Bé 13 ngày tuổi nhiễm virus RSV, mẹ quặn lòng nhìn con trong tình trạng “người xanh ngắt, lủng lẳng dây xông cắm vào miệng”
Virus RSV đến ngay từ nụ hôn yêu thương của người lớn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan.
Với trẻ nhỏ, virus hợp bào hô hấp (RSV) là “kẻ thù rất đáng sợ” vì thực tế, nó đã gây ra không ít hậu quả nặng nề. Theo các chuyên gia, virus này lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây dễ dàng từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.
Chị Phạm Thúy Quỳnh (32 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) là một người mẹ đã từng trải qua hoàn cảnh có con bị nhiễm virus RSV cách đây hơn 3 năm, đến giờ nhớ lại chị vẫn còn rùng mình vì sợ hãi.
Chị kể, khi sinh con xong chị yên tâm vì con bú khỏe, ngủ ngoan nhưng bất ngờ đến ngày thứ 13 thì bé lên cơn sốt. Đến đêm bé có biểu hiện chảy nước mũi, thở khò khè. Tưởng con chỉ bị sổ mũi thông thường, chị có kế hoạch hôm sau sẽ đưa con đi khám ở phòng khám tư. Nhưng đêm đó, chị làm đủ mọi cách con không giãn sốt. Sau khi gọi điện bác sĩ xin lịch khám, bác sĩ vừa hỏi được 3 câu: ” Triệu chứng như nào? Có sốt không? Trẻ sơ sinh à? ” đã hoảng hốt bảo chị: ” Đi viện ngay còn kịp “.
Con gái chị Quỳnh bị nhiễm virus RSV khi mới 13 ngày tuổi.
Chị nhớ như in, một tay chị kéo con lớn, một tay xốc con nhỏ bắt taxi vào BV Nhi Trung ương. Con chị nhập viện ngay lập tức tại Khoa Cấp cứu chống độc
” Nhìn đứa con bé như con chuột nằm đủ thứ dây dợ kim tiêm cắm vào người mà mình không khóc nổi. Bác sĩ chẩn đoán con bé con bị nhiễm virus RSV. Virus này với người lớn dường như vô hại nhưng với trẻ con, nhất là trẻ sơ sinh thì vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân thường là lây từ người lớn, anh chị em trong nhà bị ho, sổ mũi… gần đứa trẻ hoặc hôn hít vào miệng chúng “, chị Quỳnh kể.
Video đang HOT
Sau đó là chuỗi ngày chị cách ly với con. Mỗi ngày chị vắt 8 cữ sữa gửi vào cho bé. 11h trưa hàng ngày, các bố các mẹ chạy lên hội trường nghe ngóng tin tức của con. Mỗi trẻ được nhận xét tình hình khoảng hai phút. Bé nhà chị Quỳnh bị suy hô hấp, phải thở máy, tình trạng bệnh diễn biến rất nhanh dù trước đó 1 ngày chỉ hâm hấp sốt và chảy nước mũi.
Sau 7 ngày cách ly, con gái chị Quỳnh được ghép mẹ. Hai vợ chồng chị thay nhau chăm con.
Sau 7 ngày dài đằng đẵng nằm trong phòng cách ly thì bé nhà chị Quỳnh được ghép mẹ: ” Đến lúc bác sĩ bế con ra, nhìn con xanh ngắt, mồm tái nhợt, lủng lẳng cái dây xông dán trên mép cắm sâu vào miệng. Trán với má toàn những vết băng dính mới bóc đỏ ửng. Người con bé lẩy bẩy như chó con dấp nước, mình nhìn mà sợ phát khóc “.
Khó khăn vẫn chưa dừng lại, những ngày tiếp đó lại là một cuộc chiến mới với hai mẹ con. Ngày dài, đêm đến với chị Quỳnh như vô tận khi nghe những tiếng ọc ọc của máy thở, tiếng các mẹ dỗ con cả đêm, tiếng những đứa bé đau ốm khóc rền rĩ vì sốt, vì mệt, có bé phải chạy máy thở cả đêm. Có bé mỗi lần ộc lên là cả sữa, cả thuốc, cả dịch, cả máu loang lổ trong ống xông, chị Quỳnh nhìn mà xót ruột thay cho mẹ của bé.
