Bê bối tình dục và sự suy đồi văn hóa ở thung lũng Silicon
Quấy rối tình dục và phân biệt giới tính xảy ra ở mọi ngành công nghiệp và trong lĩnh vực công nghệ cao, vấn nạn này đang làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của thung lũng Silicon.
Kể từ khi Susan Fowler, cựu nhân viên của Uber, gây bão với bài viết trên mạng xã hội về tình trạng quấy rối tình dục, phân biệt giới tính ở công ty khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, thung lũng Silicon liên tiếp gánh chịu những tai tiếng xung quanh trình trạng này.
Thậm chí, có một số người còn gọi thung lũng Silicon là thung lũng tình dục, một cách mô tả thái quá cho thực trạng đang ngày càng làm các nhà quản lý đau đầu.
Bê bối nối tiếp bê bối
Trở lại với câu chuyện của Fowler, không ai ngờ một bài viết nhỏ bé lại gây ra chấn động mạnh mẽ đến vậy với Uber, công ty khởi nghiệp được định giá 70 tỷ USD. Hàng loạt nhân vật cộm cán, từ CEO Travis Kalanick tới các cổ đông lớn như Chris Sacca và Dave McClure đều phải trả giá bằng chính vị trí mà họ có vì loạt vấn đề xung quanh những cáo buộc tình dục.
Uber không phải công ty đầu tiên chịu những lùm xùm xung quanh cáo buộc quấy rối tình dục và phân biệt đối xử nhưng có lẽ đó là giọt nước tràn ly, khiến tình trạng này trở thành tâm điểm của cả thế giới. Hàng loạt tên tuổi khác trong làng công nghệ, bao gồm cả Tesla, cũng dính vào những bê bối đáng xấu hổ này.
CEO Uber Travis Kalanick, người buộc phải từ chức sau hàng loạt bê bối ở Uber. Ảnh: Business Insider.
Hồi tháng 3, Tesla tổ chức một cuộc họp bất thường, nơi các nữ công nhân đồng loạt tố cáo tình trạng quấy rối tình dục và phân biệt đối xử do chính các quản lý nam của họ gây ra.
Ít nhất một người trong số họ đã gọi Tesla là “bãi săn mồi” của những kẻ quấy rối. Một cựu kỹ sư đã nghỉ việc khỏi Tesla cũng đâm đơn kiện công ty vì những lý do này.
Ngay lập tức, Tesla tiến hành cải tổ sâu rộng để ngăn chặn tình trạng này. Tuy không gặp phiền phức nhiều như Uber nhưng những cáo buộc cũng gây tác động không nhỏ tới danh tiếng công ty xe điện của tỷ phú Elon Musk.
Chỉ riêng trong tháng 6, bê bối tình dục cũng quật ngã nhiều nhân vật cộm cán trong làng công nghệ Mỹ. Justin Caldbeck, đồng sáng lập Binary Capital và Dave McClure, đồng sáng lập 500 Startups bị buộc phải từ chức vì cáo buộc “cư xử không phù hợp” hoặc quấy rối tình dục phụ nữ.
Sự suy đồi văn hóa và việc phải làm để lấy lại hình ảnh
Video đang HOT
Quấy rối tình dục và phân biệt giới tính tồn tại ở hầu hết ngành công nghiệp, đặc biệt là ở giao lộ của truyền thông, công nghệ và tài chính. Tuy nhiên, thung lũng Silicon nói riêng hay ngành công nghiệp công nghệ cao nói chung cần giữ được những chuẩn mực về đạo đức.
Nhắc tới công nghệ, chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay tới những công ty khởi nghiệp, với sáng tạo đột phá nhằm giải quyết những vẫn đề đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, trong thế giới khởi nghiệp, phần lớn các công ty đều phát triển nhanh và tăng trưởng thần tốc nên họ thiếu đi cơ chế ngăn ngừa hoặc xử lý các hành vi xấu.
Khởi nghiệp cần nhiều hơn sự tham gia của phụ nữ. Ảnh: Flickr.
Để hiểu được sâu xa vấn đề, cần nhìn vào hoạt động trong ngành này. Các doanh nghiệp, hầu hết đi lên từ tay trắng, sẵn sàng hy sinh mọi thứ với mong muốn hiện thực hóa tham vọng.
