“Bệnh da lạ” Quảng Ngãi: Không xuất hiện thêm ca bệnh mới!

Theo dõi VGT trên

“Trong tháng 6, “bệnh lạ” ở Ba Tơ, Quảng Ngãi không còn ca mắc mới nhờ các biện pháp can thiệp tổng thể của các cơ quan liên quan”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sáng 20/6.

Cụ thể, trong tháng 4 và tháng 5, Bộ Y tế đã tiến hành nhiều can thiệp tổng hợp trên địa bàn có người nhiễm “bệnh lạ” như thay gạo hẩm bằng gạo trắng, cung cấp Vitamin B3, phun thuốc khử trùng, sổ giun sán cho người dân… và đã có hiệu quả rõ ràng. Đến nay, tại địa phương này không xuất hiện thêm ca bệnh mới.

Bệnh da lạ Quảng Ngãi: Không xuất hiện thêm ca bệnh mới! - Hình 1

Khi được can thiệp tổng thể, số người mắc bệnh da “lạ” đã giảm xuống.

TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, đoàn công tác của BV Bạch Mai gồm nhiều chuyên gia các chuyên ngành hồi sức, chống độc, tiêu hóa, nhi, siêu âm… vừa kết thúc chuyến thực tế về hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi.

Video đang HOT

Đoàn chuyên gia đã khám cho các bệnh nhân đang nằm điều trị tại BV Quảng Ngãi, bệnh viện huyện Ba Tơ và xuống xã, nơi những người dân sinh sống khám cho gần 200 bệnh nhân đã xuất viện. Đoàn cũng đã vào tận nhà người dân sinh sống để xem xét môi trường ăn ở thì nhận thấy, một số người dân dù được chính quyền cấp gạo nhưng vẫn có thói quen ăn gạo ủ.

“Có những bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện tỉnh, được cấp xuất ăn nhưng họ không ăn mà nhiều người còn mang theo gạo cũ ăn vì thấy đậm đà hơn”, TS Quốc Anh nói.

“Qua thực tế khám, chúng tôi thấy đại đa số bệnh nhân đều suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng. Riêng với thể trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu đã khiến cơ thể rất yếu, dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Với nền cơ thể yếu này, dễ dàng bị mắc nhiều bệnh cảnh khác chứ không riêng gì căn bệnh này”, TS Quốc Anh nói.

Bệnh viện Bạch Mai cũng đã “cắm chốt” một đoàn chuyên gia gồm các chuyên ngành Hồi sức – cấp cứu – chống độc – nhi và tiêu hóa để vừa tham gia điều trị ở Quảng ngãi, vừa xuống tận địa phương để nghiên cứu. Nếu có ca bệnh nặng sẽ được chuyển ra Bạch Mai điều trị. Nhưng đến nay chưa có bệnh nhân nào chuyển ra.

Hồng Hải

Theo Dân trí

Truy tìm nguồn cơn "bệnh lạ"

Từ mái hiên nhà đến chuồng trâu, chuồng bò, từ nhà vệ sinh đến gầm nhà sàn, từ mẫu máu đến mẫu tóc, đầu móng tay... từ rắn rết, chuột, ve, ong, muỗi... không một cái gì bị bỏ qua trong chiến dịch truy lùng mầm của bệnh "lạ".

Các chuyên viên ngành y đang ngày đêm lùng sục khắp bản làng nơi rẻo cao xa xôi để tìm ra gốc tích của căn bệnh đầy bí ẩn và chết chóc.

Vạch rừng tìm bệnh

Tổng hành dinh của đoàn công tác Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn là một nhà kho cũ ọp ẹp nằm sát trụ sở chính quyền xã Ba Điền. Căn phòng chưa đến 20m2 là chốn ăn, ở, sinh hoạt, vừa là phòng thí nghiệm và cũng là nhà kho của 14 chuyên gia viện nghiên cứu này. Đã gần một năm qua, từ ngày căn bệnh "lạ" đến tai các nhà quản lý, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn là đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế đưa đến đây để lấy mẫu phân tích.

