Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu
Trẻ được đưa vào viện trong tình trạng lưỡi và khoang miệng có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống được.
Ngày 30/5, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bé gái hơn 3 tuổi (trú tại Xuân An, Yên Lập) vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng do mắc thủy đậu.
Thời điểm nhập viện trẻ tỉnh, sốt cao, toàn thân xuất hiện các nốt tổn thương, xen kẽ giữa các mụn chứa dịch trong là các mụn chứa dịch đục, nhiều vị trí vỡ để lại dịch mủ hoặc vảy tiết.
Đặc biệt, lưỡi và khoang miệng của trẻ có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống. Xét nghiệm virus (EV71) gây bệnh tay chân miệng âm tính.
Tổn thương tại vùng miệng của trẻ. Ảnh BVCC
Sau khi thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán, thủy đậu bội nhiễm, chỉ định dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, hạ sốt, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh các tổn thương trên da và chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Bác sĩ CKI. Nguyễn Văn Huynh – Phó Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cho biết, đây là ca bệnh bội nhiễm nặng nên các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân nhập viện để theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Không chủ quan với bệnh thủy đậu
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster, thuộc họ Herpesviridae, gây nên. Các biểu hiện của thủy đậu bao gồm sốt, nhức mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, kèm với nổi ban đỏ phỏng nước ở da và niêm mạc (miệng, mắt, tiết niệu,…).
Thủy đậu lây trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn đường hô hấp (nước bọt, dịch tiết mũi) khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện. Ngoài ra, bệnh có thể lây thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch phỏng nước thủy đậu, hoặc gián tiếp thông qua cầm nắm các vật dụng có dính chất tiết phỏng nước.
Theo các bác sĩ, thủy đậu thường lành tính nhưng ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng
Bệnh thường diễn tiến lành tính và bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiễm thủy đậu ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng.
Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm da bội nhiễm; viêm não, viêm màng não; viêm phổi; viêm tai giữa; viêm thận, viêm cầu thận; nhiễm trùng huyết…
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi có các triệu chứng bệnh thủy đậu, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp thủy đậu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh nhân thuộc nhóm cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch) hoặc có biến chứng thủy đậu, thì sẽ được nhập viện để theo dõi sát và điều trị tích cực.
Người bệnh thủy đậu nên tập thể dục khi nào?
Khi các triệu chứng khó chịu đã thuyên giảm, người bệnh thủy đậu có thể tập luyện nhẹ nhàng tại nhà để cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm bớt tình trạng uể oải, đau mỏi người...
1. Vai trò của tập luyện với người bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do Varicella Zoster Virus gây ra. Sau 10 - 21 ngày tiếp xúc với varicella zoster virus, người bệnh có triệu chứng nổi mụn nước trên da niêm mạc, ngứa do nhiễm trùng, phát ban, ban mọc thành nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày. Bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày, người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu bệnh thủy đậu như sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và cảm giác khó chịu trong người.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần tuân thủ lời bác sĩ dặn bao gồm uống thuốc điều trị đúng phác đồ, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để tránh biến chứng.
Đến thời điểm các triệu chứng khó chịu đã thuyên giảm, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng tại nhà để cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm bớt tình trạng uể oải, đau mỏi người.
Hơn nữa, tập thể dục cũng giúp tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh hơn. Chỉ cần luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Chú ý, không nên tập luyện khi bệnh nhân vẫn có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, chóng mặt, nhiễm trùng da...
2. Một số bài tập phù hợp với người bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu rất dễ lây cho những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng nhiễm varicella zoster virus. Chính bởi vậy, người bệnh nên hạn chế ra ngoài cho đến khi những tổn thương cuối cùng đã đóng vảy để tránh lây truyền bệnh cho người khác. Để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể nhanh hồi phục:
- Trẻ em mắc thủy đậu có thể tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà:
Các bài tập giãn cơ: Các động tác giãn cơ có thể thực hiện ngay tại chỗ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và bớt đau mỏi người. Có thể để trẻ thực hiện các động tác như chạm ngón chân, động tác duỗi thẳng cột sống, động tác kéo giãn,...
