Báu vật làng: Siêu cây trăm tuổi tiền tỷ không bán
Cao 27 m có tuổi đời đến nghìn năm, cây sanh ở huyện miền núi Nghệ An được đánh giá là cây tự nhiên đẹp nhất Việt Nam.
Cây sanh ở bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam cao 27 m, tán rộng khoảng 35 m.
Gốc cây ôm lấy một tảng đá lớn rộng khoảng 5 m, dài hơn 7 m.
Phía trên là khối đá nhỏ hơn có đường kính hơn 2 m, cao khoảng 3 m. Cả hai khối đá này được rễ cây sanh bao bọc xung quanh trông như hình một “mâm xôi, con gà”, thân cây thì được ví như “phượng múa rồng bay”. Cũng có người cho rằng, hai khối đá hoa cương có hình thù tượng trưng cho sự tích bánh chưng, bánh dày. Với đặc điểm tự nhiên này, cây cổ thụ được xem là có thế đẹp “độc nhất vô nhị”.
Cây được một thương lái vô tình phát hiện cách đây hơn chục năm. Tán lá tỏa bóng mát một vùng lớn. Đây cũng là nơi người dân đi rừng về làm chỗ nghỉ chân hoặc để trẻ em chơi đùa.
Sau khi được phát hiện, nhiều người săn cây cảnh đã tìm đến để mua với giá hàng tỷ đồng nhưng người dân ở đây không bán. Thậm chí có người còn muốn mua cả mảnh đất để sở hữu cây sanh, tuy nhiên chủ nhân cũng không chịu mà xem đó là báu vật của làng.
Video đang HOT
Rễ cây chằng chịt bao bọc lấy khối đá hoa cương sau đó cắm sâu vào lòng đất tạo thế vững chắc.
Nhiều rễ to cuốn chặt lấy hòn đá rồi đâm xuống đất.
Thân chằng chịt nhánh cây quấn lấy nhau.
Xung quanh thân có 4 rễ cây mọc từ trên cao cắm thẳng xuống đất như 4 chân đảm bảo sự vững chắc trước mưa bão, gió mạnh.
Cây di sản nằm cách đường giao thông khoảng 2 km, cách trung tâm thành phố Vinh hơn 100 km. Mới đây, cây sanh này được xây bao bọc xung quanh và được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là cây thứ 3 ở Nghệ An được công nhận là cây di sản sau cây lộc vừng ở đảo Ngư và cây sa mu ở vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông).
Theo_VietNamNet
Báu vật nhà tre 100 tuổi của đại gia Quảng Nam
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa là người đi tiên phong trong việc thiết kế những căn nhà tre mái lá mà theo ông, ở Việt Nam đây chỉ được coi là nhà của người nghèo.
Từ báu vật nhà cổ
Căn nhà tre mái tranh vách đất tại khu bảo tàng nhà cổ ở Điện Bàn, chủ nhân khu bảo tàng này tốn khá nhiều công sức và tiền bạc mới sở hữu được và đưa về dựng tại khu bảo tồn nhà cổ.
Đó là căn nhà tre lợp lá vách đất có tuổi đời hơn 104 năm, chủ sở hữu là bà Phạm Thị Số, trú tại xã Đại Minh (huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Đây là căn nhà cổ bằng tranh tre duy nhất còn tồn tại qua nhiều đời, được xây dựng theo kiến trúc nhà tranh tre "một gian hai chái".
Không chỉ đẹp về mặt kết cấu, kiến trúc với hai hàng cườm được kết bằng dây mây kéo dọc chiều dài thân nhà mà nó còn mang phong vị đậm chất vùng quê xứ Quảng.
Nhà tranh tre vách đất của họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ
Hiện ngôi nhà vẫn còn giữ được những vật dụng cổ bằng gỗ như: tủ, bàn, phản,... Đặc biệt, căn bếp đứng nguyên mẫu nông thôn Quảng Nam hơn 100 năm về trước vẫn còn rất tốt.
Chủ nhân căn nhà này đồng ý bán cho chủ nhân khu bảo tồn nhà cổ sau hơn 4 năm ròng "mật phục", với cái giá không thể tiết lộ.
Đến nhà tre hiện đại triệu USD
Nhưng ở châu Âu, để xây dựng được căn nhà tre mái lá không hề đơn giản, chỉ dành cho người lắm tiền nhiều của, bởi giá thành của nó lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD.
Tại quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, một ngôi nhà tre mái lá lớn nhất Việt Nam - do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế và những người nông dân chân lấm tay bùn dựng lên - vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cho hay: Nói nhà tranh tre là nhà của người nghèo, nhưng để xây dựng được căn nhà lá đạt tiêu chuẩn chống chịu với mưa bão và độ bền hàng chục năm là không hề đơn giản, tốn rất nhiều tiền và công sức.
Ngôi nhà tre do kiến trúc sư Võ Trọng nghĩa thiết kế và xây dựng tại Đà Nẵng khiến du khách nước ngoài thích thú.
"Nhà tranh tre mái lá trước chỉ giành cho nhà nghèo ở nông thôn, nhưng ở nước ngoài, nhất là tại các nước châu Âu giàu có, để dựng được căn nhà tre mái lá đạt tiêu chuẩn không hề đơn giản và cần phải có nhiều tiền. Nhiều ngôi nhà có giá hàng trăm nghìn USD, thậm chí hàng triệu USD mới xây dựng được" - ông Nghĩa nói.
Là kiến trúc sư nổi tiếng với nhiều công trình xây dựng trên khắp thế giới, ông Võ Trọng Nghĩa đã thiết kế nhiều công trình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường. Đó là nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, không tàn phá môi trường, gần gũi thiên nhiên và đảm bảo tính mỹ thuật, không gian sống hài hòa.
Trải dài theo bờ biển Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng rộng 51,5 ha lộng gió là 3 khu nhà tre mái lá. Trong đó, căn nhà được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay có diện tích xây dựng hơn 365 m2.
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cho biết, toàn bộ nhà tre được thiết kế và xây dựng từ khung sườn toàn bằng tre và mái được lợp bằng tranh. Cột chống, xà đỡ vượt nhịp 13,5 m,... tất cả đều làm từ những cây tre mảnh ghép lại thành từng bó nhưng có sức chịu lực lớn hơn bê tông sắt thép. Độ bền của căn nhà tre này là hơn 50 năm và chịu được gió bão trên cấp 12.
Vũ Trung
Theo_VietNamNet
'Báu vật' ở quê lúa Nghệ An Tại xã Lăng Thành (Yên Thành, Nghệ An) hiện có hơn 100 ha rừng lim cổ thụ được người dân xem như "báu vật". Là huyện nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng, Yên Thành được biết đến là vựa lúa của Nghệ An. Trong 39 đơn vị hành chính của huyện, Lăng Thành là xã rất đặc biệt, được bao bọc...