Tiêm vitamin C làm trắng da cấp tốc, coi chừng mất mạng
“Việc tiêm vitamin C làm trắng da cấp tốc không đúng sẽ có nguy cơ sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong”.
Tiêm vitamin C làm trắng da chưa được Bộ Y tế cấp phép, vì thế chị em cần cảnh giác trước khi thực hiện biện pháp này.
Đây là cảnh báo của TS. BS Hoàng Thanh Tuấn , Trung tâm Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Viện bỏng Quốc gia (Hà Nội) khi trao đổi với phóng viên Infonet trước tình trạng nhiều chị em đua nhau tiêm vitamin C làm trắng da cấp tốc đón Tết.
Gần đây chị em đua nhau thực hiện phương pháp tiêm vitamin C làm trắng da cấp tốc để đón Tết, thưa bác sĩ, đây có phải là biện pháp làm đẹp an toàn?
TS. Hoàng Thanh Tuấn: Để trả lời câu hỏi, trước tiên tôi xin giải thích vitamin C là một trong 13 loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể, nó còn được gọi là acid ascobic. Vitamin C đóng vai trò thiết yếu giúp thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, chống oxy hoá, làm sáng da, tăng sức đề kháng cho da.
Vitanin C là một vitamin rất tốt và cần thiết cho làn da, khi dùng qua đường tiêm và hay gặp trong ngành thẩm mỹ đó là phương pháp mesotherapy thì đây là một phương pháp giúp cho da sáng hơn, tham gia tổng hợp collagen cho da, chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch, làm cho da khoẻ hơn. Và một làn da khoẻ thì cũng chính là một làn da đẹp.
Và hiện tại chị em đang đang rộ lên phong trào tiêm vitamin C làm trắng da. Nhưng chúng ta cần biết là người Việt Nam có màu da tuýp 3 và 4 được quy định bởi sắc tố da melanin, bởi di truyền và chủng tộc. Vitamin C có tác dụng giảm sắc tố da, giảm sự bài tiết melanin trong tế bào sừng.
Trong khi đó, vitamin C chỉ tác động lên các tế bào sừng mới hình thành. Quá trình này sẽ mất từ 1- 2 tháng, bởi chu trình thay da của cơ thể người là từ 28-35 ngày. Nên việc tiêm vitamin C với mong muốn trắng da cấp tốc là điều không thể.
Cách làm trắng da như thế có gặp biến chứng không thưa bác sĩ?
TS. BS Hoàng Thanh Tuấn : Khi tiêm truyền tại các cơ sở không uy tín khách hàng có thể gặp các biến chứng như nhiễm khuẩn tại vùng tiêm.
Ngoài ra, khách hàng còn có thể bị lây nhiễm chéo HIV, viêm gan siêu vi trùng B,C do vô khuẩn không đảm bảo.
Đáng lưu ý việc tiêm truyền vitamin C có nguy cơ sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy việc lựa chọn cơ sở uy tín khi làm đẹp là rất quan trọng.
Tôi chưa tiếp nhận một trường hợp nào gặp biến chứng khi sử dụng tiêm vitamin C nhưng các đồng nghiệp khác chia sẻ về một số trường hợp tiêm truyền vitamin C gây ra sốc phản vệ.
Để tránh những biến chứng đáng tiếc theo bác sĩ chị em cần lưu ý điều gì khi đi làm đẹp nói chung và sử dụng vitamin C làm trắng da nói riêng?
TS. BS Hoàng Thanh Tuấn: Chị em trước khi đi làm đẹp và quyết định lựa chọn phương pháp làm đẹp cần tìm hiểu, lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín, sản phẩm chính hãng, được bộ y tế cấp phép.
Theo đó, đừng ham rẻ, đừng nghe “thuyết phục” bùi tai bởi những cơ sở không uy tín và sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ mà cần làm đẹp một cách khôn ngoan.
Tuy nhiên, tôi cũng phải nhấn mạnh, hiện Bộ Y tế chưa cấp phép cho kỹ thuật tiêm truyền làm trắng da vì có yếu tố rủi ro cao. Ví dụ vitamin C có vai trò lớn chống lại thiếu hụt vitamin, giảm các vấn đề liên quan tới vỡ mạch, vitamin C tốt nhưng cấm tiêm truyền khi không được phép vì vitamin C là axit tiêm bắp đau, hiệu quả không cao.
