Bên trong ngôi trường cách mạng hàng đầu của Triều Tiên
Trong hai trường cách mạng của Triều Tiên, học sinh học bắn súng, tư tưởng chính trị trong những phòng có mô hình xe tăng.
Cuộc sống thường ngày của học sinh trường Cách mạng Mangyongdae Trường Cách mạng Mangyongdae đào tạo học sinh kiểu thiếu sinh quân. Tất cả học sinh cắt tóc ngắn, mặc đồng phục, chú trọng rèn luyện thể chất.
Năm 1947, trường Cách mạng Mangyongdae được thành lập ở Bình Nhưỡng, làm nơi học tập cho những đứa trẻ mồ côi có cha, mẹ hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng Triều Tiên khỏi Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Trường chỉ nhận học sinh nam. Đến nay, Mangyongdae trở thành ngôi trường hàng đầu Triều Tiên, đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận cho đất nước. Ảnh: AP.
Trường Cách mạng Mangyongdae hoạt động như một trường quân sự. Tại đây, tranh ảnh về vũ khí được treo dọc hành lang. Các lớp học được trang bị vũ khí, xe tăng, mô hình máy bay phản lực. Ảnh: AFP.
Hàng ngày, học sinh học 6 tiết, mỗi tiết kéo dài 45 phút. Hơn một nửa chương trình dạy về tư tưởng và chính trị, gần 1/4 là các môn quân sự. Phần còn lại, học sinh học các môn thông thường. Ảnh: AFP.
Bắn súng là môn học chính. Học sinh trường Mangyongdae học môn này tại trường bắn điện tử. Ảnh: AP.
Hoạt động thể chất được chú trọng và thường diễn ra vào buổi chiều. Các nam sinh rèn luyện thân thể trong phòng tập thể hình hiện đại. Họ cũng có thể chọn học taekwondo. Ảnh: AFP.
Khoảng 1.000 nam sinh Mangyongdae thống nhất về kiểu tóc và trang phục. Họ cắt tóc ngắn, mặc đồng phục kiểu quân sự. Ảnh: AFP.
Năm 1958, trường Cách mạng Kang Pan Sok dành cho nữ sinh được thành lập ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.
Chương trình học cũng tương tự như trường Mangyongdae. Học sinh được tiếp cận tài liệu, thiết bị học tập hiện đại hơn so với mặt bằng chung cả nước. Ảnh: AFP.
Hầu hết học sinh tốt nghiệp từ hai trường Cách mạng Mangyongdae và Kang Pan Sok gia nhập quân đội. Kiến thức, tư tưởng cùng tình hữu nghị họ hình thành và thu nhận trong quá trình học tập góp phần tạo nên sức mạnh quân sự cho đất nước. Ảnh: AFP.
Theo Zing
Dạy trẻ bằng cả trái tim
Việc nuôi dạy trẻ rất vất vả, nhưng cũng đem lại nhiều niềm vui và hạnh phúc lớn lao. Tuy nhiên, để tìm được niềm hạnh phúc đó với những người thầy, chưa bao giờ là dễ dàng nếu không dành nhiều tâm huyết, tình thương, yêu cho trẻ.
Cuốn sách "Dạy trẻ bằng cả trái tim" của Ranfe Esquith đem đến cho các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh những câu chuyện dạy trẻ rất hay, sâu sắc, thấm đẫm tình yêu thương.
Câu chuyện dạy trẻ
Cuốn sách gồm những câu chuyện kể lại việc dạy học vào cuối thế kỷ 20, trong bối cảnh giáo dục nước Mỹ cũng gặp phải những khó khăn như: Không quan tâm đến các môn Lịch sử và Địa lý, dạy chay trong các môn khoa học, học sinh thiếu kỹ năng sống, không được rèn luyện thể chất, nghệ thuật và hiểu biết xã hội... Hiểu và nắm rất rõ thực trạng tồn tại trong giáo dục của nước Mỹ lúc đó, thầy Rafe
Esquith đã nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm dạy học của mình và đưa ra những phương pháp hữu hiệu khắc phục những tồn tại và bổ sung thêm những kỹ năng, kiến thức... mới, khó học, tiên tiến.
Đó là các phương pháp dạy trẻ qua câu chuyện thầy đã dạy học sinh của mình. Thầy có một đức tính quý là luôn luôn kiên nhẫn và đặt tình yêu thương con trẻ lên trên hết. Ví dụ: Trong một giờ dạy Hóa học, khi các học sinh khác đang rất hào hứng thực hiện thí nghiệm với đèn cồn thì một em học sinh nữ trong lớp cứ loay hoay, chưa thể khêu được sợi bấc để đốt đèn, trong khi các học sinh khác đã làm xong và muốn trình bày kết quả của mình trước lớp. Khi đó, thầy Rafe Esquith đã quan sát thấy và đã tìm cách giúp em học sinh này. Thầy nói, tất cả cùng chờ thêm một lúc nữa để bạn làm xong.
