Bảy khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Canada

Theo dõi VGT trên

Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Vân – thạc sĩ Xã hội học nêu lên những điểm khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Canada, nhận được sự quan tâm trên mạng xã hội.

Nguyễn Hồng Vân từng trải nghiệm thời sinh viên 6 năm học tại Canada, 2 năm làm trợ giảng và hơn một năm làm người dịch cho các buổi họp phụ huynh. Từ đó, chị có nhiều trải nghiệm với nền giáo dục Canada từ góc độ người học, người dạy và người kết nối.

Trong bài viết của mình, chị Hồng Vân chia sẻ những điều “mắt thấy tai nghe” và “đáng phục” của nền giáo dục Canada. Những điều này đều khác biệt với giáo dục Việt Nam – nơi chị trải nghiệm từ nhỏ đến năm 18 tuổi.

Bài viết của Nguyễn Hồng Vân chỉ ra những điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, đó là việc khuyến khích học sinh tự làm việc. Tôi từng là người phiên dịch trong buổi họp giữa người mẹ Việt và cô giáo Canada và có một số câu chuyện như sau: Cô giáo của con trai bốn tuổi kể rằng, cậu bé thường đứng dậy bỏ đi mỗi khi chơi xong, thay vì tự dọn đồ chơi như các bạn, người mẹ trẻ ngượng nghịu: “Tại cháu nó ở nhà với em suốt, giờ mới đi học lần đầu”.

“Chắc hẳn là vì ở nhà cháu quen có người làm giúp mình”, cô thở dài.

Không có gì nghiêm trọng, cô giáo chỉ muốn thông báo cho người mẹ một số vấn đề nhỏ của cậu bé mới đến lớp lần đầu.

Đoạn hội thoại thứ hai khiến tôi nhớ mãi. Cô giáo chia sẻ: “Cháu ăn khá chậm, nhiều khi các bạn ăn xong hết rồi cháu vẫn còn ngậm cơm”.

Người mẹ đáp: “Ở nhà em phải xúc không à. Vậy cô giúp đỡ cháu. Cô xúc cho cháu cô nhé”, người mẹ cười xu nịnh.

Cô giáo: “Vậy tôi sẽ cho cháu ăn sớm hơn các bạn nửa tiếng để cháu có nhiều thời gian ăn hơn”.

Tôi dịch lại đoạn đó, và người mẹ có vẻ không hiểu tại sao cách giải quyết cho vấn đề ăn chậm của con chị lại là cho cháu ăn sớm hơn các bạn? Cô giáo cũng không hiểu tại sao giải pháp người mẹ đề xuất lại là cô xúc hộ cơm cho một đứa trẻ đã 4 tuổi.

Video đang HOT

Đó là một khoảng cách văn hóa trong suy nghĩ về việc tự lập của trẻ, cũng là một ví dụ rất tiêu biểu cho xu hướng khuyến khích học sinh tự làm của trường học ở Canada.

Bảy khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Canada - Hình 1

Trẻ mầm non tại một trường ở TP HCM. Ảnh: Lê Quân.

Thứ hai, tôi muốn nói về sự tôn trọng quyền riêng tư. Tại Canada, những thông tin cá nhân của học sinh chỉ có học sinh đó và nhà trường được biết. Không có gọi điểm cả lớp sau giờ kiểm tra; Không có bảng xếp thứ hàng tháng photo thành nhiều bản gửi cho phụ huynh cả lớp; Không có bàn tán. Tóm lại, ở Canada, không có sự so sánh và “thi đua”, một khái niệm dường như là cốt lõi của nền giáo dục Việt Nam.

Sự riêng tư đó không dừng lại ở điểm số. Một học sinh có thể bị đánh giá là chậm hiểu hơn các bạn trong lớp, nhưng không có ai, thậm chí cả học sinh đó, biết được sự đánh giá này.

Nhưng ở Việt Nam, có bao nhiêu người trong chúng ta từng bị tổn thương khi bị bạn bè trong lớp xì xầm chế giễu vì một thông tin nào đó của chúng ta bị lộ ra và truyền miệng rộng rãi?

Ví dụ: “Con bé đó có bố đi tù” hay “Thằng này mẹ nó bán giò chả đấy”. Hoặc những tiếng cười rúc rích khi bạn phải đọc to trước cả lớp rằng mình là con thứ 5 trong gia đình có 7 người con?

Trong lớp học ở Canada, theo luật, giáo viên bắt buộc phải bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh. Ở cấp độ đại học, khi sinh viên đã đủ tuổi trưởng thành, các thông tin y tế của sinh viên cũng không được phép tiết lộ nếu không có sự đồng ý của cá nhân.

Ví dụ, một người mẹ gọi đến phòng khám của trường đại học yêu cầu được biết có phải con mình đã đến đây khám thai hay không? Nếu người con chưa cho phép, phòng y tế hay nhà trường sẽ không được nói gì cả.

