Bề dày thành tích của ngôi trường Đại học mà giảng viên Âu Hà My đang công tác
Bề dày thành tích của ngôi trường Đại học mà giảng viên ‘hotgirl’ Âu Hà My đang công tác
Những ngày qua, thông tin về việc nữ giảng viên xinh đẹp Âu Hà My chia tay chồng chỉ sau chưa đầy 1 năm kết hôn đã khiến không ít người bất ngờ.
Trên trang cá nhân của mình, Hà My đã lên tiếng “tố” chồng ngoại tình và đối xử tệ bạc khiến cô sảy thai. Kèm theo đó, cô nàng còn cho đăng tải loạt ảnh, video ghi lại khoảnh khắc ông xã hotboy của mình đang hẹn hò cùng “tiểu tam” và còn đưa về nhà ra mắt.
Giảng viên ‘hotgirl’ Âu Hà My
Bỏ qua những ồn ào liên quan đến hôn nhân của Âu Hà My, người ta sẽ nhớ ngay đến một cô gái trẻ với nhiều thành tích học tập cực “khủng”.
Nhờ thành tích học tập tốt ở cấp THPT nên Hà My được tuyển thẳng vào chuyên ngành Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập, Hà My giữ vững thành tích học tập của mình và luôn đạt kết quả cao sau mỗi kỳ thi. Tốt nghiệp đại học, Hà My được giữ lại trường để công tác.
Được biết, hiện Hà My đang sở hữu học vị Thạc sĩ và đang là giảng viên tiếng Pháp của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khuôn viên khoa tiếng Pháp – ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng được biết đến là một ngôi trường với bề dày thành tích nổi bật. Đây được đánh giá là một trong hai trường đại học đầu ngành về đào tạo ngôn ngữ tại Việt Nam. Trường là trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ ở nhiều cấp bậc khác nhau, bao gồm các trình độ Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Tọa lạc trong khuôn viên trường Đại học Ngoại ngữ, khu Liên hợp thể thao là một khu phức hợp với diện tích hơn 8,000 m2, nhằm phục vụ nhu cầu học tập và rèn luyện thể chất của học sinh trường, với các tiện nghi như: Nhà thi đấu: rộng 1.500m2, với hai bên dãy ghế khán đài 400 chỗ ngồi.
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng được biết đến là một ngôi trường với bề dày thành tích nổi bật.
Sân thi đấu đa năng ngoài trời: diện tích hơn 2.000m2, là nơi tập luyện các môn thể thao; tổ chức các giải đấu thể thao về bóng rổ, võ thuật, bóng chuyền; tổ chức buổi giao lưu ca múa nhạc ngoài trời và một số chương trình lớn khác: Sân bóng đá, Sân Tennis; Phòng sàn gỗ: diện tích từ 50m2 đến 200m2 , phục vụ hoạt động nhảy, yoga, Aerobic và một số lớp Nghê thuật như nhạc và họa.
Từ năm 2018, Không gian làm chung ULIS dành cho sinh viên (ULIS Homies) chính thức mở cửa, lấy địa điểm ở tầng 2 nhà thi đấu, là một phòng sinh hoạt chung với diện tích trên 300m2, phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt tập thể của sinh viên trong trường.
Trường Đại học Ngoại ngữ quy tụ những giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu ngôn ngữ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Trường là nơi làm việc của rất nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư đầu ngành giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, đã từng học tập và giảng dạy tại nước ngoài.
Đại học Ngoại ngữ quy tụ những giảng viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu ngôn ngữ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, các giảng viên trình độ Đại học (Cử nhân) đều đã cam kết sẽ tham gia học lên cao tại các chương trình cao học trong và ngoài nước, hứa hẹn mang lại cho trường nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hàng năm, trường còn thực hiện trao đổi, mời giảng viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường, tạo cơ hội cho sinh được gặp gỡ, trải nghiệm và nâng cao khả năng ngôn ngữ. Sinh viên tại trường Đại học Ngoại ngữ trong các buổi thực hành tiếng của năm một và năm thứ hai đều được học người bản ngữ ít nhất 1 buổi (4 tiết) trong một tuần.
Khuôn viên đẹp như mơ ủa ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Inđônêxia, Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nga, Canađa, Niu Dilân, Rumani, Úc trong nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, trường còn hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước như: Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng, Học viện Khoa học Quân sự – Bộ Quốc phòng, v.v.