Các nhà đầu tư mạo hiểm bơm tiền cho họ với kỳ vọng thu về những khoản lãi khủng khi công ty thành công trong tương lai. Tuy nhiên, lĩnh vực này gồm đa phần những người trẻ, đôi khi là ngây thơ chứ không phải những con người dạn dày, hiểu cuộc sống.
Phần lớn các nhà lãnh đạo khởi nghiệp thiếu đi sự chín chắn và kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Các công ty hoạt động với một mục tiêu duy nhất là phát triển nhanh hơn, sẵn sàng liên doanh để cạnh tranh hơn trong khi cơ sở hạ tầng thường không đáp ứng được quy mô tăng trưởng của công ty. Uber là ví dụ điển hình cho điều này.
Trong khi đó, Techcrunch cho biết chỉ 7% nhân sự trong các công ty khởi nghiệp hay quỹ đầu tư là phụ nữ. Dù người ta nói nhiều về việc thuê thêm phụ nữ nhưng thực tế, hành động thường không theo kịp với lời nói. Chính vì thế, việc phân biệt đối xử sẽ chưa được giải quyết khi số phụ nữ làm việc trong ngành này vẫn tiếp tục thấp.
Ở chiều ngược lại, phụ nữ cũng là những người chịu áp lực nhiều nhất trong ngành công nghiệp công nghệ và cả các quỹ đầu tư mạo hiểm, điều không thể thiếu với các công ty start-up.
Pitchbook cho biết chỉ 359 dự án khởi nghiệp do phụ nữ khởi xướng được tài trợ so với 5.839 dự án khởi nghiệp do đàn ông lãnh đạo. Bảng đánh giá của Harvard cho thấy phụ nữ cũng phải trả lời những câu hỏi khác so với nam giới để hút vốn từ các nhà đầu tư.
Hiện tại, việc khuyến khích và gia tăng tỷ lệ phụ nữ trong lĩnh vực này được coi là chìa khóa để giải quyết những vấn đề đang làm đau đầu Thung lũng Silicon. Thay vì cái nhìn miệt thị, cần đề cao vai trò phụ nữ và chào đón họ đến với lĩnh vực mà họ vốn không có lợi thế. Chúng ta cũng cần chấp nhận văn hóa không thể thay đổi ngay lập tức. Cần một khoảng thời gian cho việc đó.
Linh Linh
Theo Zing
Quấy rối tình dục ở thung lũng Silicon
Một nữ kỹ sư Uber vừa tiết lộ chuyện hậu trường liên quan tới quấy rối tình dục tại công ty này. Thế nhưng, Uber lại không phải trường hợp cá biệt tại Silicon Valley.
Tỉ lệ nữ nhân viên bị quấy rối trong ngành công nghệ đang rất cao.
Susan J. Fowler, nữ kỹ sư làm việc cho Uber từ tháng 11/2015 tới tháng 1/2017, nói rằng cô từng báo cáo rất nhiều lần sự vụ cho quản lý nhân sự Uber nhưng liên tục bị phớt lờ, thậm chí đôi lần còn bị mắng té tát vì... dám nói ra vấn đề nhạy cảm này.
Trường hợp của Fowler không hiếm gặp. Khi câu chuyện được đưa ra, ngay lập tức nó nhận được đồng cảm và chia sẻ của nhiều nữ giới làm việc ở Silicon Valley. Hầu hết đều lên án cách thức đối xử của Uber với nữ nhân viên.
Chuyện thường ngày ở Silicon Valley
Theo khảo sát "Elephant in the Valley" năm 2016, khoảng 60% phụ nữ làm trong ngành công nghệ phải gánh chịu những thiệt thòi không mong muốn liên quan tới giới tính.
Theo đó, 60% trong số những người báo cáo sự việc cho ban quản lý cảm thấy không hài lòng với cách giải quyết của lãnh đạo; 39% giữ im lặng vì lo ngại ảnh hưởng tới công việc; và 30% khác muốn quên đi sự việc đáng xấu hổ.
CEO của Uber, Travis Kalanick, tuyên bố sớm dẹp các "tệ nạn" tại Uber.
Một người giấu tên nói với bên khảo sát rằng cô thường xuyên bị sếp quấy rối tại sự kiện công ty. Sau khi biết các đồng nghiệp khác cũng gặp trường hợp tự, cô này đã báo cáo lên bộ phận quản lý nhân sự nhưng thay vì được giải quyết thì cô lại bị ép thôi việc.
