Bên trong trường chuyên khắc nghiệt hàng đầu Trung Quốc: Học 15 tiếng/ngày, phải xây rào chắn ngăn học sinh tự tử
Được mệnh danh là lò đào tạo sĩ tử hàng đầu Trung Quốc, tuy nhiên trường trung học Hoành Thủy cũng vướng nhiều tranh cãi về mô hình giáo dục cũng như sức ép học tập khắc nghiệt.
Nhắc đến kỳ thi đại học, người ta không thể bỏ quên cái tên Gaokao – kỳ thi đầu vào quan trọng và có tính cạnh tranh khốc liệt nhất ở Trung Quốc. Mỗi năm, số lượng sĩ tử bước vào kỳ thi lên đến 10 triệu người/năm. Kỳ thi sẽ trực tiếp xác định xem mỗi học sinh được chọn vào trường đại học nào, hay nói một cách “phũ phàng” sẽ quyết định học trò trở thành công nhân hay nhân viên bàn giấy trong vài năm tới.
Một trong những lò luyện thi đại học khắc nghiệt nhưng cũng nổi tiếng bậc nhất là trường trung học Hành Thủy. Trong mùa tuyển sinh 2020, trường có 67 học sinh tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa, 75 học sinh có điểm thi từ 700 trở lên, hơn 60% đạt điểm trên 600 và 8/10 học trò có số điểm cao nhất tỉnh.
Qua nhiều năm, trường Hoành Thủy được mệnh danh là “nhà máy Cao Khảo” vì sản xuất ra rất nhiều học sinh vào được đại học. Tuy nhiên, đi kèm với chất lượng học tập luôn là sức ép học khủng khiếp khiến ngôi trường này được mệnh danh “trường chuyên khắc nghiệt hàng đầu Trung Quốc”.
Kỳ thi ĐH Trung Quốc nổi tiếng vì sự cạnh tranh khốc liệt khi hơn 10 triệu sĩ tử tham gia mỗi năm, học sinh phải tập ôn thi từ những năm cấp 2, chấp nhận thở bình oxy trong phòng kín để tập trung…
Trường trung học Hoành Thủy được mệnh danh “nhà máy Cao Khảo” vì sản xuất ra rất nhiều học sinh vào được đại học.
Trường trung học Hoàng Thủy có khuôn khổ kỷ luật được sao chép từ phong cách quân đội với mô hình bán quân sự khiến tất cả học trò phải tuân thủ giờ giấc và quy định nghiêm ngặt. Học sinh học 15 tiếng/ngày, học 7 ngày/tuần. Mỗi học trò sẽ tham gia 13 lớp học và bị cấm không được quá thân thiết với bạn khác giới. Ngoài ra, học sinh cũng bị cấm ăn vặt và thời gian cho mỗi bữa ăn chỉ vỏn vẹn 15 phút.
Lịch trình tiêu biểu của 1 học sinh trong trường là: Thức dậy lúc 5h30 sáng, vệ sinh cá nhân; 5h40 xuống sân chạy bộ; 5h50 đọc sách; 6h30 – 7h30 chuẩn bị ăn uống và đến trường. Có năm tiết học vào mỗi buổi sáng. Sau đó đến 5 tiết học vào buổi chiều. Sau bữa tối, cả lớp cùng xem thời sự từ 18h50 – 19h10. Buổi tối có 3 tiết tự học, kết thúc lúc 21h50, 22h10 học sinh phải tắt đèn và đi ngủ.
Trường khuyến khích sự cạnh tranh của học sinh bằng cách treo thưởng cho mỗi học sinh đỗ một trong 2 trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa là khoảng 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỉ đồng).
Giáo viên và học sinh trường Hoành Thủy tổ chức diễu hành đánh dấu 100 ngày trước kì thi đại học. Học sinh sẽ giơ cao khẩu hiệu “Thi đại học là con đường mà những người theo đuổi giấc mộng như chúng ta nỗ lực chạy theo”.
Tuy nhiên, mô hình giáo dục khắc nghiệt của trường trung học Hoành Thủy cũng nhận về rất nhiều chỉ trích từ các chuyên gia giáo dục. Họ cho rằng trường chỉ chú trọng đến việc rèn luyện điểm số, còn các kỹ năng mềm khác như sự sáng tạo, đam mê hay giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa lại bị khước từ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sức ép học tập của ngôi trường đè lên sĩ tử cũng quá lớn. Năm 2015, sau vụ tự tử của một học sinh, nhà trường đã phải lắp thêm nhiều hàng rào kim loại kín từ trần xuống sàn ở mỗi tầng của tòa nhà. Các dãy hành lang được vây kín từ đó trông như nhà tù.