Thứ ba, cá nhân hóa chương trình học. Trong một buổi phụ huynh, nhà trường cố gắng thuyết phục cha mẹ của một cậu bé lớp 1 cho phép em được theo học chương trình điều chỉnh riêng phù hợp khả năng và nhu cầu của mình, vì các bác sĩ tâm lý của trường đã quan sát, đánh giá và cùng học với em, kết luận rằng em có chứng tự kỷ nhẹ.

“Lớp của cháu có 20 học sinh, 9 bé có những chương trình khác nhau, như vậy là gần một nửa rồi” – cô hiệu phó nói.

Cha mẹ cậu bé rất lo lắng. Nếu bạn bè biết được xa lánh nó thì sao? Liệu người ta có cho con họ vào khu riêng dành cho những đứa trẻ tâm thần?

Là những người nhập cư trong một xã hội xa lạ cả về ngôn ngữ và văn hóa, bố mẹ cậu bé cảm thấy bất lực trước những hậu quả họ không lường được, họ muốn bảo vệ con mình, và vì thế, khăng khăng từ chối việc cho nhà trường thực hiện chương trình học riêng cho cậu.

Điều khiến tôi xúc động là đây không phải trường hợp duy nhất mà nhà trường tốn nhiều công sức, thời gian để hỗ trợ một cá nhân riêng lẻ. Thay vì cố ép học sinh vào cái khuôn và phủi tay hết trách nhiệm, nhà trường sẽ cố hết sức để đáp ứng nhu cầu của từng em.

Một lần khác, tôi gặp những giáo viên tìm cách xin quỹ trường để mua cây đàn cho em học sinh có vấn đề về tâm lý, vì thầy giáo nhận thấy em bình tĩnh hơn khi được đùa nghịch với những âm thanh.

Hoặc tôi biết cả một nhóm giáo viên dạy nhiều môn khác nhau dành thời gian trong hè để dạy cho học sinh lớp 6 bị trầm cảm tự cắt tay, đã nghỉ rất nhiều trong năm học. Tất cả những người đó không được trả thêm tiền cho những việc họ làm.

Thứ tư, ở Cananda, không có sách giáo khoa trên toàn quốc . Mỗi tỉnh tại Canada có một cơ quan phụ trách giáo dục riêng. Mỗi quận lại có một hội đồng giáo dục quản lý các trường học trong địa phận của mình. Mỗi trường có các hướng dẫn chung về những nội dung cần dạy. Nhưng trách nhiệm cuối cùng là ở giáo viên trực tiếp đứng lớp. Họ tự lên giáo án và chọn sách để dạy học sinh.

Nếu như vậy thì làm sao bảo đảm được rằng học sinh ở các địa điểm khác nhau có trình độ tương đương nhau? Hay đơn giản là học sinh ở các nơi đều có một trình độ học vấn tối thiểu?

Trên trang web của chính phủ Canada, mục “Giáo dục ở Canada”, câu đầu tiên là “Cha mẹ chịu trách nhiệm chính với việc giáo dục con em mình”. Có nghĩa là, nhà trường và nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cha mẹ. Không phải cứ gửi con đến trường, giao cho cô giáo là xong. Cũng không thể tặc lưỡi: “Để nó ra đời cho xã hội dạy”.

Cha mẹ ở Canada tham gia rất sâu vào việc học hành của con cái, và họ được khuyến khích làm vậy. Giáo dục ở đây được coi như dịch vụ công mà nhà nước cung cấp, nhưng cha mẹ và học sinh có quyền phản hồi, đóng góp, thay đổi chương trình học và cả người dạy. Học sinh cuối học kỳ được phát phiếu đánh giá thầy cô giáo.

Năm 2015, tỉnh Ontario đưa một số nội dung mới vào việc giáo dục giới tính cho học sinh. Rất nhiều phụ huynh phản đối, đặc biệt là những gia đình có lối sống truyền thống và khắt khe. Họ biểu tình, lên báo và đài phát thanh để bày tỏ ý kiến. Họ viết thư cho các hội đồng giáo dục. Họ cho con nghỉ ở nhà, không đến lớp.

Tôi cũng đã dịch rất nhiều thư mời của nhà trường đến các phụ huynh người Việt không đọc được tiếng Anh để họ đóng góp ý kiến, ví dụ khi giáo viên đình công đòi tăng lương. Các trường thường được đánh giá từ phía nhà nước và phụ huynh, và đấy chính là cơ chế để họ nỗ lực dạy tốt.

Sự cạnh tranh luôn khiến người ta vươn lên để mang đến dịch vụ tốt hơn. Khi giáo dục không còn là đặc quyền của nhóm nhỏ, mà là quyền cơ bản cho tất cả dân chúng, thì coi việc dạy là một năng lực thần thánh mà những người không dạy thì không được quyền vặn vẹo, hay phê bình, có vẻ không còn là cách tiếp cận hiệu quả.

Thứ năm, tôi nói về việc tôn trọng học sinh. Điều này được thể hiện ở những hành động nhỏ nhặt.

