Bé sơ sinh bị bỏ bên sông sống sót thần kỳ qua bão Kalmaegi
Một em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở bờ sông đã sống sót một cách thần kỳ trong đêm bão Kalmaegi ập vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và kéo theo mưa to, gió lớn.
Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu qua bão Kalmaegi.
Em bé đã được tìm thấy ở bờ sông Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, trong tình trạng không quần áo và cát dính đầy mồm vào ngày thứ ba 16/9. Em đã được cấp cứu vào viện.
Cảnh sát Li Xiaolong, người đã được gọi tới hiện trường, cho biết khi được tìm thấy, em bé thậm chí vẫn còn đoạn dây rốn dài 20cm. Li cho rằng có thể em bé đã được sinh vào ngày thứ hai, khi có mưa lớn.
Mặc dù phải mất nhiều giờ trước khi bão Kalmaegi đổ bộ vào Quảng Đông, nhưng trước đó, từ tối ngày thứ hai đã có mưa rất lớn.
“Toàn thân em bé xanh ngắt. Cậu bé run rẩy vì lạnh, khóc mà không thành tiếng. Tình trạng rất nguy kịch”, Li cho hay với tờ Southern Metropolis Daily.
Được biết dòng sông nơi em bé được tìm thầy là nơi nước thải chảy ra và đã bị đóng cửa với những nhà máy và các tòa chung cư xung quanh. Bờ sông, với đầy ruồi và chuột, cũng tràn ngập rác được ném từ các cửa sổ căn hộ xuống. Vì vậy rất ít người bén bảng tới sông.
Video đang HOT
Cậu bé được một phụ nữ đứng trên ban công căn hộ tầng hai của mình phát hiện vào khoảng 6h sáng ngày thứ ba.
Khi nhập viện cậu bé có vết bầm ở đầu, chân trái và tay phải. Các bác sỹ hiện đang theo dõi phổi và khả năng bị thương hàn của em bé. Tuy nhiên được biết tình trạng của bé hiện ổn định.
“Cậu nhỏ rất mạnh mẽ”, người phát ngôn sở cảnh sát địa phương cho biết. “Do cậu bé được sinh vào đêm trước bão Kalmaegi nên chúng tôi muốn đặt tên cậu bé là Hải Cẩu”, phát ngôn viên cho biết. “Chúng tôi hi vọng cậu bé có thể khỏe mạnh và hạnh phúc, giống như hải cậu vươn lên từ biển. Chúng tôi cũng hi vọng cha mẹ cậu bé liên lạc sớm với chúng tôi sau khi đọc tin tức”.
Bão Kalmaegi với sức gió 144km/h đã gây lũ lụt và thiệt hại cho nhiều vùng ở miền nam Trung Quốc, trong đó có Quảng Đông.
Vụ việc đang được cảnh sát điều tra và bé sơ sinh may mắn trên có thể được gửi tới một trung tâm bảo trợ khi đã bình phục.
Tình trạng bỏ con, đặc biệt là các bé có những nhu cầu đặc biệt, mặc dù là phạm pháp nhưng lại phổ biến ở Trung Quốc. Vấn đề nhức nhối tới nỗi một số thành phố đã thành lập những “lồng ấp em bé”, để cha mẹ có thể bỏ con một cách lặng lẽ và an toàn. Chương trình được Bộ Nội vụ Trung Quốc tài trợ, song cũng vấp phải chỉ trích vì một số cho rằng chương trình chỉ càng khuyến khích các bậc cha mẹ bỏ rơi con mình.
Theo các thông tin trước đó, Đông Hoản đầu năm nay cũng đưa ra kế hoạch xây dựng “lồng ấp em bé” riêng và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay.
Theo SCMP
Nga cảnh báo về khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân
Một quan chức Nga vừa lên tiếng cảnh báo rằng Ukraine "có thể tạo ra bom hạt nhân trong khoảng thời gian 10 năm".
Với các mỏ uranium lớn, nhiều nhà máy điện hạt nhân đang vận hành đủ khả năng làm giàu nguyên liệu hạt nhân, cùng với đó là kinh nghiệm của các tập đoàn chế tạo tên lửa đạn đạo từ thời Xô Viết, Ukraine hoàn toàn có thể tạo ra bom hạt nhân trong vòng 10 năm.
