Bảy cách giữ bình tĩnh trước buổi thuyết trình quan trọng
Chia sẻ sự lo lắng với người khác, chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian, nội dung là những cách để bạn trấn an bản thân.
Việc bạn lo lắng trước khi thuyết trình là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi bạn chưa bao giờ nói trước công chúng hoặc khi bài diễn thuyết mang tính chất quan trọng. Payscale cho biết có tới 75% người sợ nói trước đám đông ở một mức độ nào đó. Bất kể rơi vào mức độ nào, bạn cũng có thể thực hiện những cách sau đây để ổn định tinh thần trước buổi thuyết trình.
1. Chia sẻ sự lo lắng với người khác
Hãy dành vài phút để chia sẻ suy nghĩ của bạn với một người đáng tin cậy là cách làm hữu ích. Nói ra nỗi sợ hãi có thể giúp bạn loại bỏ nó khỏi lồng ngực hay suy nghĩ. Hơn nữa, người nghe có thể giúp bạn xem mức độ của sự lo lắng ra sao và đưa ra một số lời khuyên khắc phục.
Ảnh: UX Planet
2. Chú ý việc ăn uống, tập thể dục và ngủ nghỉ
Được nghỉ ngơi sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, nói thì dễ mà làm thì khó bởi trước một sự kiện quan trọng, bạn thường lo lắng dẫn tới khó ngủ.
Tập thể dục nhiều có thể giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Hãy dành thời gian để chạy bộ hay đến phòng tập vào buổi tối trước buổi thuyết trình. Sau đó, bạn có thể trở về nhà và ăn một bữa tối lành mạnh. Nó sẽ giúp ổn định tâm trạng hơn.
Cuối cùng, hãy đi ngủ sớm hơn một chút để chắc chắn bạn có một đêm nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày trọng đại của mình.
Video đang HOT
3. Hiểu rõ biểu hiện của lo lắng
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng như đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh. Đây là những điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Nó thậm chí giúp bạn cải thiện sự tập trung và có nhiều năng lượng hơn.
“Nói với bản thân rằng tay tôi đang lạnh dần, tim đập nhanh hơn và tâm trí tôi đang như chạy đua. Tôi đã sẵn sàng để chạy với voi ma mút hay hổ. Đây là những gì tôi cần để làm tốt“, một diễn giả chia sẻ.
4. Chuẩn bị
Có lẽ điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giảm bớt lo lắng là bài thuyết trình được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn hiểu mọi thứ sẽ trình bày và cảm thấy sự nhiệt tình, chân thành của mình về chủ đề sẽ nói. Nếu bạn hứng thú, khán giả cũng sẽ hứng thú theo.
Tất nhiên, bạn cũng nên thử trình bày trước, thực hiện một vài lần một cách hoàn chỉnh cho đến khi hết vấp váp. Bạn thậm chí cần có người tin cậy đóng vai khán giả. Họ sẽ đưa ra một số phản hồi giá trị để cải thiện bài thuyết trình.
5. Chú ý về thời gian
Nếu chuẩn bị cho buổi thuyết trình muộn, bạn có thể thiếu tài liệu và không kịp xoay xở. Vì vậy, hãy chắc chắn dành khoảng thời gian phù hợp cho việc chuẩn bị. Đặc biệt, hãy đến buổi thuyết trình sớm nếu bạn có thể. Nó sẽ giúp bạn thích nghi với không gian.
6. Đừng quá áp lực
Lưu ý rằng bạn không cần cung cấp bài phát biểu hay nhất thế giới tại đây. Học cách trở thành một diễn giả xuất sắc cần có nhiều thời gian và thực hành. Bạn chỉ cần cải thiện những gì đã làm trong quá khứ để thành công, chấp nhận những điều sai, chưa tốt để rút kinh nghiệm.
7. Tự tán thưởng cho thành công của bản thân
Hãy ghi chép lại mỗi khi bạn có một buổi thuyết trình thành công. Bạn nên thưởng thức, tán dương thành quả và nhắc nhở bản thân nhớ về nó như một động lực trong những lần sau.
Dương Tâm
Theo VNE
Mừng ngày nhà giáo VN 20.11: Cô giáo với mẹo dạy tiếng Anh độc, lạ
Bục giảng có thể trở thành sân khấu đóng kịch, học sinh là những nhà diễn thuyết, nhà phản biện với những chủ đề mới lạ.
