Bên dòng sông Rinh
Câu chuyện của những người thầy dạy chữ bên dòng sông Rinh cũng đẹp và tử tế như bao thầy cô đang ngày đêm âm thầm hy sinh tuổi xuân của mình để “cõng” chữ lên non.
Ảnh minh họa
Hà thân,
Mình vừa chia tay một người bạn trẻ. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hoa đã xung phong lên dạy học ở một điểm trường vùng cao. Ước mơ được làm cô giáo, hàng ngày dạy dỗ, vui đùa cũng lũ trẻ nơi đại ngàn hùng vĩ đã ấp ủ trong cô từ ngày còn ngồi trên ghế giảng đường. Và hôm nay, ước mơ ấy đã thành hiện thực. Niềm vui lấp lánh trong đôi mắt ấy, thật đẹp!
Và nhìn Hoa, mình lại nhớ đến hình ảnh của những người thầy bên tả ngạn dòng sông Rinh ( Quảng Ngãi). Hà biết không, ở điểm trường ấy, bao năm rồi vẫn chỉ có 4 lớp học với 4 người thầy kiên trì, bền bỉ như những người mẹ hiền, chăm lo cho từng em học sinh đồng bào dân tộc Hrê.
Sông Rinh nước cuồn cuộn chảy quanh năm, chỉ yên bình vài ba tháng mùa hạ. Theo lời các thầy giáo ở đây thì mùa lũ dòng sông dữ dằn như một loài thủy quái. Mỗi chuyến đò sang sông vì thế cũng phấp phỏng những nỗi lo. Lo nhất là khi trên đó toàn những đứa trò nhỏ của các thầy…
Video đang HOT
Hôm nào cũng vậy, chỉ khi thấy bọn trẻ bước vào lớp, lòng thầy mới lắng lại, yên tâm chuẩn bị cho những bài giảng mới. Nếu gặp những hôm mưa lớn, các con không thể về nhà thì thầy trò lại chung nhau mấy gói mì tôm, quây quần trong lớp học, ấm áp, yêu thương. Giấc ngủ ở lớp cũng êm đềm như ở nhà vậy.
Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi trong chiếc cặp đen của các thầy mang lên lớp lúc nào cũng có sẵn cây kéo, sợi dây thun cột tóc, thậm chí cả kim chỉ. Trái tim yêu thương và tấm lòng nhiệt huyết của các thầy đã giúp phụ huynh yên tâm hơn rất nhiều, nhất là khi con đường đến trường của các con còn gập ghềnh muôn nỗi. Bọn trẻ cũng gắn bó, quấn quýt với các thầy như cha mẹ mình vậy
Câu chuyện của những người thầy dạy chữ bên dòng sông Rinh cũng đẹp và tử tế như bao thầy cô đang ngày đêm âm thầm hy sinh tuổi xuân của mình để “cõng” chữ lên non – Nơi những bước chân phải bấm sâu trên những cung đường trơn trượt sau cơn mưa rừng. Nơi mùa đông thông thốc lạnh và sóng điện thoại phập phù không thể nghe trọn vẹn giọng con thơ líu lo…nhớ mẹ. Rồi cả không chợ, không điện lưới, không có nước sạch, bữa cơm đạm bạc chỉ có rau rừng với cá khô.
Khó khăn là vậy, nhưng các thầy cô chưa bao giờ nản bước, vẫn từng ngày, từng giờ cần mẫn gieo mầm cho những ước mơ.
Hành trình trèo đèo, lội suối 'cõng chữ lên non' của thầy cô giáo ở Nghệ An
Chân đất lội nước, tay xách giày, trên lưng là túi đồ tư trang, lương thực, sách vở - những hành trang đến trường của các thầy cô vùng cao Nghệ An.
Chiều chủ nhật hàng tuần, 18 thầy cô giáo của trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Hữu Khuông (Tương Dương, Nghệ An) lại chuẩn bị tư trang, hẹn nhau cùng đi đến điểm trường khó khăn nhất huyện. Trường này nằm gọn trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ tại xã Hữu Khuông. Từ trung tâm huyện muốn đến trường, các thầy cô phải mất hơn hai giờ đồng hồ di chuyển, rồi tiếp tục vòng qua những dòng sông, leo trên những con dốc cao men theo sườn núi.
Xã Hữu Khuông là địa phương 5 không: Không đường xá, không ti vi, không điện (chỉ một số điểm vừa mới có), không mạng internet, không chợ,.. Mùa đông thì mưa gió, lũ lụt, mùa hè lại nắng nóng, hanh khô. Giao thông ở Hữu Khuông trắc trở, đường xá đi lại vất vả, nguy hiểm. (Ảnh: Đức Sơn)
Thầy Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Hữu Khuông cho biết, giáo viên đều ở xa trường, gần nhất là 40 km, xa nhất cũng ngót nghét 220 km. "Hành trình đến trường của chúng tôi không đơn giản là lên xe khách, xe máy rồi phi đến trường. Chúng tôi đi thuyền, lội suối, đi bộ leo dốc giữa cái nắng nóng hơn 40 độ mới đến được trường", thầy Sơn nói. (Ảnh: Đức Sơn)
Vào mùa mưa lũ, thời tiết khắc nghiệt những giáo viên cũng chỉ biết động viên, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Không ai nản chí. "Vì lương tâm của người thầy, vì trách nhiệm với nghề, hơn nữa là vì các em học sinh của chúng tôi" - Thầy Đức Sơn tâm sự. (Ảnh: Đức Sơn)
Thầy trò trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Hữu Khuông gắn bó như gia đình, học trò ở đây luôn coi thầy cô giáo như cha mẹ, các thầy cô cũng yêu quý, hy sinh vì học trò rất nhiều. Trong ảnh, thầy trò tranh thủ giờ tan học, cùng nhau dựng cầu qua suối phòng những lúc mưa lũ, nước dâng học sinh đi lại nguy hiểm. (Ảnh: Đức Sơn)
Các thầy cô lo cho các em từ cái chữ, bữa cơm, giấc ngủ cho đến việc chữa bệnh. Không có chợ, các thầy cô và học sinh ngoài việc đưa theo lương thực từ nhà dự trữ, những lúc rảnh rỗi thầy trò lại ra sông thả lưới bắt cá, tôm.(Ảnh: Đức Sơn)
Thầy Đức Sơn chia sẻ: "Tôi luôn mong muốn được nhà nước, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu giảng dạy cũng như sinh hoạt đời sống cho giáo viên và học sinh. Mong ước có con đường nối liền trung tâm xã với xã Yên Tĩnh (Tương Dương) để thông thương ổn định, đi lại thuận tiện, không phải lo mưa lũ, thiên tai". (Ảnh: Đức Sơn)
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua, tuy điều kiện khó khăn nhưng các thầy cô cùng nhà trường luôn đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh bệnh cho các em. Mỗi học sinh khi đến trường trong mùa dịch đều được đo thân nhiệt và phát khẩu trang đầy đủ. (Ảnh: Đức Sơn)
Bám bản giải cơn "khát chữ" cho trò Không điện, không sóng điện thoại, luôn thiếu nước sạch, thời tiết khắc nghiệt quanh năm... Cô Loan chăm lo cho học sinh như con em trong nhà. Đó là những gì giáo viên cắm bản vùng đồng bào dân tộc Cống tại bản Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đối diện đã lâu. Song họ vẫn ngày...