Bé 11 tuổi nhập viện vì mùi nước hoa của bố, chuyên gia cảnh báo những người cần tuyệt đối tránh
Rất có thể do mẫn cảm với mùi nước hoa trên xe do bạn gái của bố dùng trước đó, cháu bé đã bị lên cơn hen suyễn cấp.
Theo thông tin từ một bệnh viện ở Đài Loan, trên đường đưa con đi học, một người đàn ông vội vã mở cửa xe bế con vào phòng cấp cứu. Đứa trẻ 11 tuổi nhập viện trong tình trạng toàn bộ gương mặt tím tái, hơi thở khó khăn… Với những dấu hiệu ban đầu, các bác sĩ đã nghi nghờ bé bị lên cơn hen suyễn cấp tính.
Cậu bé 11 tuổi phải vào viện sau khi ngửi mùi nước hoa trên xe của bố. Ảnh: Khám phá
Điều tra về bệnh sử, cha của bệnh nhân cho biết cháu bé có tiền sử bị hen suyễn, nhưng những năm gần đây tình trạng này không còn xuất hiện nữa. Cháu bé có biểu hiện hen suyễn tái phát từ sau khi bước lên xe ô tô của bố trong buổi sáng hôm đó.
Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, cháu bé dần bình phục trở lại, cháu bé cho biết có dấu hiệu khi thở vì “ngửi thấy mùi lạ trên xe của bố”. Tìm hiểu nguyên nhân người bố đã phát hiện chỗ bé ngồi phía sau đậm mùi nước hoa của bạn gái dùng trước đó. Rất có thể do mẫn cảm với mùi nước hoa, cháu bé bị lên cơn hen suyễn tái phát.
Theo giải thích của các bác sĩ, những mùi hương quá nồng hoặc hăng ví dụ như nước hoa có thể gây kích thích cơn hen suyễn, các phản ứng dị ứng khác hay gây đau đầu. Chúng còn có khả năng gây co thắt ngực, thở khò khè và kích thích dịch nhầy cổ họng tiết ra. Do đó, nên cho người bị hen suyễn tránh tiếp xúc với các mùi hương quá nặng.
Những điều cần biết về bệnh hen suyễn để tránh hậu quả đáng tiếc
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân chính xác của bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản). Theo các nhà nghiên cứu, người bị hen suyễn có thể do các yếu tố sau:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
- Tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền như ba mẹ mắc bệnh hen suyễn;
- Bản thân mắc phải một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu;
- Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu đời khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.
Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nhẹ thì gây mệ mỏi, làm việc kém năng suất, gây các vấn đề về tâm lý bao gồm stress, lo âu và trầm cảm…
Bệnh nặng có thể dẫn đến một số biến chứng hô hấp nguy hiểm như: Viêm phổi (nhiễm trùng phổi), xẹp một phần hay toàn bộ phổi, suy hô hấp, nồng độ oxy trong máu xuống thấp tới mức báo động hay nồng độ cacbon dioxide tăng cao gây nguy hiểm, hen ác tính (cơn suyễn nặng không đáp ứng với điều trị)…
Theo các chuyên gia, tất cả các biến chứng trên đều đe dọa tính mạng, cần phai sớm được điều trị thich hơp.
Theo giadinh.net
Cẩn trọng với dịch cúm A/H1N1 đang vào mùa
Cúm A/H1N1 là một loại bệnh dễ lây lan và phát triển trong mùa lạnh. Vì vậy, việc chủ đông phòng tránh cũng như có những biện pháp bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết.
Những điều cần biết về bệnh cúm A/H1N1
Theo các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc, bệnh cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền nhanh qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xức với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng "bắn" ra ngoài không khí hoặc những đồ vật bị nhiễm virus từ người bệnh sau đó đưa lên mũi, miệng.
Bệnh lây lay nhanh từ người này qua người khác, trong thời gian 1 ngày và thường ủ bệnh sau khoảng 7 ngày sau kể từ khi nhiễm virus cúm A/H1N1 mới bắt đầu có các triệu chứng.
Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C.
Cúm A/H1N1 là một loại bệnh dễ lây lan và phát triển trong mùa lạnh (ảnh: internet)
Mùa đông, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để cho virus cúm A/H1N1 phát triển và lây lan thành dịch bệnh nếu như không có biện pháp phòng tránh cũng như kiểm soát tốt.
Việc chủ động phòng chống bệnh cúm A/H1N1 là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cúm A/H1N1 để đi thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh nguy cơ tử vong do cúm A/H1N1 gây ra.
Dấu hiệu của cúm A/H1N1
Ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức mỏi,... là những dấu hiệu của bệnh cúm. Các virus cúm sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt tiến triển nhanh ở trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người suy giảm miễn dịch. Khi có các biểu hiện nặng như sốt cao liên tục, ho nhiều, khó thở, tức ngực,... nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời nhằm giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh.
Nên đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời nhằm giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh (ảnh: internet)
Cách phòng tránh bệnh cúm A/H1N1
Cách tốt nhất để phòng chống dịch cúm A/H1N1 là người dân cần thực hiện đúng theo khuyến cáo của ngành Y tế với các biện pháp như sau: Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng...nên đi thăm khám sớm với bác sĩ. Đeo khẩu trang y tế và hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những nơi đông người, những khu vực nghi ngờ có người nhiễm cúm. Vệ sinh phòng ngủ và môi trường sống sạch sẽ. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu.... Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Vân Anh
Theo phapluatplus
Bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp tăng Những ngày qua, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, tiếp nhận gần trăm ca khám mỗi ngày, đa số liên quan các bệnh về đường hô hấp của trẻ nhỏ. Bệnh nhi đang khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Duy Hiệu Theo bác sỹ Dương Văn Long, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, thời gian này, mỗi ngày, Khoa Nhi...