Nắng như nung. Con đường đất đỏ từ trung tâm huyện Ba Tơ vào làng Rêu ngập trong bụi. Thắng gấp chiếc xe máy chở đầy bẫy chuột và lũ chuột với nhiều loài khác nhau được chuyên gia Trần Thanh Hùng thu gom từ đêm trước ở làng Hi Long mang về nghiên cứu. Kéo tay áo quẹt mồ hôi trán, ông Hùng cẩn thận bắt từng con chuột, phân loài bỏ riêng vào từng giỏ chờ phẫu thuật. "Vạch lá tìm sâu", công việc tưởng chừng đã khó khăn nhưng so với việc vạch muông thú tìm côn trùng gây bệnh là điều càng khó hơn. "Công việc tỉ mỉ đòi hỏi người nghiên cứu phải hết sức nghiêm túc và tập trung trong công việc. Chúng tôi rất nóng lòng tìm ra nguyên nhân căn bệnh nhưng đây chỉ là một trong tám công việc mà nhóm chúng tôi đảm trách. Việc thu thập dữ liệu bây giờ ngoài tìm ra căn nguyên của bệnh "lạ", đây còn là dữ liệu quý giá cho hàng trăm năm sau khi tiến hành phân tích bệnh ở vùng đất này" - chuyên gia Hùng tiết lộ.

Truy tìm nguồn cơn bệnh lạ - Hình 1

Truy tìm côn trùng gây bệnh từ các vật dụng trong nhà người dân

Bắt chú chuột có bộ lông màu nâu ra phẫu thuật, ông Hùng giải thích đây là loài chuột hươu rất ít gặp. Trước khi phẫu thuật chúng phải dùng lược chải nhẹ từng thớ lông màu nâu và soi kính lúp tỉ mẩn để tìm những côn trùng ký sinh trên chuột. Cạnh đó một ống nghiệm chứa chất lỏng được để sẵn để ngâm các côn trùng vừa tìm thấy. Từng con bọ chét, từng con mò trắng, mò đỏ được chuyên gia Hùng soi kính lúp, dùng kẹp cẩn thận lấy ra từ lưng con chuột hươu bỏ vào dung dịch. "Chúng có thể là mầm bệnh của căn bệnh "lạ" và cũng có thể là nguồn cơn của những căn bệnh khác liên quan mà sau này chúng ta tiếp tục nghiên cứu" - ông Hùng giải thích.

Ứng phó trước tình hình bệnh "lạ" ngày một nóng tại Quảng Ngãi, chuyên gia Bùi Quốc Đạt được Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn điều tức tốc từ Lào về Việt Nam để vào cuộc. Ngồi dưới mái hiên nhà lợp bằng tôn nóng cháy da, ông Đạt soi từng mẫu máu, phân tích từng vật thể li ti qua kính hiển vi rồi cẩn thận ghi chép vào nhật ký. "Việc tìm kiếm mầm bệnh không thể một sớm một chiều được vì trong hàng vạn sinh vật chưa biết yếu tố nào gây nên. Có thể còn do các nguồn khác như đất, nước, chất độc hoặc dịch tễ, thực phẩm hoặc một yếu tố khác, nhưng chúng tôi vẫn phải miệt mài..." - chuyên gia Đạt chia sẻ.

Truy tìm nguồn cơn bệnh lạ - Hình 2

Công việc thường ngày của các chuyên gia ký sinh trùng ở làng Rêu

Bẫy côn trùng...

Sáng nay đoàn công tác của viện nghiên cứu sẽ nghiên cứu nhà ông Phạm Bèo ở làng Hi Long của xã Ba Điền. Đối diện nhà ông Bèo là nhà của hai bệnh nhân đang mắc chứng bệnh "lạ" nên xóm này được đưa vào "tầm ngắm" để nghiên cứu. Những chiếc đĩa nhạc hiệu akay, những chiếc khay inox cùng hàng loạt bao vải, bóng đèn được mang đến hiện trường.

Xắn tay áo, thạc sĩ Bùi Văn Tuấn chui xuống gầm giường nơi góc tối của căn nhà sàn đầy mạng nhện để đặt chiếc đĩa akay. Một chiếc khác đặt bên rãnh nước thải đầy bụi dại nơi nước thải sinh hoạt của nhà ông Bèo chảy ra ruộng. Thạc sĩ Tuấn tiết lộ: "Chúng tôi đang bẫy mò, bọ chét và chấy rận. Những chiếc đĩa akay cũ kỹ với những rãnh nhỏ là nơi trú ngụ ưa thích của các loài côn trùng nhỏ bé này".

