Bé trai nhập viện chỉ vì một vết loét tròn nhỏ
Bệnh nhi 8 tuổi sốt cao liên tục trong vòng 3 ngày, nổi ban đỏ trên da. Gần cơ quan sinh dục trẻ có một vét loét kích thước gần 1 cm, một dấu hiệu đặc trưng của sốt mò.
Vết loét trên da bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Bé Đ.Q.T. (Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng sốt cao suốt 3 ngày với nhiệt độ 39-40 độ C, sốt rét từng cơn liên tục, không co giật, không nôn, không ho, đại tiểu tiện bình thường. Gia đình đã cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) nhận thấy bệnh nhi có ít ban đỏ vùng mặt, bụng, hạch bẹn phải. Kích thước ban nhỏ như hạt ngô, chắc, không nóng đỏ, không đau khi khám.
Vùng mu gần bộ phận sinh dục trẻ có nốt loét, kích thước gần bằng 1 cm, đang đóng vảy, xung quanh có gờ đỏ. Kết quả xét nghiệm sinh hóa phát hiện giảm tiểu cầu, tăng men gan.
Dựa vào các triệu chứng trên, các bác sĩ xác định bệnh nhi bị sốt mò hay còn gọi là bệnh Rickettsia. Trẻ được điều trị tích cực bằng cách truyền dịch, hạ sốt, kháng sinh, theo dõi toàn trạng.
Sau 7 ngày điều trị tích cực, tình trạng của bệnh nhi đã ổn định hơn. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi đã hết sốt, không còn nổi ban. Em được xuất viện sau 7 ngày.
Sốt mò (hay sốt bờ bụi) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do Rickettsia tsutsugamushi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có vết loét trên da do côn trùng đốt, phát ban dạng sẩn và viêm hạch.
Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và có thể gây ra các biến chứng: viêm phổi, viêm não màng não, viêm cơ tim… hoặc suy đa phủ tạng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tỷ lệ nguy hiểm của bệnh sốt mò có thể chiếm khoảng 1-60%.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Hà, khoa Nhi, Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên, bệnh sốt mò có các biểu hiện điển hình như các nốt đốt đóng vảy đen, mọc ở chỗ kín, nách, bẹn cổ… tương đối giống với các bệnh như nhiễm trùng huyết.
Chính vì thế, bệnh nhân cần phải được nhanh chóng làm xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em sức đề kháng yếu.
Để phòng ngừa bị bệnh cho trẻ, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh không gian sống của trẻ, kiểm tra cơ thể kĩ càng sau khi trẻ chơi ở những khu vực có nguy cơ cao. Nếu phát hiện trẻ có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh sốt mò sau khi bị kí sinh trùng cắn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Người mắc hội chứng urê huyết tán huyết nên tập thể dục thế nào cho an toàn?
Hội chứng urê huyết tán huyết gây những triệu chứng nặng như sốt, tiêu chảy, chảy máu bất thường...
Vậy khi mắc hội chứng urê huyết tán huyết, có nên tập thể dục không?
1. Khi nào người mắc hội chứng urê huyết tán huyết có thể tập thể dục?
Hội chứng urê huyết tán huyết (Hemolytic uremic syndrome - HUS) là một bệnh đặc trưng bởi tan máu, giảm tiểu cầu và chấn thương thận cấp tính.
Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một tình trạng có thể xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương và viêm có thể hình thành cục máu đông. Các cục máu đông làm tắc nghẽn hệ thống lọc trong thận, dẫn đến suy thận, có thể đe dọa tính mạng. Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng tan máu urê huyết nhưng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn... Tất cả các dạng HUS - bất kể nguyên nhân - làm hỏng các mạch máu. Tổn thương này khiến các tế bào hồng cầu bị phá vỡ (thiếu máu), cục máu đông hình thành trong các mạch máu và tổn thương thận, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, chảy máu bất thường...
Người mắc hội chứng urê huyết tán huyết có thể thử các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập kéo giãn cơ, nhưng chỉ nên thực hiện khi cơ thể cho phép và không có dấu hiệu làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Người bệnh cần nhập viện để theo dõi sức khỏe, tuân thủ điều trị của bác sĩ và không nên cố tập luyện bởi có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng trở lại. Điều này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, củng cố tinh thần, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục ở người mới ốm dậy, người nằm nhiều...
2. Người mắc hội chứng urê huyết tán huyết nên tập luyện như thế nào?
Người mắc hội chứng urê huyết tán huyết có thể thử các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập kéo giãn cơ, nhưng chỉ nên thực hiện khi cơ thể cho phép và không có dấu hiệu làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Một số bài tập phù hợp như:
- Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng trong nhà hoặc ngoài trời là một cách tốt để giữ cơ thể hoạt động mà không gây áp lực quá lớn. Nên đi bộ trong khoảng thời gian ngắn và với tốc độ chậm rồi tăng dần theo thể lực...
- Kéo giãn: Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng rất phù hợp với người mới ốm dậy. Nên tập trung vào các động tác kéo giãn cơ bắp như kéo giãn chân, tay và lưng.
- Yoga cơ bản: Các động tác yoga nhẹ nhàng, chẳng hạn như động tác ngồi thiền hoặc thư giãn, có thể giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tránh các tư thế yoga đòi hỏi nhiều sức lực hoặc có thể gây căng thẳng cho bụng.
3. Một số lưu ý khi tập luyện
Tránh các bài tập nặng hoặc có cường độ cao, chẳng hạn như chạy, vì có thể làm tăng nguy cơ mất nước, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi mắc hội chứng urê huyết tán huyết, ưu tiên hàng đầu là nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu cảm thấy đủ sức khỏe để tập thể dục, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng và theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận sự tư vấn và điều trị phù hợp.
Đảm bảo uống đủ nước và dung dịch bù điện giải trước, trong, và sau khi tập luyện để tránh tình trạng mất nước.
Phát hiện gen mới hỗ trợ quá trình phát triển vaccine HIV Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã xác định được gen có thể mở đường cho việc phát triển vaccine chống lại HIV và các bệnh khác như ung thư, sốt rét... Nghiên cứu được công bố mới đây của các nhà khoa học Mỹ trên tạp chí Science Immunology đã xóa bỏ thêm một rào cản nữa trong việc phát triển vaccine...