Ví dụ, cô giáo ngồi xổm để nói chuyện với học sinh thay vì đứng và nói từ trên cao xuống. Thầy giáo chìa bàn tay to lớn để bắt tay (chứ không phải xoa đầu) làm quen khi những cô cậu lũn cũn lần đầu vào lớp 1. Và quan trọng nhất là giáo viên luôn lời xin lỗi. “Xin lỗi em cô không biết câu trả lời cho câu hỏi của em, nhưng cô sẽ tìm hiểu và trả lời em vào buổi sau nhé”.

Thứ sáu, trường học ở Canada luôn hỗ trợ kỹ năng miễn phí. Tôi hơi thấy bực khi người ta kết tội: “Học sinh sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng, không biết viết đơn xin việc, không biết trả lời phỏng vấn”. Kết tội như vậy, nhưng không ai hỏi lại câu “Tại sao?”.

Trong các lớp học ở chương trình thạc sĩ của tôi, thường mỗi sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm một tuần. Giáo sư chỉ ngồi dưới nghe, thỉnh thoảng bổ sung, đặt câu hỏi, gợi mở một ý quan trọng.

Không phải người Tây nào sinh ra đã biết thuyết trình dõng dạc, cuốn hút. Đấy là một kỹ năng cần phải được dạy và rèn luyện. Cả hai điều đó, các trường học ở Canada đều rất sẵn.

Trường đại học của tôi có đến hàng chục các loại trung tâm khác nhau, hỗ trợ các kỹ năng như viết, thuyết trình, dạy học, xin việc, đọc sách, nhận biết và điều chỉnh cảm xúc bản thân, giao tiếp cùng với các chương trình kết nối nhà tuyển dụng, hộ chợ việc làm. Tất cả đều miễn phí.

Ở cấp 3, học sinh được giới thiệu đến các cơ quan công sở để quan sát. Học sinh có cơ hội làm nhiều việc tình nguyện như nhà dưỡng lão, bệnh viện, trung tâm nuôi động vật, tổ chức dành cho trẻ em, nhà thờ. Học sinh cấp 3 còn phải hoàn thành tối thiểu 40 giờ làm việc cộng đồng, đó là một yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp.

Thứ bảy, điều rất hiển nhiên ở đây mà tôi thấy đáng phục, đó là không có học phí. Giáo dục ở Canada miễn phí từ năm 4 tuổi cho đến hết lớp 12. Theo học đại học cũng khá rẻ (nếu so với một gia đình ở nông thôn ta cho con đi học đại học ở Hà Nội).

Nhà nước cho gia đình sinh viên vay tiền để học đại học, khi nào ra trường đi làm có lương mới phải trả nợ dần. Nếu lâu quá vẫn nghèo không trả được thì có thể nhà nước xem xét xóa nợ luôn. Nếu bố mẹ bỏ tiền vào một quỹ tiết kiệm để dành cho con đi học đại học từ lúc còn nhỏ, đến năm 18 tuổi, nhà nước sẽ cho không số tiền tương ứng 20% số tiền mà bố mẹ đã tiết kiệm.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Hôm ấy, khi gia đình chuẩn bị đốt đi những di vật của mẹ chồng vừa mất, không ai ngờ lại xảy ra một sự việc gây chấn động
11:38:23 15/11/2024
Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt
11:45:39 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hương Giang đăng đàn ẩn ý, An Tây nhắn nhủ bạn trẻ đôi lời, clip 56s hot lại?

Sao việt

16:52:31 15/11/2024
Khi có quyết định khởi tố, bắt giam, An Tây khóc nức nở cúi gằm mặt xuống thừa nhận mọi lỗi lầm và nhắn nhủ đôi lời đến các bạn trẻ. Gây chú ý nhất lúc này là động thái của Hương Giang.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Vé "chợ đen" concert Anh Trai bị đẩy giá cao gấp 8 lần

Nhạc việt

16:32:39 15/11/2024
Một bài đăng với nội dung bán lại 2 vé VIP của concert Anh Trai Say Hi với mức giá 5 triệu đồng/vé (giá gốc là 2,2 triệu/vé) ngay lập tức nhận được nhiều bình luận hỏi mua.

Triều Tiên sẽ sản xuất hàng loạt máy bay không người lái

Thế giới

16:28:27 15/11/2024
Các máy bay không người lái có phạm vi tấn công khác nhau là để thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù trên mặt đất và trên biển , cơ quan này cho biết.

Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm

Nhạc quốc tế

16:27:43 15/11/2024
Tối 13/11, Lisa đã tổ chức fan meeting tại quê nhà Thái Lan. Sự kiện nằm trong khuôn khổ fan meeting tour châu Á đầu tiên trong sự nghiệp solo của em út BLACKPINK.

Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Trắc nghiệm

16:02:30 15/11/2024
Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.

1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

Sáng tạo

15:46:23 15/11/2024
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

Bức ảnh chụp bóng lưng của 3 nữ sinh khiến hàng triệu người dừng chân

Netizen

15:37:09 15/11/2024
Có một tình bạn đẹp quả thực là điều vô cùng đáng quý. Tuy không phức tạp, lãng mạn như tình yêu, nhưng tình bạn thực sự là một điều rất đáng được chúng ta chăm chút và trân trọng.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

Sao châu á

14:44:55 15/11/2024
Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.