Bệnh cúm dễ nhầm với cảm lạnh thông thường, phân biệt cách nào?
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công hệ hô hấp của người bệnh. Cúm sẽ tự khỏi…
Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao. Tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng chống cúm tốt nhất và nên được tiêm định kỳ hằng năm.
Nguyên nhân của bệnh cúm là do virus cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên.
Đặc điểm dịch tễ và phương thức lây truyền
Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. Bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch và gây nên gánh nặng về kinh tế. Ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh.
Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.
Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Triệu chứng
Ban đầu triệu chứng của bệnh cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường: sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt bằng cách dựa vào các triệu chứng, cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột.
Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:
Sốt trên 38 độ C
Video đang HOT
Đau cơ bắp
Gai rét
Đau đầu
Ho khan
Mệt mỏi
Nghẹt mũi
Viêm họng
Người nào có nguy cơ mắc bệnh?
Các đối tượng với các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:
Tuổi tác: trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao
Điều kiện sống hoặc làm việc: những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội… có nhiều khả năng bị cúm.
Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.
Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. Vì vậy nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi có thai 1 tháng hoặc định kỳ hàng năm
Cách phòng bệnh
Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả nhất: Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Hầu hết các loại vắc xin cúm đều chứa một lượng nhỏ protein của trứng. Nếu bị dị ứng với trứng thì nên cân nhắc bởi có nguy cơ xảy ra các tai biến sau tiêm vắc xin cúm.
Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hàng các loại vắc xin:
- Vaxigrip 0.25ml dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi tới dưới 36 tháng tuổi
- Vaxigrip 0.5ml dùng cho trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn
- Influvac 0.5ml dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn
- GcFlu 0.5ml dùng được cho trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn
Rửa tay : Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường.
Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho : Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.
Tránh đám đông : Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng.
Phòng ngừa cúm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi COVID-19 nghiêm trọng
Coronavirus và cúm là hai loại virus hoàn toàn khác nhau. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những người tiêm vắc xin phòng cúm đối mặt với nguy cơ nhập viện thấp hơn đáng kể khi họ bị nhiễm COVID-19 và giảm đáng kể nguy cơ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
Ảnh minh họa
Phát hiện dựa trên phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử của 2.000 bệnh nhân COVID-19. Tất cả đều có kết quả xét nghiệm dương tính với virus vào một thời điểm từ tháng 3 đến tháng 8 vừa qua. Trong đó chỉ có hơn 10% bệnh nhân đã được tiêm phòng cúm trước đó.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Ming-Jim Yang, Đại học Florida ở Gainesville nhấn mạnh: Cúm và COVID-19 thực sự là những quá trình bệnh khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Mặc dù một số triệu chứng có thể trùng lặp giữa hai bệnh, nhưng chúng có khả năng gây ra những hậu quả ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
Yang cũng lưu ý rằng, COVID-19 vẫn có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với bệnh cúm. Các vấn đề về phổi, tim và não lâu dài được thấy ở những bệnh nhân COVID-19 còn sống dường như không xảy ra với bệnh cúm.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã xem xét những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và thấy rằng những bệnh nhân được chủng ngừa cúm trong năm ngoái ít phải nhập viện và phải điều trị ICU hơn. Những bệnh nhân COVID-19 không được chủng ngừa cúm trong năm ngoái có tỷ lệ nhập viện cao hơn 2,4 lần và nguy cơ được chuyển đến ICU cao hơn 3,3 lần.
Theo các nhà nghiên cứu, vẫn chưa biết tại sao vắc-xin cúm lại có tác dụng này, song nhìn vào các nghiên cứu khoa học hiện có, chúng ta có thể đoán rằng vắc-xin cúm có thể làm tăng hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên. Vắc xin cúm cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, chống lại COVID-19 một cách nhanh chóng và nghiêm ngặt hơn.
Theo Tiến sĩ Michael Niederman, Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian / Weill Cornell, ở Thành phố New York, tiêm phòng cúm có thể kích thích khả năng miễn dịch kháng virus đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như khả năng miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu. Và tác động thứ hai có thể mang lại sự bảo vệ bổ sung chống lại các kết quả nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân COVID-19.
Theo các nhà khoa học, nếu một người bị nhiễm cúm, hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu. Trong điều kiện như vậy, cũng dễ bị nhiễm COVID-19 hơn và nếu bị nhiễm, kết quả có xu hướng nghiêm trọng hơn. Chỉ cần tránh bị cúm - bằng cách tiêm phòng - có thể giúp duy trì sự sẵn sàng cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, những người tiêm phòng cúm có xu hướng là những người thận trọng và quan tâm đến sức khỏe của bản thân hơn. Đây cũng là những người có nhiều khả năng áp dụng mức độ thực hành vệ sinh an toàn cao hơn trong thời kỳ đại dịch, và khả năng phơi nhiễm COVID-19 trong tương lai của họ thì mật độ virus cũng thấp hơn.
4 nhóm người dễ gặp biến chứng khi mắc cúm Nếu thuộc một trong những nhóm này, bạn nên tiêm phòng vaccine cúm càng sớm càng tốt. Theo tạp chí Prevention, cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em...