Thực tế, có những sự việc nghiêm trọng hơn trường hợp của Fowler. Nhiều nữ nhân viên từng cáo buộc Jacob Appelbaum, phụ trách phát triển dự án Tor, thường xuyên quấy rối các chị em.
Kelly Ellis, cựu nữ kỹ sư Google, từng viết trên Twitter năm 2015 rằng người quản lý nói anh ta "phải kìm chế lắm mới không vỗ mông cô" trong một sự kiện du lịch của công ty tới Maui.
Trong khi đó, Julie Ann Horvath, từng là nhà phát triển đầu tiên của Github, cũng xin thôi việc vì không chịu được môi trường làm việc "độc hại" tại đây. Nữ chuyên gia này cho biết nhân viên nam thường có ánh mắt xoi mói dung tục các nữ nhân viên trong công ty.
Phận nữ nhi thiệt thòi
Đôi khi, phân biệt giới tính không chỉ là chuyện quấy rối. Fowler nói rằng Uber có tình trạng phân biệt đối xử với nữ nhân viên. Chẳng hạn, công ty chỉ đặt áo khoác da cho nhân viên nam, chứ nữ không có phần.
Thực tế, bộ phận của Fowler chỉ có 6 nữ nhưng lại có tới hơn 120 nam. Uber nói rằng việc đặt may vỏn vẹn có 6 chiếc áo khoác nữ không phải lựa chọn hợp lý.
Nữ kỹ sư làm trong ngành công nghệ luôn là của hiếm.
Một trường hợp khác ở công ty công nghệ có tiếng, nam nhân viên thường vào toiltet của nữ để "giải quyết nỗi buồn". Công ty này có 82 kỹ sư phần mềm nhưng có tới 75 nam và chỉ có 7 nữ nên vào những giờ cao điểm, toilet được dùng chung.
Thực tế này khiến các nữ nhân viên không ít lần xấu hổ và cảm thấy bị quấy rồi thực sự. Nhiều khi, họ buộc phải sử dụng toilet công cộng bên ngoài thay vì trong công ty.
Trở lại vụ việc của Fowler, đích thân CEO Uber, Travis Kalanick, tuyên bố sẽ mở cuộc "điều tra khẩn cấp". Công ty đã cho gọi cựu luật sư Eric Holder và thành viên hội đồng quản trị Arianna Huffington về trợ giúp cuộc điều tra.
Kalanick nói cần rằng Uber sẽ công khai kết quả điều tra và cần 48 tiếng để "làm trong sạch Uber". Ngoài ra, cũng theo Kalanick, tỉ lệ nữ làm công việc kỹ thuật, quản lý sản phẩm và nghiên cứu tại Uber đang là 15,1%. Trong khi con số tại Facebook là 17%, Google - 18% và Twitter -10%.
Tuy nhiên, con số này chẳng nói lên bản chất vấn đề - đó là tình trạng quấy rối và phân biệt giới tính tại Uber đang xấu đi. Fowler được cho là đã báo cáo vụ việc cho bộ phận quản lý nhân sự, thậm chí là giám đốc công nghệ nhưng chẳng ai thèm quan tâm.
Có vẻ như Uber chỉ thực sự tìm cách giải quyết khi vấn đề được công khai ra ngoài. Thực ra, chuyển biến đó cần được thực hiện một cách hệ thống, từ trên xuống dưới, nếu không mọi việc lại "đâu đóng đấy".
Kalanick và các lãnh đạo còn lại của Uber được cho là cần lên án mạnh mẽ nạn quấy rối và phân biệt giới tính, và tất cả các công ty công nghệ tại Silicon Valley cũng cần có hành động tương tự.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Triệu phú Bitcoin: Tiền rơi vào đầu, du lịch 4 năm ròng không hết Đầu tư khoảng 3.000 USD cho Bitcoin từ năm 2010, Smith hiện có khối tài sản trị giá 25 triệu USD. Ông đã đi du lịch vòng quanh thế giới trong 4 năm qua. Zing.vn lược dịch câu chuyện của Jordan Bishop từ Forbes về việc anh gặp một triệu phú Bitcoin, người đang đi du lịch vòng quanh thế giới sau khi...