Bây giờ cử nhân, thạc sĩ đi làm công nhân nhiều quá
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh: “ Cử nhân, thạc sĩ đi làm công nhân vì thiếu việc làm ngày càng đông đảo, đây là cảnh báo cho chúng ta về giáo dục”.
Sáng 24/10, ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, các đại biểu làm việc thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017;
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 va kê hoach tai chinh – ngân sach nha nươc 3 năm quôc gia 2018 – 2020.
Giáo dục là lĩnh vực được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu Lê Quân, đoàn Hà Nội (Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng: “Giáo dục nghề nghiệp có lãng phí. Chi phí đào tạo đại học cho một em sinh viên sau 3- 4 năm học rất lớn.
Chi phí nhà nước, xã hội và gia đình đầu tư cho các em ăn học phải hơn trăm triệu đồng để có bằng tốt nghiệp đại học, bằng nghề”.
Đại biểu Quốc hội Lê Quân (đoàn Hà Nội) – ảnh Trinh Phúc.
Với chi phí đầu tư lớn như vậy nhưng theo vị đại biểu Quốc hội này: “Hiện đang tồn tại bất cập trong 5 năm qua số lượng tạo việc làm mới ở trình độ đại học, trình độ cao không phải nhiều.
Tình trạng, người học ra thất nghiệp trong khi một số vị trí việc làm ở các tập đoàn lớn lại khát nhân lực.
Video đang HOT
Với văn hóa, cách thức học khoa cử, người dân luôn luôn mong muốn học xong làm thầy.
Cách dạy và học hiện nay đang dẫn đến thực tế doanh nghiệp khát nhân lực chất lượng cao nhưng người tốt nghiệp thì không có việc”.
Thêm một bất cập nữa trong đào tạo giáo dục theo ông Lê Quân: “Bình quân thu nhập của cử nhân ra trường đi làm 5- 7 triệu đồng/tháng.
Như vậy, phải mất rất nhiều năm đi làm thì sinh viên mới bù được khoản tiền bỏ ra cho đào tạo.
Đặc biệt, ở trình độ cao học, học xong lại ở trạng thái chờ việc gây lãng phí. Nếu quay lại làm những việc phổ thông, lao động giản đơn hơn thì không phù hợp.
Tôi cho rằng, nếu lộ trình đào tạo làm thợ mà người ta chăm chỉ, yêu lao động và chịu khó lao động thì có thể nâng nghề, dễ kiếm việc và mức thu nhập có thể nuôi được bản thân và gia đình.
Cần thay đổi nhận thức xã hội không phải trượt đại học mới học nghề”.
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại thảo luận. ảnh Trinh Phúc).
Cũng liên quan đến giáo dục, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng: Nên có đánh giá về kỳ thi quốc gia vừa qua. Có ý kiến cho là xuất hiện sự thiếu công bằng, cần chấn chỉnh. Nhất là không làm chảy máu nhân lực chất lượng cao.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (ảnh Trinh Phúc).
Liên quan đến giáo dục, đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Hà Nội than phiền: “Chưa bao giờ cử nhân, thạc sĩ đi làm công nhân vì thiếu việc làm như hiện nay.
Những em học sinh giỏi trước đề cao giáo viên nay đổ xô thi công an quân đội là nghịch lý chưa bao giờ tồn tại ở nước ta.
Đây là cảnh báo cho chúng ta.”
Theo GDVN
Cụ bà 90 tuổi ở Anh lấy năm bằng cử nhân, thạc sĩ
Trong suốt 30 năm nghỉ hưu, cụ bà Joy Gibson đã hoàn thành 5 chương trình cử nhân, thạc sĩ và đang học để lấy bằng tiến sĩ.
Cụ bà Joy Gibson, 90 tuổi, tự nhận mình là sinh viên già nhất nước Anh. Kể từ khi nghỉ hưu 30 năm trước, bà đã hoàn thành một bằng cử nhân, một bằng thạc sĩ khoa học xã hội, hai bằng thạc sĩ nghiên cứu và một bằng thạc sĩ văn chương. Hiện bà theo học chương trình tiến sĩ tại Viện Shakespeare của Đại học Birmingham, Telegraph ngày 1/8 thông tin.
Bà Gibson sinh ra ở đảo Wight nhưng sinh sống chủ yếu ở tây London. Thời thơ ấu, bà học tại một trường tư thục dành cho nữ sinh. Trong suốt sự nghiệp, bà Gibson làm nhiều công việc. Bà từng là giáo viên truyền hình trước khi chuyển sang làm nhà báo ở một tạp chí.
Cụ bà Joy Gibson lấy năm bằng cử nhân và thạc sĩ trong 30 năm nghỉ hưu. Ảnh: Telegraph
Về hưu năm 60 tuổi, bà Gibson quyết định học lên đại học và bắt đầu với chương trình cử nhân triết học tại Đại học London Metropolitan (Anh). Sau đó, bà tiếp tục theo học thạc sĩ nghiên cứu về thời Phục hưng tại Đại học Sussex và tiếp tục lấy những bằng thạc sĩ khác ở đây.
Hiện, bà Gibson phải nghỉ ngơi một năm vì đã trải qua một cuộc phẫu thuật. Bà dự định tiếp tục đến trường vào mùa thu tới để hoàn thành bằng tiến sĩ vào đầu năm sau. Bà Gibson cũng đã bắt đầu suy nghĩ về một đề tài cho chương trình tiến sĩ tiếp theo của mình.
Ở độ tuổi 90 và không có gia đình, bà Gibson không gặp phải những vấn đề như nhiều sinh viên trẻ tuổi khác. Bà chỉ tập trung nghiên cứu thay vì phải phân chia thời gian cho các hoạt động ngoại khóa.
Cách đây 18 năm, bà là thành viên quan trọng của cộng đồng yêu kịch nghệ Học viện Shakespeare. Bà từng đóng nhiều vai diễn quan trọng và làm đạo diễn cho một số vở kịch ở học viện. Trong những năm gần đây, bà không còn tham gia những buổi thử giọng vì không còn nhớ nổi lời thoại.
Bà Gibson khuyên sinh viên trẻ không nên lãng phí thời gian và tiền bạc vào những ngành học kém hấp dẫn như quản lý sân golf. Thay vào đó, mọi người nên suy nghĩ về công việc thực sự muốn làm và những chương trình sau đại học.
Theo Dương Tâm/Vnexpress.net
Nhà trường không kết nối doanh nghiệp, sinh viên khó kiếm việc Tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao một phần do các cơ sở đào tạo không kết nối tốt với doanh nghiệp. Đóng góp ý kiến cho hội thảo quốc tế "Tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường lao động cho thanh niên và sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp" ngày 23/10, nhiều giảng viên Đại học Sư...