Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ: 3 điểm bỏ phiếu đóng cửa vì bị siết nợ
Ngày 6/11, truyền thông địa phương đưa tin, 3 điểm bỏ phiếu tại bang Arizona, một trong những bang quan trọng trong cuộc đua vào Thượng viện Mỹ giữa nhiệm kỳ, đã gặp vấn đề và phải đóng cửa.
Cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại điểm bầu cử ở Manhattan, New York, ngày 6/11/2018. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Trên mạng xã hội Twitter, hãng tin CBS News cho biết, trong số 3 điểm bỏ phiếu trên, có một địa điểm bỏ phiếu tại một tòa nhà ở khu vực Gila thuộc thành phố Chandler đã bị đóng cửa, do tòa nhà này bị tịch thu để siết nợ từ trước đó. Các điểm bỏ phiếu ở Arizona đã mở cửa vào lúc 8 giờ tối (theo giờ Hà Nội).
Theo số liệu thống kê của công ty Catalist, tính đến sáng 6/11 (giờ địa phương), đã có ít nhất 33,1 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm hoặc bỏ phiếu qua thư.
Trong cuộc bầu cử lần này, hàng chục triệu người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu toàn bộ 435 ghế trong Hạ viện, 35/100 ghế Thượng viện, 36 thống đốc bang, cùng khoảng 6.000 ghế (tương đương gần 82% tổng số ghế) trong các cơ quan lập pháp cấp bang trên toàn nước Mỹ.
Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh an ninh được thắt chặt tại các điểm bầu cử, sau vụ gửi bom thư khủng bố tới các chính khách có ảnh hưởng lớn của đảng Dân chủ cũng như vụ xả súng diễn ra tại nhà thờ người Do Thái ở Pittsburgh, bang Pennsylvania.
Video đang HOT
Các chuyên gia an ninh cảnh báo nguy cơ lớn về khả năng các điểm bầu cử có thể trở thành mục tiêu khủng bố.
Mặc dù đây không phải là cuộc bầu quan trọng nhất ở Mỹ, nhưng kết quả bầu cử lại được cả thế giới theo dõi chặt chẽ.
Cuộc bầu cử này có khả năng xác định sự lâu bền của chính quyền Tổng thống Donald Trump và thậm chí ảnh hưởng đến tương lai của Mỹ.
Nếu đảng Dân chủ giành thắng lợi ở Hạ viện, đảng này có thể làm chệch hướng hoặc đóng băng một số chương trình nghị sự của Tổng thống Trump trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, tăng cường sự giám sát của quốc hội, hạn chế nghiêm ngặt các lựa chọn của Tống thống Trump đối với các ứng cử viên đề cử vào các vị trí nội các và thẩm phán liên bang, thậm chí có khả năng sẽ tiến hành điều tra Tổng thống Trump và chính quyền của ông về các giao dịch kinh doanh của ông hoặc việc hợp tác mà ông bị cáo buộc tiến hành với Nga.
Ngược lại, nếu đảng Cộng hòa vẫn duy trì được kiềm quyển soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện trong Quốc hội.
Đây được coi là chiến thắng quan trọng đối với chính quyền Tổng thống Trump bởi nó cho thấy mức độ tín nhiệm của của cử tri đối với hiệu quả làm việc của cơ quan lập pháp, cũng niềm tin và hy vọng của họ vào sự điều hành dẫn dắt đất nước của ông chủ Nhà Trắng theo khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” hay “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.”
Đặc biệt, chiến thắng này sẽ giúp Tổng thống Trump tiếp tục thực hiện một loạt các chương trình nghị sự của mình trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, như vấn đề nhập cư hay bãi bỏ chương trình bảo hiểm y tế Obamacare./.
Theo vietnamplus
Dân Mỹ căng thẳng như đánh trận khi đi bầu cử
Sau thất bại thê thảm của đảng Dân Chủ trước đảng Cộng Hòa và ông Donald Trump, các công tác kêu gọi người dân đi bỏ phiếu giữa kỳ tại Mỹ trở nên dồn dập, căng thẳng như đi đánh trận hơn hồi bầu cử giữa kỳ năm 2014.
Một ảnh chế trên Twitter sử dụng hình ảnh của diễn viên Mỹ Bruce Willis với nội dung: "Tôi khi đi bầu cử [Tổng thống] hồi năm 2016 (bên trái) và tôi khi đi bầu cử [giữa nhiệm kỳ] năm 2018". Ảnh: Twitter/kristapley.
Theo RT, không chỉ có các bức hình ảnh chế, tranh biếm họa trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook, các công tác vận động bầu cử còn được triển khai một cách chủ động hơn thông qua các ứng dụng điện thoại nhằm lôi kéo nhiều cử tri tham gia bỏ phiếu nhất có thể.
Cụ thể, đã có 2 ứng dụng được tung ra là VoteWithMe và OutVote nhằm thu thập tin về cử tri cho chính phủ lập số liệu công khai. Sau khi tải về, người dùng chỉ cần đồng bộ hóa điện thoại với ứng dụng là sẽ biết được bản thân đã đi bỏ phiếu hay chưa và nếu có thì đã bỏ phiếu lúc nào.
Ứng dụng điện thoại VoteWithMe. Ảnh: votewithme.us.
Nếu bỏ lỡ việc đi bầu của năm nào, ứng dụng sẽ tự động đánh dấu gạch bỏ năm đó cho người dùng. Cả VoteWithMe và OutVote đều tặng các bộ biểu tượng mặt cười (emoji) cho những người dùng thường xuyên đi bầu, đồng thời cho lựa chọn "thúc giục" bạn bè trong danh bạ với những thông điệp như "Bạn sẽ đi bầu chứ?" (You gonna vote?)
Theo Sputnik, các nhà phát triển ứng dụng hi vọng rằng công cụ do mình tạo ra sẽ giúp gia tăng "áp lực xã hội" với những người không đi bầu cử - lực lượng từng rất đông đảo, chiếm số đông so với những người Mỹ bầu cho ứng viên Cộng Hòa Donald Trump hay ứng viên Dân Chủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Tấm treo cửa có nội dung: "Hãy nhớ lấy, bạn bầu cho ai là việc riêng còn bạn đi bầu hay không là việc chung" do đội tranh cử của ứng viên Scott Wallace treo cửa từng nhà trong khu vực. Ảnh: Twitter.
Được biết, trong khi các tập đoàn, công ty công nghệ "chạy hết lực" để kêu gọi người dân đi bầu cử, nhiều ứng viên nghị sĩ cũng ra đường nhằm thúc giục cử tri thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ như nhóm vận động tranh cử của ông Scott Wallace - ứng viên đảng Dân Chủ cho ghế Hạ Nghị sĩ bang Pennsylvania - đã "gõ cửa" mọi ngôi nhà trong khu vực của mình với hi vọng cử tri sẽ đi bỏ phiếu, giúp ông đánh bại đối thủ là Brian Fitzpatrick đến từ đảng Cộng Hòa.
Theo Danviet
Đảng Dân chủ giữ lợi thế "mong manh" trước thềm bầu cử giữa kỳ Mỹ Các cuộc thăm dò cho thấy cuộc chạy đua giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa khá sát nút, trong khi đa số cử tri cam kết bỏ phiếu. Người dân tới một điểm bỏ phiếu sớm tại bang Maryland, Mỹ hôm 25.10. Bất chấp việc đảng Cộng hòa giúp nền kinh tế vững mạnh khi kiểm soát quốc hội và Nhà...