Phòng đông người, chị Quỳnh lại lo con bị lây chéo vì trong phòng có nhiều bé bị viêm phổi. Hai giường kê san sát nhau nên lúc nào cũng phải nằm co. Chị bảo, kiêng khem, ở cữ tại đây là 1 khái niệm quá xa xỉ. Ai cũng chỉ mơ được tắm một mình 1-2 phút còn chẳng được nữa là có người bế con cho tắm. Mơ ăn bát cơm nóng có khói bốc lên cho có sữa mà không mẹ nào có cái diễm phúc ấy.
Mỗi lần nhớ lại câu chuyện con bị nhiễm virus RSV 3 năm về trước là chị Quỳnh lại rùng mình.
Sau hơn chục ngày điều trị, sức khỏe của con gái chị Quỳnh tiến triển tốt và được ra viện. Chị nhớ lại, thời điểm con gái bị nhiễm virus RSV, trong nhà của chị cũng có mấy người đang bị sụt sịt. Chị phán đoán có thể con gái mình ở gần người ốm hoặc do được người lớn âu yếm nên bé đã nhiễm bệnh.
Do đó, chị Quỳnh dành lời khuyên cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần hết sức thận trọng, luôn luôn nhắc nhở mọi người xung quanh không được ôm hôn trẻ. Nếu trong nhà có người ốm thì phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với em bé,… chỉ chủ quan 1 giây là hậu quả khôn lường.
Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus này đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
Virus RSV dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như: Ho, hắt hơi… Virus này cũng có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn, ghế, đồ chơi của bé… Do đó, nếu chạm vào các đồ vật có virus rồi đưa lên miệng, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm virus.
Người lớn và trẻ khỏe mạnh khi nhiễm virus RSV triệu chứng thường nhẹ. Nhưng với những trẻ sinh non và trẻ sơ sinh có những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, virus RSV có thể gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, suy thở nhanh, rất nguy hiểm cho trẻ.
Nhóm thực phẩm người đang có dấu hiệu cảm cúm cần tránh xa
Việc tránh sai lầm trong chế độ dinh dưỡng khi bị cảm cúm là rất quan trọng vì nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, khiến bệnh kéo dài hơn.
Cảm cúm là bệnh lý lây nhiễm do virus cúm gây ra. Bệnh thường lành tính và sẽ khỏi sau 5 - 7 ngày. Triệu chứng của bệnh hay gặp như: sốt, ho, đau nhức, mỏi người, bắp thịt, hắt hơi, chảy nước mũi.
Theo các chuyên gia y tế, nếu ho nhẹ thì không cần sử dụng thuốc do đây là phản ứng có lợi. Còn nếu ho nhiều và nhiều đờm thì cần làm loãng đờm bằng cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và các món ăn dạng lỏng để giúp đờm loãng hơn, cũng như tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm không có lợi trong thời gian bị cảm cúm như sau:
Hạn chế thức ăn cứng
Bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm tương tự có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Rượu và các chất caffeine
Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ vì những thực phẩm này có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Cà phê và trà đặc
Tương tự thức uống chứa cồn, các đồ uống như cà phê, trà đặc hay soda cũng có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể bạn hao hụt nhiều hơn. Ngoài ra, những loại thức uống này còn chứa nhiều đường.
Hạn chế thực phẩm giàu protein, chất béo:
Việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể khi bị cảm cúm là điều quan trọng. Tuy nhiên cần đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa. Thực phẩm giàu protein (trứng, tôm, cua, cá...) khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt.
Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp cũng cần hạn chế vì chứa rất ít dinh dưỡng.
Những việc làm của người lớn khiến trẻ dễ nhiễm căn bệnh không thuốc chữa Việc hôn trẻ, mớm cơm cho trẻ hay dùng chung đồ cá nhân... là nguyên nhân khiến trẻ nhiễm virus RSV, loại virus đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thời gian vừa qua thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa vì thế tỷ lệ trẻ nhập viện gia tăng đáng kể. Tại Trung tâm hô hấp (Bệnh viện...