Bé trai bị chó ngoạm vào đầu trong lúc ăn xúc xích
Bé trai 17 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang, được đưa vào Bệnh viện cấp cứu trong tình trạng vùng mặt và đầu bị thương rất nặng do chó cắn.
Người nhà cho biết, trước đó, bé đang ăn xúc xích, bị chó nhà hàng xóm cắn và ngoạm vào đầu (chó không chích ngừa).
Bé được đưa đi sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, sau đó được chuyển bằng xe cấp cứu tới Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Thám sát vết thương, các bác sĩ ghi nhận, vết thương vùng mặt bên phải của bé phức tạp với nhiều đường rách, thiếu hổng nhiều, lộ tổ chức cơ, mỡ, xương, răng…
Bé trai 17 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang, được đưa vào Bệnh viện cấp cứu trong tình trạng vùng mặt và đầu bị thương rất nặng do chó cắn.
Ngoài ra, bé còn bị 3 vết thương vùng da đầu (2 đường rách thẳng 5cm, sâu 0,5cm, và một đường hình chữ V ngược dài 4 cm, sâu 0,5 cm mỗi bên), lộ xương.
Video đang HOT
BS. Nguyễn Minh Hằng, Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, ekip đã mất gần 4 giờ để khâu các vết thương cho em bé, dùng tới 7 mét chỉ và rất nhiều thời gian để làm sạch vùng máu khô bết vào tóc, cạo tóc để khâu vết thương.
Êkip phẫu thuật
Một trường hợp thương tâm khác, bé trai 18 tháng tuổi, ngụ Bình Dương, bé vô tình vấp phải chó khi chó đang ngủ, chó cắn vào mặt bé (chó có chích ngừa dại).
Bé được bệnh viện địa phương khâu vết thương, nhưng do vết thương khá nặng (vết thương dài 15cm, sâu 1cm má phải) nên 1 tuần sau lại bị nhiễm trùng, bung toàn bộ chỉ, phải chuyển Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, Khoa Ngoại điều trị kháng sinh cho bé 1 tuần, sau đó khoa Răng Hàm Mặt cắt lọc may lại vết thương lần 2.
Vết thương dài 15cm, sâu 1cm má phải)
Bé gái 19 tháng tuổi, ngụ Tây Ninh cũng bị chó nhà cắn rất thương tâm. Người nhà cho biết, trước đó, trong lúc chó nhà đang ăn, bé đến gần rồi chó cắn, xé mặt bé (chó không chích ngừa) được sơ cứu tại BV Đa khoa Tây Ninh, sau đó được chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng vết thương thiếu hổng vùng má, lộ da, cơ, mô mỡ, phần da còn lại dập nát, tím thiếu máu nuôi.
Vết thương thiếu hổng vùng má, lộ da, cơ, mô mỡ, phần da còn lại dập nát, tím thiếu máu nuôi
TS.BS. Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt BV Nhi Đồng 1 cho biết, chỉ trong 1 tháng (từ ngày 14/5/20 – 10/6/20), khoa Răng Hàm Mặt đã tiếp nhận 3 ca chó cắn. Đối tượng em bé nhỏ (cả 3 đều chưa đầy 2 tuổi) rất thương tâm. Trong cả 3 trường hợp đều là chó hằng ngày chơi với bé, chỉ trường hợp thứ nhất chó có chích ngừa dại, còn lại không.
BS Đẩu cho biết, tính chất vết thương do chó cắn rất nguy hiểm, cắn xé do răng chó, dập nát do móng vuốt cào cấu, đụng dập do va đập. Vết thương rách nát, thiếu hổng, nhiều vị trí, ảnh hưởng nhiều cơ quan (mặt, mắt mũi, miệng, tai, đầu…), dễ nhiễm tạp khuẩn, virus dại từ nước bọt, uốn ván từ móng vuốt chó. Việc điều trị phức tạp, để lại sẹo xấu, sẹo co kéo, sang chấn tâm lý, tổn thương các cơ quan vùng mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ chức năng sau này.
