Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không?
Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài thường khiến nhiều mẹ lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi thì nếu bé bú mẹ hoàn toàn, đi ngoài chậm nhưng có xì hơi nhiều lần, vẫn bú, chơi và ngủ tốt là ruột của bé vẫn hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, với những trẻ 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài đó có thể là do những nguyên nhân khác.
Bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài có sao không?
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là giai đoạn chuyển giao giữa giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi. Gần như trẻ đã quen dần dần với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng bắt đầu hấp thụ được các chất dinh dưỡng và tự đào thải những chất cặn qua đường nước tiểu cũng như phân. Do đó, các mẹ luôn quan tâm đến tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là giai đoạn chuyển giao giữa giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi. (Ảnh minh họa)
Thông thường, tần suất và số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như chất lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, cách thức các mẹ cho trẻ bú như thế nào và hơn hết là sức khỏe của người mẹ. Khi trẻ 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài hoặc nếu có đi thì phân nhỏ, vón cục và khô cứng, khó chịu, quấy khóc là có thể bé đang bị táo bón.
Nguyên nhân khiến bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài
- Không được cung cấp đủ nước: Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, thường là do chúng không được cung cấp đủ chất lỏng trong chế độ ăn uống (ở đây là sữa mẹ hoặc sữa công thức). Nếu trẻ bú không đủ, phân có thể khô hơn và cứng hơn. Rất dễ để kiểm tra vấn đề này: Bên trong miệng sẽ bị khô và dính; bé sẽ đi tiểu ít hơn sáu lần một ngày; nước tiểu sẽ trở nên vàng hơn nhiều và có mùi hôi. Trường hợp trẻ chỉ bú sữa mẹ là khá hiếm, nhưng thường xảy ra hơn ở trẻ đã được làm quen với chất rắn và đôi khi là sữa công thức .
- Sữa bột dành cho trẻ em: Đường ruột của một số trẻ sơ sinh có vẻ nhạy cảm với một nhãn hiệu sữa công thức cụ thể (hoặc thậm chí một loại chế phẩm cụ thể – dạng bột hoặc dạng cô đặc).
- Dị ứng sữa bột hoặc đậu nành: Trẻ bị dị ứng sữa có thể bị táo bón, đầy hơi và những khó chịu khác. Bác sĩ có thể xác định xem bé có bị dị ứng sữa hoặc đậu nành hay không.
Trẻ không đi ngoài có thể do một số nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
- Thay đổi chế độ ăn uống: Nhiều loại thức ăn rất giàu tinh bột từ chế độ ăn của mẹ, điều này có thể dẫn đến những rắc rối về phân của trẻ. Tốt hơn hết là mẹ nên kiểm tra chế độ ăn uống của mình.
- Bổ sung sắt từ mẹ: Vitamin cùng với sắt có thể làm phân thành những viên nhỏ cứng màu xanh đen hoặc khiến trẻ sơ sinh dễ bị táo bón hơn.
- Bệnh tật: Mặc dù không quá phổ biến nhưng nếu bé gặp phải một số bệnh sau đây cũng có thể không đi ngoài bình thường.
Suy giáp: Một tình trạng hoàn toàn có thể chữa được do tuyến giáp hoạt động kém. Nếu không được điều trị, suy giáp là một vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể làm chậm sự phát triển tâm thần.
Bệnh Hirschsprung: Dị tật bẩm sinh này xảy ra khi các dây thần kinh ở trực tràng không phát triển đúng cách. Các cơ trực tràng của em bé bị siết chặt lại – không thể thư giãn – khiến phân không thể đi qua và gây tắc ruột. May mắn thay, vấn đề này có thể được khắc phục bằng phẫu thuật.
Các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài
- Thay đổi sữa công thức: Kiểm tra sữa công thức xem bé có phù hợp không để thay đổi loại sữa phù hợp giúp làm mềm phân hơn.
- Bổ sung thêm nước: Nguồn nước từ sữa mẹ sẽ vô cùng hữu ích đối với các bé bị táo bón.
- Thử thụt hậu môn: Lấy một chút mật ong pha loãng cùng một chút nước rồi ngoáy nhẹ vào hậu môn của trẻ. Sau khoảng 5-10 phút, bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
Trẻ bú mẹ nhiều có thể sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)
- Thử uốn cong đầu gối của bé về phía ngực. Bé sẽ dễ dàng đi ị hơn ở tư thế ngồi xổm hơn là nằm thẳng. Động tác đạp xe cũng có thể giúp vận động chân nhẹ nhàng.