Chia sẻ về giờ dạy Hóa học hôm đó, thầy Rafe Esquith cho biết: "Buổi học hôm đó, dụng cụ thí nghiệm vô tình bị lỗi, cô trò nhỏ của tôi loay hoay và có chút hoang mang vì không theo kịp các bạn. Em đã ngân ngấn nước mắt khiến tôi động lòng. Tôi đã cúi sát xuống xem lại sợi bấc trong đèn cồn của em và phát hiện ra, sợi bấc đã ngắn hơn so với yêu cầu nên cây đèn khó cháy. Tôi đã cố gắng làm cho cây đèn phải cháy được. Khi cây đèn cháy, sợi bấc bắt lửa và tôi vui mừng ngước lên để nhìn rõ hơn nụ cười mà tôi mong đợi trên gương mặt cô trò nhỏ. Thế nhưng, em lại nhìn tôi và hét lên với vẻ mặt chứa đầy sự sợ hãi. Các em khác cũng hét lên. Tôi không hiểu sao tất cả các em đều chỉ vào mình, cho đến khi nhận ra rằng, ngọn lửa đã bén vào tóc tôi. Tóc cháy khét khiến bọn trẻ kinh hãi".
Qua câu chuyện về giờ thí nghiệm Hóa học của thầy Rafe Esquith, chúng ta có thể nhận thấy, thầy đã dành tâm huyết của mình cho các học trò nhiều đến mức không thể nhận ra tóc mình đang cháy. Thầy đã "Dạy trẻ bằng cả trái tim".
Các học sinh của thầy Rafe Esquith hồi đó hầu như xuất thân từ những gia đình nghèo khó, mới nhập cư vào nước Mỹ và không giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên các em luôn trong nhóm 5 - 10% đạt điểm thi SAT/ACT cao nhất nước Mỹ, các em còn rất giỏi trong các lĩnh vực khác như: Nghệ thuật, kỹ năng sống (quản lý thời gian, làm việc nhóm, quản lý chi tiêu cá nhân...). Từ những em nhỏ xuất thân trong gia cảnh khó khăn, thế nhưng với những giá trị và kiến thức xây dựng qua thời gian học tập với thầy Rafe Esquith, các em đã tự mình xây dựng và thay đổi tương lai của bản thân mình, được nhận vào các trường đại học danh tiếng và trở thành các nhà khoa học, luật sư, bác sĩ, nghệ sĩ có uy tín.
Kinh nghiệm về việc dạy trẻ
Chia sẻ về việc dạy trẻ, TS Tùng Bùi, giảng viên Trường Đại học Hawaii, Hoa Kỳ, Giám đốc chương trình MBA Đại học Hawaii tại Việt Nam cho biết: "Nghề giáo chưa bao giờ dễ dàng. Nó thậm chí ngày càng trở nên khó khăn hơn trong thời đại của Internet và toàn cầu hóa hiện nay. Kinh nghiệm lâu năm trong nghề với tư cách là một nhà giáo đã chỉ ra cho tôi 2 quy tắc bất biến để dạy trò thành tài, đó là sự yêu mến, tin tưởng của học trò và lòng đam mê của người thầy đối với cuộc hành trình giúp học sinh chinh phục tri thức".
Cùng quan điểm với TS Tùng Bùi, TS Nguyễn Mạnh Hào - Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Ames English chia sẻ: "Tôi đã từng gặp nhiều khó khăn như vậy cho đến khi biết tới cuốn sách "Dạy trẻ bằng cả trái tim". Với tư cách là một người thầy, một người cha, thầy Rafe Esquith - tác giả cuốn sách đã chứng minh rằng, các con chúng ta có thể đạt được những thành tích mà bố mẹ không ngờ tới nếu chúng ta - phụ huynh và giáo viên - thay thế dọa nạt và kỷ luật bằng kiến thức tin tưởng và lòng yêu thương. Thông qua cuốn sách "Dạy trẻ bằng cả trái tim", thầy Rafe
Esquith đã đưa ra 6 cấp độ phát triển tư duy của trẻ, đó là: Động lực học tập hoặc làm việc của trẻ là không bị phạt; Để được thưởng; Để làm hài lòng người khác (bố mẹ, thầy cô); Để làm đúng quy định; Để thể hiện sự tinh tế và quan tâm người khác; Vì chính mình và được là chính mình. Đồng thời, đưa ra phương pháp để phụ huynh có thể dẫn dắt và đồng hành với các con qua từng cấp độ tư duy, trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi, công dân tốt cho xã hội và trên hết là xây dựng được giá trị cá nhân cho con. Cùng với đó là kiến thức, kỹ năng, lòng tự trọng, danh dự, giá trị của bản thân và phẩm chất cá nhân của các con cần được xây dựng từ nhỏ.
Rafe Esquith là giáo viên có 31 năm kinh nghiệm dạy lớp 5 tại Los Angeles (Mỹ). Trong sự nghiệp của mình thầy được trao tặng danh hiệu "Teacher of the year" (Thầy giáo của năm) năm 1992; Giải thưởng "Sigma beta delta" danh giá của Đại học Johns Hopkins; Giải thưởng "Use your life Award" (giải thưởng cống hiến) của Oprah Winfrey; giải thưởng của "As You Grow Award" (cùng con lớn khôn) của Parents Magazin (tạp chí phụ huynh); "National Medal of Arts"(Huân chương quốc gia về nghệ thuật) và thầy cũng đã được trao tước hiệu "Member of the Order of the Britsh Empire" (Thành viên Hoàng gia Anh).
Hiền Anh
Theo giaoducthoidai
Thạc sĩ giáo dục Harvard: "Quà gì ý nghĩa nhất ngày 20/11?" "Phụ huynh tặng quà ngày 20/11 vì biết ơn thầy cô đã dạy dỗ các con, song đôi khi việc này trở thành một thủ tục vì họ sợ thầy cô không quan tâm con mình bằng con của người khác", thạc sĩ Đại học Harvard Trương Phạm Hoài Chung chia sẻ. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, từ lâu đã trở thành...