Những chiếc khay inox được cho vào một ít nước rồi đem đặt dưới nền nhà của người H'Rê. Khay inox cũng là nơi các loài côn trùng có cánh tìm tới và bị mắc lại trong nước. Người mang chiếu ra giũ vào bồn inox, người mang mùng, mền, áo quần cũ của từng thành viên trong gia đình ra tìm côn trùng... Cứ thế công việc bắt đầu một cách đều đặn. Khoảng một giờ sau, từng chiếc bẫy được tháo dỡ và tìm các loài ký sinh trùng dính trên đó. Các chuyên gia soi tìm các con vật nhỏ bé và bỏ vào các bình dung dịch chứa sẵn.

Chuyên gia Trần Thanh Hùng tâm sự: "Sức ép rất lớn từ dư luận, từ ngành nên chúng tôi cố gắng tìm kiếm trong mọi hoàn cảnh. Nếu nói về độ hiểm nguy và các căn bệnh lây lan, chúng tôi là những người đầu tiên phải đối diện với nguy cơ đó. Nhưng đây là nghề chúng tôi đã chọn... Nghĩ đến hàng ngàn người dân đang đối mặt với căn bệnh quái ác này chúng tôi đứng ngồi không yên. Tin một người trong làng ra đi làm chúng tôi xốn xang lắm".

21h, làng Rêu đã chìm trong màn đêm đen kịt. Ngoài kia chỉ có tiếng côn trùng rả rích cùng tiếng chó sủa từ xa vọng về. Đó là lúc các chuyên gia trong đoàn công tác này bắt đầu vào cuộc. Trong cái chuồng bò hôi hám và ẩm thấp đầy mùi phân, mọi người bắt đầu bẫy muỗi, phù du và những động vật nhỏ có cánh khác. Chúng tôi đứng đó gần một giờ để làm mồi nhử các loài muỗi bay đến và tìm thấy ánh sáng chui vào. Sau khi túm gọn một bao với nhiều côn trùng khác nhau, chuyên gia Hùng bắt đầu công tác phân loại, đánh dấu. Lật từng trang sách có ghi hẳn các loài côn trùng có dấu hiệu mang mầm bệnh thường gặp, ông Hùng chọn từng loài muỗi khác nhau và bỏ vào từng lọ phục vụ công tác nghiên cứu. Hai mươi năm lăn lộn với côn trùng, từ đỉnh Ngọc Linh cao ngất đến nước bạn Lào xa xôi, ông Hùng quen mặt từng loài côn trùng như quen mặt chữ.

Ngày đoàn công tác của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn làm lễ sơ kết dập dịch đợt một, đích thân PGS.TS Triệu Nguyên Trung, viện trưởng, tay cầm hai con gà, hai chai rượu Vodka Hà Nội vào làm quà cho anh em. Buổi trưa đầm ấm bên căn phòng chật chội, nóng bức, chén rượu đắng môi nhưng ai nấy chưa vui bởi phía trước vẫn là chặng đường dài hiểm nguy mà người dân làng Rêu đang đối mặt.

Theo Tấn Vũ - Đoàn Cường (Tuổi Trẻ)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024

Tin mới nhất

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Có thể bạn quan tâm

Từ 2 show Anh Trai: Concert nội địa lên ngôi, các nhạc hội Kpop bị "ghẻ lạnh"

Nhạc việt

15:27:36 18/11/2024
Sự cố huỷ loạt đêm nhạc Kpop tại Mỹ Đình cho thấy một sự thật về tình hình thị trường giải trí trong nước năm 2024.

Sân khấu đáng xem nhất Rap Việt mùa 4: Tổ hợp "Trai Họ Vũ" khoe visual cực ngầu, bắn 1 câu tiếng Thái đắt giá!

Tv show

15:16:57 18/11/2024
Phần trình diễn Trai Họ Vũ của Gill và ICY Famou$ đang khiến MXH rầm rộ không ngừng vì sân khấu chất lượng và hoành tráng nhất từ đầu chương trình tới giờ.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

Thế giới

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

Du lịch

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...