Trường cũng có nhiều hoạt động hợp tác đa dạng với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, trường đã có nhiều ký kết quan trọng với hầu hết Đại sứ quán của các nước sở tại nhằm tạo điều kiện lưu chuyển học sinh, sinh viên và đẩy mạnh các hoạt giao lưu, xúc tiến ngôn ngữ – văn hóa.
Hàng ngàn giảng viên ĐH đi tỉnh làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT 2020
Hàng ngàn cán bộ, giảng viên các trường ĐH bắt đầu di chuyển tới các địa phương khác để làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn xếp hàng giãn cách đo thân nhiệt đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Sáng sớm nay (7.8), cán bộ giảng viên một số trường ĐH tại TP.HCM bắt đầu di chuyển tới các địa phương khác làm nhiệm vụ kiểm tra thi tốt nghiệp THPT.
Từ 6 giờ sáng nay, Trường ĐH Sài Gòn đã bố trí 2 xe loại 30-45 chỗ đưa cán bộ, giảng viên của trường tới Đồng Tháp làm nhiệm vụ thi. Những người trong chuyến đi được kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang trước khi lên xe.
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Sài Gòn xếp hàng đo thân nhiệt trước khi lên xe - ĐÀO NGỌC THẠCH
6 giờ sáng nay, xe chở đoàn công tác Trường ĐH Sài Gòn đã xuất phát từ trường - ĐÀO NGỌC THẠCH
Cũng từ 6 giờ 30 sáng, hơn 40 cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM cũng bắt đầu di chuyển xuống Sóc Trăng trong sáng sớm nay. Ngoài việc trang bị nước rửa tay sát khuẩn và 10 khẩu trang/người, trường bố trí xe giường nằm có giãn cách 20 người/xe 45 chỗ. Trường cũng bố trí mỗi cán bộ giảng viên ở riêng từng phòng thay vì 2 người/phòng như các năm trước.
Xịt khuẩn trường học tại TP.HCM, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp trong dịch Covid-19
Trường ĐH Luật TP.HCM bố trí xe giường nằm giãn cách cho cán bộ, giảng viên - Đ.N.T
Mỗi cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM được phát 10 khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn trước khi đi làm nhiệm vụ - Đ.N.T.
Cũng trong sáng nay, hơn 30 giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng xuất phát về Hậu Giang để phối hợp cùng Trường ĐH Nam Cần Thơ kiểm tra công tác tổ chức coi thi. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trường ĐH này khuyến cáo thầy cô phải thực hiện khai báo y tế. Ngoài ra, cũng khuyến cáo các giảng viên cài ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo trong quá trình tiếp xúc.
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM được phân công làm nhiệm vụ thi tại Hậu Giang - NGỌC DƯƠNG
Trước khi đi, những người được phân công nhiệm vụ đã trải qua tập huấn và đạt yêu cầu bài kiểm tra theo quy định - NGỌC DƯƠNG
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM khuyến cáo cán bộ giảng viên cài ứng dụng Bluezone để nhận được cảnh báo nếu tiếp xúc gần người nhiễm Covid-19 - NGỌC DƯƠNG
Theo phân công của Bộ GD-ĐT, hàng ngàn cán bộ, giảng viên các trường ĐH trên cả nước sẽ tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Người được cử đi cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan; không có người thân dự thi năm nay; không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan tới tiêu cực thi cử. Ngoài ra, 100% cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi phải được tập huấn nghiệp vụ và được xác nhận đạt yêu cầu. Trưởng, phó các đoàn kiểm tra của trường đại học phải là lãnh đạo các trường.
Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay Bộ GD-ĐT quy định cán bộ, giảng viên của trường ĐH chỉ tham gia kiểm tra các khâu của kỳ thi, từ việc in sao đề thi, bảo quản đề thi, đến khâu coi thi, chấm thi... Trong khi các năm trước, các trường ĐH tham gia trực tiếp vào các khâu này.
Bản tin Covid-19 ngày 6.8: Sẽ có hàng chục ca nhiễm mỗi ngày, nhiều bệnh nhân đang nguy kịch
Khi giảng viên là doanh nhân Là người đứng đầu doanh nghiệp, thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng ở họ có chung mong muốn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên. ThS Bùi Thị Anh Vi (Giám đốc Công Ty TNHH SX Thủy Tinh Đại Dương) với sinh viên HUFLIT. Ảnh: NVCC Những giảng viên là doanh nhân này đang từng ngày góp phần kết nối...