- Tắm nước ấm có thể giúp các cơ của bé thư giãn và thải phân.
- Nhẹ nhàng xoa bóp bụng của bé.
- Đo nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế trực tràng có thể kích thích ruột của trẻ.
Dù bé 2 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài nhưng mẹ hãy nhớ rằng hầu hết trẻ sơ sinh không ị nhiều không thực sự là “táo bón” và không cần bất cứ điều gì khác với bình thường. Để yên tâm hơn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp phù hợp.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh và những vấn đề mẹ không nên bỏ qua
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những quá trình phát triển trong giai đoạn mới chào đời của trẻ. Ngoài cách gọi này, dân gian vẫn thường gọi là giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Trung bình, bé sẽ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, khoảng từ 4-5 lần/ngày. Tuy vậy, bắt đầu bước sang tuần thứ 8 thì bỗng nhiên mẹ sẽ thấy bé không đi thường xuyên mỗi ngày nữa, thậm chí, 4-5 ngày vẫn chưa thấy bé đi ngoài khiến không ít mẹ bị lo ngại con mình bị táo bón. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thường được gọi là thời kỳ giãn ruột của trẻ sơ sinh.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. (Ảnh minh họa)
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có nghĩa là quá trình phát triển và tăng thể tích của ruột hơn ở mức bình thường. Cách gọi thông thường là giãn ruột sinh lý hay hiện tượng giãn ruột của trẻ.
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh thường sẽ xảy ra sau 2 tháng chào đời, có thể sớm hoặc muộn. Có nhiều bé xuất hiện khá sớm, ngay từ khi mới bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và cũng có thể lệch lên 2,5-3 tháng tùy theo từng bé.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường kéo dài bao lâu?
Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây hoàn toàn là vấn đề bình thường. Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sơ sinh là không giống nhau, tùy theo sự phát triển của các bé. Thông thường, giai đoạn giãn ruột sinh lý này sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng.
Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh giãn ruột mấy lần? Dù chưa biết chắc chắn nhưng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kéo dài tối thiểu 2 tháng và tối đa 3 tháng kể từ khi xuất hiện hiện tượng giãn ruột sinh lý này.
Trẻ hơn 1 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có sao không?
3 ngày bé mới đi ị một lần không phải là tình trạng đáng báo động, miễn là em bé vẫn vui vẻ và hoạt động các hoạt động bình thường hàng ngày. Trên thực tế, có khá nhiều trẻ sơ sinh vẫn bú sữa mẹ bị táo bón bởi sữa mẹ luôn được đánh giá là loại thuốc "nhuận tràng" tự nhiên tốt không chỉ trong giai đoạn sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức, rất giàu thành phần chất đạm thì sau 4 ngày bé không đi ngoài thì mẹ mới tìm cách hỗ trợ để giúp bé dễ đi hơn.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh có gây nên hiện tượng táo bón không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn đối với các bé được nuôi bằng các loại sữa công thức thường sẽ có phần phân bị cứng hơn nhưng cha mẹ cũng không nên cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng, trừ khi có các chỉ định của bác sĩ.
Nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. (Ảnh minh họa)
Đôi khi mẹ có thể sẽ thấy bị rặn và gồng mình lên khi đi ị nhưng đây không phải nguyên nhân bé đang bị táo bón mà chỉ đơn thuần là do phần cơ bụng của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn rơi vào tình trạng căng thẳng trong mỗi lần đi ị. Ngoài ra, đây cũng có thể được cho là phần bài tập giúp bé xây dựng tốt cơ bụng của mình hơn.
Trẻ bị táo bón thường sẽ xuất hiện vào thời kỳ ăn dặm, khi mà mẹ thấy phân của bé bị khô cứng, kết thành cục màu xanh hoặc màu đen. Mỗi lần đi, bé sẽ bị rát hoặc đau phần hậu môn.
Như vậy, có thể thấy, hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường trong hệ tiêu hóa của trẻ, các mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
Tâm sự của bà mẹ có con bị biếng ăn tâm lý nghiêm trọng và giải pháp chữa trị 'có 1 không 2' thành công sau 1 tuần Từng trầm cảm, khốn đốn vì con biếng ăn tâm lý nhưng khi tìm hiểu ra mấu chốt vấn đề, chị Quỳnh Anh (sinh năm 1987, sống tại Mỹ) đã từng bước giúp con trở thành em bé tự giác ăn uống ngon miệng, hiệu quả. Chị Quỳnh Anh (hiện đang là Admin của nhóm Biếng ăn tâm lý ở trẻ em) chia...