Phía ngoài rào chắn, trường giăng các khẩu hiệu màu đỏ cổ vũ cho tinh thần sĩ tử thi Gaokao thành công hay phụ thuộc vào từng ngày học thành công, từng giờ học thành công và từng bài học thành công.
Trường từng phải xây rào chắn để ngăn học sinh tự tử mỗi khi mùa thi đại học cận kề.
Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi về mô hình dạy cũng như sức ép đè năng lên sĩ tử, ngôi trường vẫn được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con cái theo học vì quan niệm đại học là cánh cửa đổi đời cho học sinh. Đến nay, trường đã lập 18 chi nhánh ở nhiều khu vực như An Huy, Tứ Xuyên, Vân Nam…
Một số bình luận của cộng đồng mạng về ngôi trường chuyên được mệnh danh khốc liệt bậc nhất này:
- “Học hành đau khổ nhưng cái kết quả đạt được rất tốt mà. Đôi khi phải đánh đổi một số thứ để có được thành tích tốt nhất. Nhìn điểm thi đại học như vậy thì cũng cảm thấy mọi thứ bỏ ra xứng đáng”.
- “Cái gì cũng có cái giá của nó, khổ trước sướng sau. Nhưng thiếu niên mà, chịu khắc nghiệt như vậy đôi khi lại tạo thói quen tốt, còn với phụ huynh thì quả không còn gì chê trách. Nhưng bạn thiếu niên nào mà học lực chỉ cỡ trung bình – khá vào trường thì khổ thật rồi”.
- “Vào đây để học cho điểm cao thì cho tiền cũng không dám vào. Mấy năm tuổi trẻ tươi đẹp như thế mà hôm nào cũng học 15 tiếng/ngày, không có thời gian dư dả cho bản thân thì thực sự rất phí”.
- “Có người nói học hành khổ cực nhưng thành đạt, có người lại nói xứng đáng, có người lại nói không khác gì nhà tù. Mỗi người ý kiến khác nhau, sau này tôi mà có con thì sẽ hỏi nó xem có muốn học ở đấy không, chứ không ép buộc đâu. Nó muốn thì tự nó cố gắng, nó không muốn vào đấy không khác gì bỏ tù”.
- “Ai trải qua rồi sẽ biết việc học đem lại nhiều thứ như thế nào. Tự cảm thấy rằng xuất phát sớm rất tốt, nỗ lực càng sớm thì sau này càng bớt cực khổ”.
Kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới sắp diễn ra ở Trung Quốc khủng khiếp đến mức nào?
Hơn 10 triệu thí sinh nhưng chỉ 2% trong số đó có cơ hội vào đại học, điều này đã cho thấy mức độ áp lực của kỳ thi đại học tại Trung Quốc.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tuyển sinh đại học được đánh giá là khốc liệt bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại Trung Quốc dành cho 10,7 triệu thí sinh. Kỳ thi năm nay bị lùi lại trễ hơn 1 tháng so với mọi năm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng sức nóng từ kỳ thi không hề giảm. Tất cả sẽ cùng tranh tài để tìm ra những cái tên có cơ hội bước chân vào cánh cửa đại học. Người ta hay gọi kỳ thi này với cái tên là Gaokao mà dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Cao khảo" tức là bài kiểm tra có mức độ khó cao nhất dành cho học sinh.
Kỳ thi đầu tiên được diễn ra vào năm 1952, sau 14 năm thay đổi chính sách của những người đứng đầu đất nước, kỳ thi bị gián đoạn đến năm 1977 thì được tổ chức lại. Kỳ thi năm 2020 đánh dấu năm thứ 43 "cao khảo" quay trở lại trong hệ thống giáo dục quốc gia Trung Quốc. Bất chấp dịch bệnh, các học sinh ở các trường phổ thông đang ngày đêm ra sức ôn tập để chuẩn bị tốt nhất mọi thứ cho kỳ thi đại học.
Học sinh lớp 12 ôn luyện cho kỳ thi đại học diễn ra vào tuần tới (Ảnh: SCMP)
Năm 2001, quy định về giới hạn độ tuổi của kỳ thi này đã được loại bỏ, do đó, cuộc thi này dành cho tất cả những ai đã tốt nghiệp THPT có mong muốn dự thi. Kỷ lúc gần đây nhất về số lượng thí sinh tham gia là năm 2008 với 10,5 triệu sĩ tử, con số này có thể sẽ được phá bỏ bởi kỳ thi năm nay.
