Bê bối đạo văn của đệ nhất phu nhân Hàn Quốc
Sau 8 tháng điều tra, Đại học Kookmin phủ nhận cáo buộc đạo văn đối với bà Kim Keon Hee. Tuy nhiên, tuyên bố này khiến nhiều người không hài lòng.
Đại học Kookmin cho biết “không tìm thấy bất kỳ vi phạm nghiêm trọng hay dấu hiệu đạo văn nào” đối với những luận văn và bài báo nghiên cứu của Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee trong thời gian theo học tiến sĩ tại ngôi trường này, The Korea Times đưa tin.
Nhà trường đưa ra tuyên bố sau 8 tháng điều tra về cáo buộc bà Kim, vợ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok Ryul, ăn cắp ý tưởng, nội dung một số bài báo và luận văn của các tác giả khác.
Nhà trường bị chỉ trích
Quyết định của trường đại học đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các chính trị gia thuộc Đảng Dân chủ đối lập (DPK).
Hạ nghị sĩ Kang Min Jung của DPK cho rằng khi phủ nhận cáo buộc đạo văn của đệ nhất phu nhân, Đại học Kookmin đã “từ bỏ danh tiếng là một tổ chức học thuật”.
“Tôi nghĩ 1/8/2022 là ngày trường đại học tự khai tử”, bà Kang nói trên một chương trình tin tức của đài YTN.
Đại học Kookmin phủ nhận cáo buộc đạo văn đối với Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee. Ảnh: nocutnews.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ vậy bởi vì những gì trường đại học đã làm giống như từ bỏ nhiệm vụ cơ bản của mình trong vai trò là tổ chức học thuật. Có vẻ như nhà trường đã phải vật lộn để đưa ra quyết định về vấn đề này khi họ đang phải đối mặt với hai lựa chọn: Giữ danh dự như một trường đại học hoặc tìm kiếm vị trí cho mình bằng cách đứng về phía đệ nhất phu nhân”.
Hạ nghị sĩ Jang Kyung Tae cũng chỉ trích quyết định của trường đại học trong một bài đăng trên mạng xã hội: “Việc Đại học Kookmin tuyên bố duy trì các bài báo, luận văn của Đệ nhất phu nhân Kim (không cấu thành đạo văn) là đáng trách.
Tôi kêu gọi các cơ quan quản lý trường đại học nhìn lại những gì họ đã làm và phản hồi nếu vẫn cảm thấy mình đã quyết định đúng đắn. Tôi tự hỏi liệu họ có cảm thấy ổn không khi khoảng 20.000 sinh viên đang theo học tại trường và 113 cựu sinh viên sẽ khởi kiện trường hợp này”.
Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, người đã nhận bằng tiến sĩ từ Khoa Thiết kế Công nghệ của Đại học Kookmin vào năm 2008, đã bị buộc tội sao chép văn bản mà không dẫn nguồn.
Các đoạn văn từ một bài báo được xuất bản vào tháng 3/2006 được bà Kim sử dụng mà không có dấu ngoặc kép. Một số bài đăng trên blog cũng được dùng trong luận văn của bà với một số thay đổi nhỏ về từ ngữ.
Ngoài ra, bài báo năm 2007 của bà Kim được xuất bản trên Diễn đàn Thiết kế Hàn Quốc, có tiêu đề “Use satisfaction of users of online fortune contents and member Yuji by dissatisfaction and a study for withdrawal” đã bị chỉ trích vì cách dùng từ khó hiểu.
Bà Kim Keon Hee tổ chức họp báo để xin lỗi và thừa nhận đã “phóng đại” một số thành tựu nghề nghiệp. Ảnh: Yonhap.
Đại học Kookmin nói rằng bài báo của bà Kim có một số “thiếu sót bao gồm bản dịch và trích dẫn tiếng Anh” khiến nội dung “không phù hợp theo tiêu chuẩn hiện hành”, nhưng những “thiếu sót” này không cấu thành đạo văn.
Trường đại học tuyên bố rằng quyết định về việc liệu công trình nghiên cứu có chứa hành vi sai trái trong học thuật hay không nên được đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn xã hội, chuẩn mực học thuật vào thời điểm đó.
Nói cách khác, năm 2008, vào thời điểm các bài báo, luận văn được xuất bản, nhà trường tuyên bố “không có hệ thống đánh giá đạo đức nghiên cứu” để xem xét trường hợp của bà Kim.
Ngoài ra, bất kể kết quả như thế nào, Đại học Kookmin nói rằng việc điều tra kỹ lưỡng là không thể thực hiện được vì các bài nghiên cứu bị cáo buộc đạo văn đều được xuất bản trước ngày 31/8/2012 và “thời hiệu 5 năm để xác minh các bài báo đã hết hạn”.
Là một trong những đệ nhất phu nhân hiếm hoi của Hàn Quốc có sự nghiệp riêng, song bà Kim Keon Hee nhiều lần đối mặt với các cáo buộc liên quan đến học vấn và công việc.
