Bé gái sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn mực
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận điều trị cho một bé gái 11 tuổi bị sốc phản vệ độ 3.
Hình minh họa.
Bệnh nhi được người nhà đưa vào Khoa Cấp Cứu trong tình trạng khó thở, huyết áp tụt, nổi mề đay toàn thân, ngứa mệt.
Video đang HOT
Trước đó, bệnh nhi có ăn phải 1 con mực, sau đó, có tình trạng sốt cao, khó thở, mệt. Người nhà cho hay: Bệnh nhi có tiền sử dị ứng với các loại hải sản, thị bò, thịt gà.
Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng xác định loại thực phẩm gây dị ứng cho bé. Qua thăm khám và xét nghiệm cho thấy bé bị sốc phản vệ độ 3.
Ngay lập tức, bé được các bác sĩ xử trí thuốc kết hợp chăm sóc tích cực bằng thuốc Adrenalin, Solumedrol và Dimedrol. Sau đó, tình trạng bệnh nhi dần ổn định và được xuất viện.
Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút thậm chí 1 – 2 ngày sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Các bác sĩ khuyến cáo: Ngay khi xuất hiện các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ, ngứa, sốt… người bệnh cần được đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để xảy ra trường hợp đáng tiếc. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan về tình trạng dị ứng của con em mình và không được tự ý mua thuốc dị ứng cho trẻ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tự mua thuốc cảm về uống, một phụ nữ nguy kịch do sốc phản vệ
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 51 tuổi, ở Đồng Tháp trong tình trạng tím tái toàn thân và ngưng tim, ngưng thở trước khi vào viện.
Người nhà bệnh nhân cho biết: Cách nhập viện khoảng 15 phút, bệnh nhân bị cảm ho, đau họng, tự mua thuốc (Cefuroxime, panadol...). Sau khi uống thuốc khoảng 5 phút, bệnh nhân có biểu hiện nổi mẩn ngứa, hôn mê, sùi bọt mép, ngưng thở và tím tái, tình trạng rất nguy kịch.
Qua quá trình thăm khám và khai thác bệnh sử, được biết bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ do Ceftriaxone. Các bác sĩ nhanh chóng nhận định đây là trường hợp ngưng tim ngưng thở do sốc phản vệ Cefuroxime.
Bệnh nhân được tiến hành hồi sinh tim phổi, ép tim liên tục, đặt nội khí quản bóp bóng, sử dụng Adrenaline. Sau quá trình hồi sức cấp cứu, nhịp tim bệnh nhân đập lại, huyết áp ổ định, hồi tỉnh, gọi biết. Bệnh nhân được chuyển Khoa ICU, rút nội khí quản.
Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn.
Bác sĩ Đỗ Minh Mẫn, Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu cho biết: Sốc phản vệ do thuốc là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người dân nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Không được tự ý mua thuốc và sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt với những bệnh nhân mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc.
Nguy hại khôn lường khi truyền dịch tại nhà Hiện nay, tại Hà Nội cũng như các địa phương khác, có hiện tượng người dân khi thấy sốt cao (một trong những biểu hiện của SXH) đã tự nhờ cán bộ y tế đến truyền dịch tại nhà. Theo Phó Giám đốc BV Đa khoa Đống Đa Phạm Bá Hiền, việc người bệnh tự truyền dịch chỉ vì thấy sốt cao, mệt...