Dù chưa có dấu hiệu dịch Covid-19 sẽ kết thúc nhưng các học sinh vẫn oằn mình ôn tập (Ảnh: SCMP)
Thí sinh dự thi phải tham gia đầy đủ 4 môn thi trong đó có 3 bài thi bắt buộc là tiếng Trung, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Tổng thời lượng để hoàn thành các môn thi là 9 tiếng đồng hồ, trong 2 ngày. Riêng với những thí sinh dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bài kiểm tra bằng ngôn ngữ của dân tộc mình một ngày sau đó.
Vì tính cạnh tranh khốc liệt của các thí sinh nên không ít những trường hợp gian lận diễn ra và bị phát hiện. Để hạn chế những điều này, kể từ 2016, các biện pháp mạnh tay đã được chính phủ Trung Quốc ban hành khiến những thí sinh có hành vi gian lận có thể trở thành tội phạm hình sự.
Một số màn gian lận tinh vi đã bị phát hiện trong các kỳ thi trước (Ảnh: Reuters)
Kỳ thi Cao khảo được xem là mang tính quyết định tới số phận của một học sinh Trung Quốc vì điểm số tốt có thể giúp họ được nhận vào một trường đại học tốt, từ đó họ có thể thay đổi được tương lai bằng những định hướng nghề nghiệp của bản thân. Kỳ thi này như là phương cách để đưa các học sinh đến với thế giới của danh vọng và địa vị. Nhất là đối với những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội,, họ không có gì trong tay nên việc duy nhất giúp cho họ đổi đời đó là học, học và học. Không ngoa khi nếu không có kỳ thi tuyển sinh đại học thì các trẻ em ở các vùng quê sẽ không có hy vọng thay đổi cuộc sống.
Cuộc chiến với thi cử chưa bao giờ là dễ dàng với các học sinh (Ảnh Sina)
Để chuẩn bị cho kỳ thi, mỗi học sinh phải học trên lớp, tìm đến các trung tâm học thêm và phải tự ôn tập thêm ở nhà. Không hiếm những học sinh đã cố gắng nhồi nhét các kiến thức của 3 năm phổ thông khi chỉ mới học lớp 11 và dành toàn bộ thời gian của năm cuối cho việc ôn tập để thi đại học. Không ít những thí sinh phải sử dụng các biện pháp liên quan tới y tế như truyền nước để có sức ôn bài, uống thuốc tránh thai để làm chậm kinh nguyệt và có thời gian tập trung cho kỳ thi.
Bước vào kỳ thi, thậm chí phụ huynh còn là người lo lắng hơn cả sĩ tử. Họ chịu chi bỏ tiền ra thuê khách sạn gần điểm thi để học sinh có nơi nghỉ ngơi cho hai ngày kiểm tra và nhất là tránh tắc đường vào giờ cao điểm, không gây trở ngại hay trễ giờ tới phòng thi.
Phụ huynh thậm chí còn lo lắng hơn cả con em mình (Ảnh:
Hàng loạt các biện pháp đảm bảo cho kỳ thi diễn ra suôn sẻ nhất được thiết lập như hạn chế các phương tiện giao thông ở gần các khu vực có điểm thi, dừng các hoạt động thể dục ở công viên, các công nhân xây dựng cũng được yêu cầu tạm nghỉ công việc nhường lại sự yên tĩnh cho các sĩ tử.
Hệ thống điện lực, xe buýt,giao thông,... đều được kiểm tra cẩn thận trước khi kỳ thi diễn ra (Ảnh: Sina)
Có thể thấy, Trung Quốc là đất nước vô cùng coi trọng giáo dục và chuyện thi cử. Với những quy định nghiêm ngặt, sự gắt gao cùng tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng, nhiều học sinh đã rơi vào những trạng thái áp lực tinh thần. Nhưng không học sinh nào muốn là người bị bỏ lại phía sau và luôn nỗ lực thật nhiều để đạt kết quả tốt. Kỳ thi năm nay tuy diễn ra trễ hơn nhưng dự báo không khí náo nhiệt và căng thẳng sẽ không khác mọi năm.
Cậu bé nghiện game 'gây sốc' khi thành sinh viên ưu tú Hong Sung Ho bị bạn bè khinh thường, gọi là "cặn bã" cho đến ngày giành được học bổng toàn phần 4 năm tại một trường đại học danh tiếng . "Cho đến chết mẹ vẫn tin tưởng con". Đây là câu nói mà mẹ của Hong Sung Ho nói với con khi cậu muốn trở thành một game thủ vào năm lớp...