Cô Thùy Trang và những học sinh Trường Trần Đại Nghĩa - ẢNH: THÚY HẰNG
Đó chỉ là một vài cách mà cô Nguyễn Phạm Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM truyền cảm hứng cho các học trò.
Nhà sáng chế "osin chạy xe SH dỏm"
Nhắc đến cô Trang, học trò Trường Trần Đại Nghĩa nhớ tới những mẹo học tiếng Anh độc và lạ. Nhắn HS phát âm từ "thanks" chuẩn nhất, cô nói mỗi trò cùng đưa ngón tay trỏ ra trước miệng, bật âm đến khi lưỡi chạm ngón tay là chính xác. "Muốn làm cách này, các em nhớ rửa tay sạch nha", HS dưới lớp cười khúc khích. Để HS không quên những từ cần thêm "es", cô ngân nga "Osin chạy xe SH dỏm", tương ứng với các từ sẽ kết thúc bằng o-s-ch-x-sh-z.
Để HS nhớ những từ cần bật âm /s/ trong phát âm, cô nghĩ ra câu "Thèm cafe phở tái", tương ứng từ có tận cùng là "Th-K-P-T". Những từ cần bật âm /t/ ở cuối, nếu những từ kết thúc bằng "ed" là Ch-Sh-S-X-K-P-F, từ đó cô Trang có câu thơ "Chó sủa xôn xao khắp phố phường". Những ví dụ nhỏ này khiến HS vừa nhớ bài vừa khiến giờ học thêm vui và sôi động hơn.
Khắc phục tình trạng HS giỏi ngữ pháp nhưng rụt rè không dám nói, cô Trang có nhiều cách khiến trò nói nhiều hơn, như đóng kịch, làm video clip phỏng vấn tiếng Anh về một chủ đề, chia nhóm để thảo luận sau đó thuyết trình, để nhóm này phản biện với nhóm kia, tất cả đều bằng tiếng Anh... Để trò vừa nói giỏi, vừa viết hay, cô Trang mang tới lớp những tập phim ý nghĩa có phụ đề tiếng Anh để cô trò cùng xem, sau đó mỗi học trò viết bài cảm nhận về một nhân vật nào đó mình có nhiều cảm xúc nhất.
Uống trà sữa, nghe nhạc theo trào lưu 10x
Để hiểu và gần gũi hơn những học trò thế hệ 10X, cô giáo 7X kết bạn với trò trên Facebook, thi thoảng đi uống trà sữa, cập nhật tin tức về giới trẻ, tìm hiểu các nhóm nhạc Hàn Quốc đang "hot", những bản "hit" của Alan Walker hay Taylor Swift để có những đề bài nói - viết gần gũi hơn với học trò.
Theo cô Trang, thế hệ HS hôm nay rất thông minh, chỉ cần có người gợi mở, các em sẽ phát huy trí tuệ, sự sáng tạo khiến người lớn phải ngỡ ngàng. Cô ví dụ: "Các em phân vai, đóng những vở kịch như Cô bé quàng khăn đỏ hay Romeo và Juliet với những phiên bản rất vui và lạ. Khi tôi ra chủ đề bảo vệ môi trường chẳng hạn, các em mang máy quay đi phỏng vấn các bạn trong trường về những cách các bạn đang làm sau đó dựng thành những đoạn phim rất hay...".
Dạy bài hay, gần gũi với học trò, cô Trang thường xuyên nhận được những lá thư tay, tin nhắn bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt, bày tỏ sự biết ơn, ngưỡng mộ. "Mới đây thôi, một HS lớp 9 nói sau này nhất định em sẽ phải trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh giống như tôi. Nghẹn ngào, tôi hiểu ra rằng, mỗi giáo viên sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới những học trò vì vậy ngày ngày tôi đều cố gắng làm sao để mỗi tiết học là sự trao đi - nhận lại những yêu thương", cô giáo tiếng Anh bộc bạch.
Theo thanhnien
Cần chú trọng kỹ năng nghe nói trong dạy học văn Khi nhắc đến 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, lẽ thường người ta nghĩ đó là đặc trưng của môn học ngoại ngữ. Nhưng thực ra 4 kỹ năng này rất cần thiết trong việc dạy học môn ngữ văn. Ảnh: Đào Ngọc Thạch Người xưa dạy "học ăn, học nói, học gói, học mở" là có ý nhắc nhở chúng ta...