Bầu cử Thái Lan: Ứng cử viên Thủ tướng của đảng Pheu Thai cam kết không sửa đổi luật khi quân
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 1/8, ứng cử viên Thủ tướng của đảng Vì nước Thái (Pheu Thai), ông Srettha Thavisin, tuyên bố sẽ không tìm cách bãi bỏ hoặc sửa đổi Mục 112 của Bộ luật Hình sự, còn được biết đến là luật khi quân, nếu Quốc hội Thái Lan chấp thuận đề cử ông làm Thủ tướng.
Ứng viên Thủ tướng của Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Srettha Thavisin (giữa) trong cuộc họp báo tại trụ sở của đảng ở Bangkok, sau khi kết quả sơ bộ cuộc tổng tuyển cử được công bố, ngày 14/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông Thái Lan dẫn lời ông Srettha cho biết nếu đảng Pheu Thai đề cử ông trong vòng bỏ phiếu tiếp theo của Quốc hội để chọn Thủ tướng, chắc chắn sẽ không có sửa đổi nào đối với Mục 112. Ông Srettha nhấn mạnh: “Pheu Thai đã nói rõ rằng luật đó sẽ không được sửa đổi hay bãi bỏ”. Ứng cử viên của đảng Pheu Thai cũng cho rằng kinh tế và sinh kế của người dân là những vấn đề quan trọng hiện nay và điều chính phủ mới phải làm trước tiên là đảm bảo cuộc sống ấm no cho người dân và cải thiện nền kinh tế.
Cam kết của ông Srettha được đưa ra sau khi một số thượng nghị sĩ bày tỏ nghi ngờ về quan điểm của ông đối với điều luật này. Các thượng nghị sĩ này cáo buộc ông Srettha nói rằng Mục 112 nên được sửa đổi trong một cuộc phỏng vấn trước thềm cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5.
Video đang HOT
Luật khi quân nhằm ngăn chặn hành vi xúc phạm và đe dọa các thành viên cao quý nhất của Hoàng gia Thái Lan. Điều 112 của Bộ luật Hình sự Thái Lan nêu rõ những ai “phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế hoặc các quan nhiếp chính” sẽ bị phạt tù lên đến 15 năm. Quy định này hầu như không thay đổi kể từ khi bộ luật hình sự đầu tiên được ban bố vào năm 1908.
Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã tạm thời ấn định ngày 4/8 tới để Quốc hội họp lại trong phiên họp chung để bỏ phiếu về đề cử Thủ tướng.
Trước đó, ngày 13/7, Quốc hội Thái Lan đã triệu tập phiên họp chung của Hạ viện mới và Thượng viện để bầu chọn Thủ tướng mới. Ông Pita Limjaroenrat, nhà lãnh đạo và là ứng cử viên duy nhất của đảng Tiến bước (MFP), đảng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 với 151 ghế Hạ viện, đã không giành đủ sự ủng hộ cần thiết để đắc cử thủ tướng.
Tiếp đó, trong ngày họp 19/7, sau nhiều giờ tranh cãi gay gắt, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu huỷ bỏ việc tái đề cử ông Pita với đa số phiếu tán thành. Với kết quả này, liên minh 8 đảng do MFP đứng đầu đã nhất trí để đảng Pheu Thai, đảng đứng thứ hai với 141 ghế Hạ viện và là một đối tác trong liên minh 8 đảng, dẫn dắt tiến trình thành lập chính phủ mới.
Đảng Pheu Thai có 3 ứng cử viên Thủ tướng, trong đó ông Srettha được dự đoán là người sẽ được đảng này giới thiệu để Quốc hội bầu chọn trong phiên họp sắp tới.
Quốc hội Thái Lan sẽ họp tuần sau, chưa biết bầu thủ tướng hay không
Quốc hội Thái Lan sẽ họp vào ngày 4-8 nhưng việc bỏ phiếu bầu thủ tướng có diễn ra hay không phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Tờ Bangkok Post dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan - ông Wan Muhamad Noor Matha ngày 27-7 cho biết quốc hội nước này sẽ nhóm họp vào ngày 4-8, nhưng việc bỏ phiếu bầu thủ tướng có diễn ra hay không phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên quan tư cách ứng viên của lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP) Pita Limjaroenrat.
Cụ thể, ông Wan nói rằng nếu tòa án ra phán quyết chính thức liên quan việc quốc hội bác bỏ tư cách ứng viên thủ tướng của ông Pita trong ngày 3-8, quốc hội có thể tổ chức bỏ phiếu bầu thủ tướng vào ngày hôm sau. Trường hợp tòa án không ra phán quyết, quốc hội sẽ chờ đến khi tòa ra phán quyết để tổ chức bỏ phiếu, có thể là một tuần sau đó.
Chủ tịch Quốc hội Thái Lan - ông Wan Muhamad Noor Matha. Ảnh: AFP
Trước đó, vào ngày 19-7, đa số nghị sĩ đã bỏ phiếu bác bỏ việc đề cử ông Pita làm ứng cử viên thủ tướng một lần nữa, viện dẫn quy định số 41 của quốc hội rằng một kiến nghị đã bị từ chối không được đưa lên bỏ phiếu một lần nữa trong cùng kỳ họp quốc hội. Vì ông Pita thất bại trong lần bỏ phiếu ngày 13-7 nên lãnh đạo MFP không thể được đề cử làm ứng viên thủ tướng lần 2.
Nhiều người dân và nghị sĩ đã gửi đơn khiếu nại lên Văn phòng Thanh tra Thái Lan để phản đối quyết định của quốc hội, cho rằng quyết định này là vi hiến.
Ngày 24-7, Văn phòng Thanh tra Thái Lan đã yêu cầu Tòa án Hiến pháp ra lệnh cho quốc hội hoãn cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng "để ngăn chặn mọi thiệt hại khó khắc phục trong tương lai".
Về phía ông Pita, ông cho rằng quyết định của quốc hội về bác bỏ việc đề cử ông làm thủ tướng đã tạo ra một tiền lệ rủi ro khi từ giờ trở đi các ứng viên thủ tướng sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để giành được đa số phiếu bầu.
Tòa án Hiến pháp tuần này nói rằng sẽ xem xét vụ việc vào ngày 3-8 nhưng không cho biết có thể có phán quyết trong ngày hay không.
Bầu cử Thái Lan: Đảng Tiến bước đề nghị bỏ quyền bầu thủ tướng của Thượng viện Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 14/7, đảng Tiến bước (MFP) đã đệ trình một đề xuất lên Quốc hội Thái Lan nhằm tìm cách tước bỏ quyền bầu thủ tướng của Thượng viện do quân đội chỉ định. Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Tiến bước (MFP), đồng thời là ứng cử viên thủ tướng Thái Lan, tới phiên họp Quốc...