Bé gái 5 tuổi chết oan uổng sau khi ăn giá đỗ tương
Liên tục ăn giá đỗ tương (mầm đậu nành), bé gái 5 tuổi người Trung Quốc bị nhiễm khuẩn Salmonella và chết oan uổng do không được phát hiện kịp thời.
Cô bé Hoan Hoan (5 tuổi, người Trung Quốc) ốm yếu từ nhỏ nên gia đình chăm sóc cực kỳ chu đáo. Ngày Hạ chí vừa qua, khi thời tiết nóng nhất, bà của Hoan Hoan dùng rất nhiều đậu nành để làm giá đỗ (mầm đậu nành) cho cả gia đình ăn. Cho rằng giá đỗ có tác dụng giải nhiệt, trong dịp đó hầu như ngày nào gia đình họ cũng ăn món này, chế biến theo nhiều cách khác nhau. Hoan Hoan cũng ăn nhiều.
Chưa đầy một tuần, Hoan Hoan lên cơn sốt, kèm theo nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, nghĩ rằng cô bé chỉ bị yếu bụng và tiêu chảy bình thường nên gia đình không mấy lo lắng. Họ cho Hoan Hoan uống thuốc tiêu hóa.
Giá đậu nành.
3 ngày sau, Hoan Hoan chẳng những không đỡ mà còn co giật và hôn mê. Lúc này gia đình mới nhận ra độ nghiêm trọng của vấn đề và đưa cô bé đến bệnh viện. Thế nhưng vì nhiễm khuẩn quá nặng, nội tạng của Hoan Hoan đã bị phá, bác sĩ dù cố gắng hết sức vẫn không cứu được cô bé 5 tuổi khỏi lưỡi hái tử thần.
Cái chết của Hoan Hoan khiến bác sĩ rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao một cô bé đang trong trạng thái bình thường lại có thể đột nhiên xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như vậy. Sau đó, khi kiểm tra thực phẩm mà gia đình đã ăn, bác sĩ kết luận thủ phạm là vi khuẩn Salmonella trong mầm đậu nành.
Mặc dù đã quá muộn đối với Hoan Hoan, nhưng việc phát hiện nguyên nhân vẫn có thể giúp nhiều người tránh mắc phải sai lầm tương tự.
Video đang HOT
Vi khuẩn Salmonella.
Salmonella là một trong những mầm bệnh phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, có thể xuất hiện trong thịt, trứng, sữa, thịt gia cầm và các sản phẩm đậu nành mà chúng ta thường ăn. Các bệnh truyền qua thực phẩm do thủy sản nhiễm khuẩn salmonella cũng liên tục xảy ra trong những năm gần đây.
Độc tố của vi khuẩn Salmonella làm tổn thương niêm mạc ruột, kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột. Chất độc đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.
Do Salmonella không phân hủy protein nên trông thực phẩm gần như không thay đổi sau khi nhiễm khuẩn; điều này gây khó khăn trong việc phát hiện. Vi khuẩn này lại có khả năng chống chịu rất tốt trong môi trường, có thể tồn tại gần 3 tuần trong nước và đất, 1-2 tháng trong phân.
Nhiệt độ sinh sản thích hợp nhất của Salmonella là 37C, từ tháng 5 đến tháng 10 là khoảng thời gian nó gây nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nhất. Môi trường sinh trưởng tốt nhất cho giá đỗ là 15 – 32C, đây cũng là nhiệt độ rất thích hợp cho Salmonella sinh sản.
Tuy vậy, vi khuẩn Salmonella không chịu được nhiệt độ cao và các chất khử trùng. Nó sẽ bị giết nếu đun nóng ở 65C trong khoảng 15-20 phút và sẽ chết ngay lập tức nếu bị đun ở nhiệt độ 100C.
Ăn chín uống sôi là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mình khỏi vi khuẩn Salmonella.
Sở thích ăn các món nguội, món trộn vào mùa hè tạo điều kiện tốt cho sự lây lan của vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, nhiều người thích ăn tái, vi khuẩn Salmonella không bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nguy hiểm hơn nữa, các triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella rất giống với đau bụng đi ngoài bình thường. Thời gian ủ bệnh nói chung là 12 – 36 giờ, quá trình phát triển bệnh kéo dài 4 – 7 ngày. Trong giai đoạn này, các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và sốt có thể xảy ra. Khi các triệu chứng tăng nặng mà không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân bị mất nước, sốc, thậm chí tử vong.
Cần lưu ý là trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng hơn sau khi nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, nếu những người này có các triệu chứng tương ứng, cần đi khám và điều trị ngay.
Tại sao bạn nên ăn rau mầm thường xuyên?