Trong chiến dịch tranh cử của chồng, bà Kim bị cáo buộc đã làm sai lệch một phần sơ yếu lý lịch khi xin vào giảng dạy tại các trường đại học giai đoạn 2007-2013.
Còn có thông tin bà Kim thu lợi bất chính khi tham gia vào một vụ thao túng cổ phiếu.
Lần đầu tiên xuất hiện chính thức trước công chúng sau khi ông Yoon tranh cử chức tổng thống, bà Kim đã tổ chức họp báo để xin lỗi và thừa nhận “phóng đại” một số thành tựu nghề nghiệp.
Giáo dục học sinh đa văn hóa ở Hàn Quốc
Trong bối cảnh Hàn Quốc đang nhanh chóng chuyển mình thành một xã hội đa văn hóa, giới quan sát nhận định, giáo dục học sinh đa văn hóa tại quốc gia Đông Á này đã có được những thành công nhất định.
Giờ học nhạc tại một trường tiểu học đa văn hóa ở Hàn Quốc
Với sự gia tăng số lượng người nhập cư từ nước ngoài, trong khi tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc đang nhanh chóng trở thành một xã hội đa văn hóa. Số lượng học sinh trong các gia đình đa văn hóa hiện là 160.000 em, chiếm 3% tổng số học sinh đang theo học các bậc học phổ thông trong năm 2021.
Số học sinh dạng này có xu hướng tăng thêm hơn 10.000 em/năm trong 8 năm gần đây. Tổng số học sinh đa văn hóa tăng từ hơn 38.000 em năm 2011 lên gấp 4 lần sau 10 năm. Năm 2011, tỷ lệ học sinh đa văn hóa trên tổng số học sinh cả nước là 0,55%, đến 10 năm sau là 3%.
Thực tế, do tỷ lệ sinh thấp, số học sinh các bậc học đã giảm từ 6,98 triệu em năm 2011 xuống 5,33 triệu em trong năm nay; trong khi tỷ lệ sinh ở các gia đình đa văn hóa lại ở mức cao. Năm ngoái, số trẻ sơ sinh trong các gia đình đa văn hóa chiếm 5,9% tổng số trẻ chào đời tại Hàn Quốc. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ học sinh đa văn hóa sẽ vượt ngưỡng 6% trong tương lai gần.
Giáo dục học sinh đa văn hóa tại Hàn Quốc được đánh giá tương đối thành công cho tới thời điểm hiện tại. Một dẫn chứng tiêu biểu là tỷ lệ đi học của học sinh gia đình đa văn hóa, từng đạt 78,7% năm 2012, đã tăng thành 93,1% năm 2018. Có được điều này là nhờ các chính sách hỗ trợ đa dạng dành cho học sinh gia đình đa văn hóa.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc đang mở lớp học tiếng Hàn tại hơn 370 trường học cả nước, giúp học sinh người nước ngoài nhập cảnh Hàn Quốc giữa chừng có thể sớm thích nghi với xã hội trong nước.
Những trường không có lớp tiếng Hàn, sẽ nhờ sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ giáo dục đa văn hóa trực thuộc sở giáo dục của mỗi địa phương. Bộ Giáo dục còn mở trường học chính sách giáo dục đa văn hóa, triển khai các dự án tư vấn, hỗ trợ phát triển thế mạnh song song 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và tiếng Hàn) cho sinh viên đại học của những gia đình đa văn hóa.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Không ít trường hợp học sinh đa văn hóa bỏ học vì bị phân biệt đối xử, cô lập, bất tiện trong giao tiếp. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên gia đình đa văn hóa không sinh ra ở Hàn Quốc mà nhập cảnh giữa chừng.
Tỷ lệ bỏ học ở học sinh tiểu học gia đình đa văn hóa năm 2017 là 1,3%, cao gấp 4,5 lần so với tỷ lệ bỏ học của học sinh bình thường. Tỷ lệ bỏ học bậc THCS là 2,1% và THPT là 2,7%. Các chuyên gia chỉ ra rằng, đã đến lúc phải đào tạo về đa văn hóa cho học sinh, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt này không chỉ dừng lại là vấn đề riêng trong trường học, mà bắt nguồn từ định kiến trong gia đình và xã hội nói chung.
Mặc dù Hàn Quốc đang tiến nhanh vào một xã hội đa văn hóa, nhưng số lượng "trường học chính sách đa văn hóa" mới chỉ dừng lại ở con số hơn 660 trường, do tiêu chuẩn chỉ định là phải có tỷ lệ học sinh đa văn hóa chiếm trên 30%...
Nâng cao năng lực công nghệ thông tin từ chuyên gia Hàn Quốc Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở Giáo dục Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc tổ chức khai mạc chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, giáo viên. Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin diễn ra trực tuyến. Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn,...