm huyết thanh kháng dại và đang tiếp tục được theo dõi.
Hình ảnh b.é gá.i 7 tuổ.i bị chó dại cắn.
Để nhận biết trước chó bị nhiễm virus dại cần quan sát các giai đoạn phát triển của bệnh. Theo chuyên gia động vật học Nguyễn Quang Trường, bệnh dại ở chó thường diễn biến qua hai thời kỳ: thể dại lặng và thể dại điên cuồng. Trong những giai đoạn đầu tiên, triệu chứng chó dại chưa quá rõ ràng, một số bất thường có thể diễn ra trong hệ thần kinh trung ương của chú chó dẫn đến những sự thay đổi nhất định trong tâm trạng của chúng. Bạn có thể thấy chúng vui vẻ, hoặc trầm tư hơn thường ngày. Biểu hiện của chó dại ở thể lặng đôi khi là những dáng vẻ bồn chồn khó hiểu, trầm cảm thậm chí là chui vào góc tối một mình.
Theo chuyên gia, quan trọng nhất, biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép. Đấy là khi bệnh dại đang bắt đầu bước vào giai đoạn cuối cùng trước khi chó trở nên điên cuồng, mất kiểm soát bản thân sau 2-3 ngày tới. Chó dại mất kiểm soát sẽ rất nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Quan sát hành vi của chó là cách giúp phát hiện bệnh dại. Ở giai đoạn bệnh tiếp theo là bệnh dại ở thể kích thích, lúc này virus dại đã xâm nhập và thao túng hệ thần kinh trung ương của chó khiến cho tính cách của chúng trở nên nổi loạn và khó kiểm soát hơn. Dấu hiệu chó bị dại dần trở nên rõ ràng hơn qua những phản xạ mạnh đối với bất cứ thứ gì kích thích đến cơ quan thần kinh của chúng.
Chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi dại, không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm virus dại sang người và lây lan dịch; Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó; Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột...
Con đường lây truyền của virus dại và cách phòng ngừa
Theo các chuyên gia khoa Thú Y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bệnh dại được gây ra bởi một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae được tìm thấy trên toàn thế giới bao gồm các châu lục lớn như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, khu vực Trung Đông và một phần ở Châu Âu.
Chúng có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương của tất cả các loài động vật có vú đặc biệt là bệnh dại ở chó, mèo và kể cả con người. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh dại ở chó theo báo cáo là chiếm tỉ lệ cao nhất với 97%, 3% đối với mèo và các loài động vật khác. Chính vì vậy, đó luôn là nỗi ác mộng của những người nuôi thú cưng.
Bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó cưng của bạn bị cắn, hay bị thương bởi các loài động vật bị bệnh dại khác. Người và chó cũng có thể bị virus này xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.
Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường lây truyền, chúng sẽ cố gắng đi về hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ của chúng không thể kiểm soát được thần kinh của mình. Nước bọt của các loài động vật bị bệnh dại còn có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với giác mạc, mắt của chó chưa nhiễm bệnh.
GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, ngoài tình trạng chó dại cắn thì hiện nay có rất nhiều gia đình và trang trại nuôi chó để làm cảnh tuy nhiên chưa có cơ quan chính thức quản lý quy trình nuôi chó mà mới chỉ có cơ quan kiểm dịch nên việc nuôi các loại chó vẫn còn tràn lan. Do vậy, việc nuôi chó cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đặc biệt là đối với những loài chó dữ.
GS Huỳnh chia sẻ, nhiều người nuôi chó cũng nói chính quyền địa phương không mấy khi để mắt đến việc tồn tại của chó, dù là chó ngoại hay chó nội, chó dữ hay chó lành. Ở nhiều nước có quy định rõ ràng về việc nuôi chó dữ: Nguồn gốc, gia chủ, sổ y tế, hộ chiếu xuất ngoại cùng với trách nhiệm của người chủ trực tiếp liên quan đến con chó, thì những con chó nhập lậu ở Việt Nam chưa có đơn vị nào quản lý. Hiện nhà nước mới chỉ quản lý ở mặt phòng dịch, còn chó dữ hay không dữ thì Nhà nước chưa có quy định cấm nuôi.
Ngoài ra, để phòng chống bệnh dại ở chó, việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi ở cũng là một việc rất cần thiết. Nơi ở gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp giúp bất hoạt virus, ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của rất nhiều căn bệnh tiềm tàng.
Thường xuyên khử trùng vật dụng, đồ chơi cũng như khay ăn của chúng bằng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bị động vật cắn cần xử trí ban đầu bằng cách dùng nước sạch và xà phòng rửa vết thương trong vòng 15 - 20 phút. Sau đó, lau khô vết thương, sát khuẩn bằng cồn 70 độ, dùng băng gạc băng vết thương rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Đà Nẵng tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại Thực hiện Công điện số 22-CĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 1028/BYT-DP từ Bộ Y tế về việc thực hiện nghiêm và triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND các quận, huyện và các cơ quan đơn vị...