Các bác sĩ khuyến cáo, đối với cha mẹ, nhà có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó, nếu phải nuôi chó cần được chích ngừa, xích ở nơi xa vùng trẻ chơi, rọ mõm. Nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc và đùa giỡn chọc phá chó, nhất là khi chó đang ăn, mới sinh, đang nuôi chó con.
7 mét chỉ, 4 giờ khâu để cứu cháu bé bị chó cắn nát mặt
Chỉ trong vòng 1 tuần, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) tiếp nhận liên tiếp 3 cháu bé bị chó cắn gây tổn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, mặt.
Bé nặng nhất là một bé trai tên L.N.D., 17 tháng tuổi, nhà ở Cái Bè, Tiền Giang, nhập viện chiều ngày 14-5. Theo lời kể của người mẹ, chiều hôm đó bé đang ăn xúc xích trước nhà thì có một con chó nhào vào, táp vào vùng đầu, mặt em bé. Bé bị rất nhiều vết thương, vết lớn nhất ngay miệng, rách nặng môi dưới và cằm, lộ răng và xương hàm. Ngoài ra còn 3 vết trên đầu, có nơi lộ xương sọ, mỗi vết dài 4-5 cm.
BS Nguyễn Minh Hằng đang kể về bé Đ.Q.V., bệnh nhi "nhẹ" nhất trong số 3 cháu bé bị chó cắn vùng hàm mặt
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bà đã mất gần 4 giờ để khâu các vết thương cho em bé, dùng tới 7 mét chỉ.
Bé thứ 2 tên Đ.Q.V., ngụ Bình Dương, cũng là 1 bé trai 18 tháng tuổi, nhập viện ngày 16-5. Bé bị chó cắn 1 tuần trước ngay má phải, vì bé lỡ đạp đuôi con chó nhà, đã nhập Bệnh viện Quận Thủ Đức và được may vết thương. Không may vết thương nhiễm trùng nên bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để xử lý lại vết thương.
Bé thứ 3 mang tên G.H., một bé gái 19 tháng tuổi từ Tây Ninh. Cháu bé nhập viện trưa 10-6. Theo lời kể của người nhà, bé đã đến gần một con chó nhà đang ăn, nên con vật đã tấn công cháu bé, cắn nát nửa dưới mặt bên phải, lộ ra nhiều cấu trúc bên trong của khuôn mặt. Bác sĩ Hằng đã phải dùng tới 5,25 mét chỉ để khâu lại khuôn mặt cho cháu bé này.
Đáng chú ý trong cả 3 trường hợp, chỉ có con chó trong trường hợp đầu được tiêm ngừa dại cho dù đều là những con chó được nuôi trong gia đình như thú cưng. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, tính chất vết thương do chó cắn luôn rất phức tạp, thường bị dập nát do bị cắn xé, móng vuốt cào cấu, đụng dập do va đập. Ngoài ra vết thương dễ nhiễm nhiều tạp khuẩn, virus dại, uốn ván....
Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, cũng là một bác sĩ thường xuyên phải điều trị cho các bé thường bị chó cắn, cảnh báo hầu như loại chó nào cũng có thể cắn các bé, trong đó nguy hiểm nhất là những giống chó dữ giữ nhà, bởi chúng thường có phản ứng xé, nuốt thịt sống. Các cháu bé bị chó cắn đều cần phải theo dõi lâu dài trong suốt quá trình lành thương, theo dõi các di chứng, ví dụ như sự vận động của các cơn mặt, ảnh hưởng đến tuyến nước bọt..., tâm lý, sức khỏe và cuộc sống về sau.
Là thực phẩm có hương vị tuyệt vời và tính tiện lợi cao nhưng ăn nhiều xúc xích sẽ dẫn đến 7 hệ lụy nghiêm trọng Xúc xích là loại thực phẩm phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng, ăn nhiều xúc xích có thể là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ sau. Mặc dù xúc xích cũng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein và vitamin B, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra tiêu thụ loại...