Do đó, để tránh những tác dụng phụ không đáng có, thay vì tiêm truyền, sử dụng liều cao trong thời gian ngắn khiến cơ thể khó hấp thu, chúng ta nên hấp thu vitamin C một cách tự nhiên thông qua việc ăn uống. Tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi, quýt, dứa, các loại rau như súp lơ xanh, rau ngót,…
Tôi lưu ý, việc cung cấp vitamin C (uống) cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi nếu không cung cấp đúng sẽ thành có hại. Như việc qúa liều vitamin C sẽ gây tăng canxi máu dẫn tới sỏi thận, gây viêm dạ dày nếu uống lúc đói.
Vitamin C tham gia vào quá trình sinh tổng hợp collagen, góp chống oxy hoá, làm sáng da, tăng sức đề kháng cho da, giúp điều trị mờ nám và sạm da. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn ngừa lão hoá, ngăn ngừa nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hoá da. Ngăn ngừa cháy nắng, sạm da và tăng khả năng hấp thụ sắt.
Nhiệt độ giảm sâu, ăn gì để phòng ngừa cảm lạnh?
Có rất nhiều thực phẩm bạn cần sử dụng thường xuyên vào mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm lạnh.
Hải sản: Các loại hải sản như cá hồi, cá thu... là nguồn cung cấp axit béo omega-3, axit amin, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp chống lại triệu chứng do cảm lạnh, cúm, viêm.
Súp gà: Súp gà là món rất dễ ăn giúp bạn vượt qua mùa đông mà không lo nhiều tới cảm lạnh và cúm. Món ăn này giúp làm dịu tình trạng viêm đường hô hấp trên, thông mũi và thông đường thở. Ngoài ra, nhờ chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, ăn súp gà cũng giúp tăng khả năng miễn dịch.
Trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, giúp chống oxy hoá, cải thiện hệ miễn dịch. Vì vậy, để phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông, bạn nên ăn nhiều trái cây có múi.
Hạt bí ngô: Thành phần của hạt bí ngô chứa nhiều kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa sự xâm nhập của các bệnh liên quan tới nhiễm trùng do virus, vi khuẩn. Loại hạt này cũng có tác dụng hỗ trợ chữa trị các triệu chứng do cảm lạnh thông thường như sổ mũi, ho hoặc dị ứng.
Trứng: Trứng chứa lượng selen cao, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Lượng protein trong trứng cũng giúp duy trì sức mạnh của cơ thể và chống mất ngủ do trời lạnh.
Đu đủ: Đu đủ giàu vitamin A, C và beta-carotene giúp làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh. Lượng chất chống oxy hoá trong trái cây này hoạt động như một chất ứng chế miễn dịch giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan tới cúm, sốt xuất huyết...
Nước dừa: Nước dừa là giải pháp tuyệt vời để bù nước cho cơ thể vào mùa đông. Khi sốt, cảm lạnh, cơ thể rất cần nước để hạ nhiệt độ cơ thể, tránh suy nhược. Nước dừa sẽ giúp cân bằng điện giải và giảm sốt.
Nấm: Nấm là thực phẩm có đặc tính chống viêm và điều hoà miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ bị viêm do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Ớt: Tiêu thụ thực phẩm cay như ớt vào mùa đông cũng là cách để bạn chống lại cảm lạnh. Một bát súp nóng với chút ớt sẽ giảm nghẹt mũi và đẩy chất nhầy ra ngoài. Bên cạnh đó, capsaicin trong ớt cũng là chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể rất tốt để chống lại nhiễm trùng do cảm lạnh.
Quả mọng: Dâu tây, việt quất, nam việt quất hay các trái cây mọng khác là nguồn cung cấp flavonoid tuyệt với giúp chống viêm, điều hoá miễn dịch và kháng khuẩn. Do đó, ăn nhiều các trái cây này cũng giúp bạn phòng ngừa được các triệu chứng do cảm lạnh hay cúm vào mùa đông.
Rau xanh: Các loại rau như bina, cải, súp lơ xanh... là nguồn cung cấp vitamin A, C, K và chất xơ giúp điều hoà hệ tiêu hoá. Các hợp chất này cũng làm dịu triệu chứng do cảm lạnh và bảo vệ cơ thể khỏi sốt, ớn lạnh.
Táo đỏ và táo xanh: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn? Táo xanh có ít đường và carbs hơn, đồng thời có nhiều chất xơ, protein, kali, sắt và vitamin K hơn táo đỏ. Sự khác biệt về hương vị Cả hai loại táo đều có vị khác nhau, chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và mang lại những lợi ích khác nhau. Vậy giữa táo xanh và táo đỏ, loại nào tốt...