Ngoài những loại thực phẩm quan trọng như rau lá xanh, trái cây... rau mầm cũng là loại thực phẩm mà chúng ta nên ăn thường xuyên để có sức khỏe tốt.
Rau mầm là những cây non mới được vài ngày tuổi. Món rau mầm quen thuộc với nhiều gia đình là giá đỗ, nhưng bạn có thể đổi bữa với các món rau mầm làm từ các loại hạt và ngũ cốc khác nhau, bao gồm một số loại đậu lăng, gạo lứt, quinoa, yến mạch... Nhiều người thích ăn các loại rau mầm có lá như cải bẹ xanh, cỏ cà ri, củ cải và bông cải xanh.... Rau mầm giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng và thúc đẩy vị giác ngon miệng.
Rau mầm có thể sử dụng bằng cách nấu chín hoặc ăn sống, giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng, những lợi ích sức khỏe khác cũng sẽ thuyết phục bạn thêm món ăn này vào chế độ ăn uống. Sau đây là một số lợi ích sức khỏe khác:
1. Tốt cho tiêu hóa
Rau mầm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, kiểm soát quá trình trao đổi chất và cải thiện các phản ứng hóa học trong dạ dày khi tiêu hóa thức ăn. Rau mầm bổ sung chất xơ, giúp loại bỏ độc tố tích tụ khỏi cơ thể, giữ cho dạ dày sạch sẽ và khỏe mạnh.
2. Hỗ trợ giảm cân
Trái cây, rau, các loại hạt... là những sản phẩm giảm cân hiệu quả nhưng rau mầm cũng là một lựa chọn lành mạnh. Chúng không chỉ chứa các chất dinh dưỡng có lợi mà còn ít calo. Đó là lý do khiến nhiều người có xu hướng sử dụng rau mầm như một loạt đồ ăn nhẹ. Chất xơ có trong rau mầm ngũ cốc có thể tạo cảm giác no. Rau mầm cỏ cà ri là những lựa chọn tốt cho việc giảm cân cùng với chế độ ăn kiêng lành mạnh.
3. Tốt cho khả năng miễn dịch và lưu thông máu của bạn
Rau mầm chứa một lượng vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, đồng, mangan và kali giúp tăng cường sản xuất hồng cầu trong cơ thể, thúc đẩy lưu lượng máu và cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ăn rau mầm cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật và các bệnh nhiễm trùng.
4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một số loại rau mầm có chứa axit béo Omega-3 hữu ích, làm giảm mức độ có hại của cholesterol xấu trong cơ thể. Các đặc tính chống viêm của rau mầm cũng giúp giảm stress oxy hóa và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch, nếu ăn thường xuyên.
5. Giúp làn da và mái tóc khỏe mạnh
Các loại đậu và mầm cải thìa cũng là nguồn cung cấp dồi dào Vitamin A, Vitamin C, chất chống oxy hóa cực tốt cho sức khỏe làn da và mái tóc của bạn. Vitamin A kích thích sự phát triển của các nang lông, tái tạo tế bào và giữ cho da luôn ngậm nước. Trong khi đó, kẽm có thể kích thích lượng bã nhờn trên da đầu. Vì vậy, chúng rất tốt cho làn da và sức khỏe của bạn!
6. Có đặc tính chống ung thư
Chúng ta biết rằng rau mầm có chứa nhiều đặc tính giải độc, tốt cho tim và đường ruột. Hầu hết các loại rau mầm đều có hàm lượng glucoraphanin, một loại enzyme quan trọng bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiều loại ung thư.
7. Các chú ý
Tuy nhiên, có một số loại rau mầm bạn không nên ăn như rau mầm cây sắn, rau mầm khoai tây, rau mầm đậu ván vì chúng có chứa lượng lớn glucozid sinh ra axit cyanhydric khiến cơ thể chúng ta bị nhiễm độc. Khi chúng ta sản xuất tự túc rau mầm, chỉ nên mua những hạt giống biết chắc chắn là ăn được, không nên thử nghiệm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Thông thường cứ 100g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bằng với 1,5kg rau bình thường. Vì vậy, dù là món rau giàu dinh dưỡng, nhưng việc ăn quá nhiều rau mầm cũng có những bất lợi cho sức khoẻ./.
4 loại thực phẩm rất dễ làm tổn thương gan nếu ăn thường xuyên, biết sớm để tránh cũng chưa muộn đâu Ung thư gan hiện đang là một loại u có tỷ lệ mắc khá cao nên bạn cần chú ý khi ăn uống để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. 1. Dầu ăn tự ép giá rẻ Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu tự ép bằng tay với mức giá khá rẻ. Nhưng hầu hết các loại...