Phó chủ tịchủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Liên bang Nga, ông Frants Klintsevich cho biết: "Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geletei tuyên bố quốc gia này có thể lấy lại vị thế của một cường quốc hạt nhân và tạo ra các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuyên bố này là một sự khiêu khích. Tuy nhiên, nó cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc".
Ông Frants Klintsevich nhấn mạnh: "Không nên quên một thực tế rằng, với trình độ khoa học công nghệ của mình, Ukraine sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào để có thể tạo ra một quả bom hạt nhân".
Phó chủ tịchủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga Frants Klintsevich cũng đề cập tới việc, quốc gia láng giềng Ukraine có 17 đơn vị năng lượng điện hạt nhân không được thiết kế để làm giàu.
"Nếu họ (Ukraine) có ý định sử dụng một số đơn vị năng lượng hạt nhân cho mục đích phát triển bom hạt nhân, thì Kiev mất khoảng 10 năm để tiến hành chuyển hóa cùng những quy trình công nghệ phức tạp khác", ông Frants Klintsevich nói.
Tuy nhiên, theo giới chức quốc phòng Duma Quốc gia Nga, "Sẽ rất ngạc nhiên nếu châu Âu không đưa ra bất kỳ phản ứng nào với tuyên bố như vậy của Kiev, một quốc gia ký cam kết với châu Âu cũng như thế giới không duy trì vũ khí hủy diệt lớn này".
Ukraine gia nhập Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1994 sau khi cùng Nga, Mỹ và Anh đã ký Biên bản ghi nhớ Budapest, theo đó các nước trên sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine, đổi lấy việc Ukraine giao nộp toàn bộ vũ khí hạt nhân thời Liên Xô cho Nga. Đây cũng là hiệp ước đã được chính quyền lâm thời Ukraine và phương Tây viện dẫn để phản đối việc Nga sáp nhập lại Crimea vốn là một Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine.
"Tuyên bố của chính quyền Kiev mâu thuẫn với các quy định quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)", bởi theo ông Frants Klintsevich "vũ khí hạt nhân là một công cụ răn đe cho các quốc gia láng giềng".
Chuyên gia quân sự hàng đầu nước Nga, ông Andrei Klenov thừa nhận: "Ukraine được thừa hưởng nguồn lực vô cùng lớn từ Liên Xô trước đây, trong đó có công nghệ hạt nhân vốn được Xô Viết chế tạo và sử dụng cho mục đích hòa bình.
Họ (Ukraine) không cần phải bắt đầu từ đầu. Phía Tây Ukraine và một phần phía Đông nước này có nhà máy sản xuất tên lửa Satana (hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ thứ ba của Liên Xô).Trước khi xung đột chiến sự ở Ukraine nổ ra, các nhà máy này đã dừng hoạt động, trong khi tất cả các tài liệu kỹ thuật, biểu đồ và công nghệ đã được chuyển giao cho Kiev".
Ngoài ra, Ukraine hiện cũng đang sở hữu Tochka U, một hệ thống tên lửa chiến thuật trong đó sử dụng tên lửa đạn đạo thông thường với tầm bắn 120 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
"Nếu Tổng thống Ukraine quyết định tạo ra vũ khí hạt nhân, hoặc đơn giản nhất là &'bom bẩn' với chất nổ thông thường, thì nguyên tố phóng xạ có thể được tạo ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl có thể giúp Kiev toại nguyện trong vài ngày tới", chuyên gia Klenov cảnh báo.
Trước đó, hôm 14/9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geleteicho biết khả năng phát triển vũ khí hạt nhân nếu phương Tây từ chối giúp đỡ Ukraine: "Nếu chúng ta không thể bảo vệ (Ukraine) từ ngày hôm nay, nếu thế giới không giúp chúng tôi, chúng tôi sẽ phải quay trở lại tái tạo các vũ khí để bảo vệ mình trước mối đe dọa từ Liên bang Nga".
Theo Tùng Dương
Tiền phong/Itar-Tass
Bắt người Mỹ bơi qua sông để gặp lãnh đạo Triều Tiên Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc đã bắt giữ một công dân Mỹ định vượt sông để vào Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, người đàn ông Mỹ, trong độ tuổi 20 hoặc 30, không mang theo vũ khí. Vụ bắt giữ diễn ra vào giữa đêm ngày hôm qua tại tỉnh Gyeonggi, khi...