Bài tập kéo co, gập bụng: Để trẻ nằm ngửa rồi nắm lấy 2 tay trẻ kéo nhẹ nhàng và dần dần khi trẻ ngồi dậy... Đây là bài tập rất tốt giúp trẻ cùng cha mẹ vui đùa mà vẫn có thể vận động tốt.
Động tác ngồi xổm: Cũng giống như bài tập gập bụng, đây là một động tác giúp bé gia tăng khả năng tiêu hao năng lượng, nhanh chóng đốt cháy mở thừa nên rất hiệu quả với các trẻ. Đứng thẳng, hạ người xuống sao cho đùi có thể vuông góc với sàn. Lặp lại động tác 5-10 lần.
Đối với người lớn, có thể thực hiện các bài tập như:
Yoga: Các bài tập yoga có thể giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, giảm đau nhức khi bị thủy đậu. Cùng với đó, tập yoga cũng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Các tư thể yoga cơ bản có thể kể đến như tư thế ngọn núi, tư thế chó úp mặt, tư thế rắn hổ mang, tư thế con bò - con mèo, tư thế cái cây, tư thế tam giác, tư thế em bé...
Các bài tập yoga có thể giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, giảm đau nhức khi bị thủy đậu.
Chống đẩy: Chống hai tay xuống mặt sàn, hai tay rộng bằng vai, bàn tay đặt phía dưới vai. Duỗi thẳng hai chân ra sau, mũi chân chạm sàn, hai chân rộng bằng hông. Giữ thẳng người sao cho vai đến gót chân tạo thành một đường thẳng. Từ từ hạ thân người xuống cho đến khi phần ngực gần chạm với sàn, giữ tư thể trong vài giây rồi đẩy cơ thể về vị trí bắt đầu. Lặp lại các động tác trên 5-10 lần.
Plank: Vào tư thế chống đẩy sao cho khoảng cách hai tay rộng bằng vai, phần cùi chỏ đặt vuông góc với mặt sàn. Chân và lưng giữ thẳng, mũi chân chống xuống đất. Phân bổ trọng lượng đều lên bắp tay, chủ động siết chặt cơ phần bụng, và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1-2 phút.
Squat: Đứng thẳng người với hai chân mở rộng hơn vai với mũi chân hướng sang hai bên. Nhẹ nhàng hạ người dần xuống cho đến khi mông ngang đầu gối hoặc sâu hơn, giữ lưng thẳng. Tiếp theo dùng lực của mông để đẩy cơ thể lên về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 10 lần hoặc nhiều hơn tùy vào sức khỏe.
3. Lưu ý tập luyện khi mắc thủy đậu
Để đảm bảo tập luyện đúng cách, người bệnh cần chú ý khởi động trước tập luyện, tránh tình trạng kéo giãn cơ đột ngột. Tùy từng thể trạng cũng như mức độ bệnh, nên lựa chọn bài tập có cường độ phù hợp. Nếu cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi, nên ngưng lại và nghỉ ngơi.
Tập luyện mỗi ngày trong khoảng 20 - 30 phút là lý tưởng. Mặc trang phục thoải mái để dễ dàng thực hiện các động tác. Nên tập luyện trong không gian thoáng khí, tránh gió lùa. Sau khi tập luyện, cần tắm rửa sạch sẽ, để các mụn nước không gây nhiễm trùng, ngứa ngáy.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết, thủy đậu giảm nhưng tay chân miệng vẫn tăng Trong tuần này, số ca mắc sốt xuất huyết, thủy đậu trên địa bàn Hà Nội giảm nhưng số ca mắc tay chân miệng vẫn tăng, đồng thời tiếp tục có bệnh nhân ho gà... Hà Nội đẩy mạnh giám sát phòng bệnh sốt xuất huyết gia tăng trong mùa hè Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong...