Bầu cử giữa kỳ Mỹ nóng dần, Ukraine lo mất viện trợ từ Washington
Khi các quan chức Mỹ đang theo dõi diễn biến các cuộc phản công của Ukraine trên chiến trường, những người đồng cấp Ukraine lại hướng sự chú ý tới một sự kiện quan trọng sắp tới tại Mỹ, đó là cuộc bầu cử giữa kỳ.
Bầu cử giữa kỳ Mỹ ảnh hưởng thế nào đến hỗ trợ cho Ukraine?
Một số quan chức Ukraine hy vọng rằng cuộc bầu cử vào tháng 11 sẽ không gây ảnh hưởng tới dòng vũ khí và viện trợ an ninh của Mỹ dành do Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.
Binh sĩ Ukraine dỡ lô tên lửa chống tăng Javelin tại sân bay quốc tế Boryspil, ngoại ô thủ đô Kiev. Ảnh: Reuters
Giới chức Ukraine đang lo ngại về sự ủng hộ của Mỹ dành cho Kiev trong tương lai khi các nhà thăm dò dự đoán rằng đảng Cộng hòa sẽ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới. Một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã bày tỏ sự không hài lòng với số tiền viện trợ khổng lồ của Mỹ gửi cho Ukraine, viện dẫn những lo ngại về cạnh tranh an ninh với Trung Quốc và các ưu tiên trong nước.
Daria Kaleniuk, nhà hoạt động chống tham nhũng, người dẫn đầu một phái đoàn Ukraine đến Mỹ vào tháng 9, lưu ý rằng gần như tất cả các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại dự luật tài trợ gồm 12 tỷ USD cho Ukraine.
Những lo ngại rằng sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm bớt trong bối cảnh diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ, đang gia tăng áp lực trên chiến trường ở Ukraine.
Một quan chức Ukraine nói rằng việc Ukraine phụ thuộc gần như hoàn toàn vào viện trợ quân sự và kinh tế nước ngoài có nghĩa là quân đội nước này phải nhanh chóng giành lại càng nhiều vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát càng tốt trước khi sự hỗ trợ từ phương Tây suy giảm.
“Cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ là một trong những yếu tố khiến chúng tôi lo ngại về cục diện chiến trường vào mùa đông. Nga có thể giành được lợi thế khi Quốc hội Mỹ có sự thay đổi và trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng. Đó là lý do tại sao cuộc phản công hiện tại rất quan trọng”, vị quan chức nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều quan chức Ukraine khác cho biết họ vẫn tin tưởng rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Oleksander Zavytnevych, người đứng đầu ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Ukraine, cho biết, sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine trong chiến dịch quân sự vẫn mạnh mẽ bất chấp sự miễn cưỡng của một số đảng viên Cộng hòa, vì vậy ông không lo lắng rằng sự giúp đỡ của Mỹ sẽ giảm đi.
Tuần trước, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky, Tổng thống Joe Biden nhắc lại cam kết rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine đến “khi nào còn có thể”, đồng thời đề xuất một chiến dịch dài hạn nhằm cung cấp vũ khí cần thiết cho Ukraine để đẩy lùi lực lượng Nga.
Kể từ tháng 2, chính quyền Tổng thống Biden đã gửi cho Ukraine hơn 17 tỷ USD viện trợ quân sự, bao gồm các hệ thống tên lửa và máy bay không người lái.
Tuy nhiên, khi người tiêu dùng Mỹ đối mặt với lạm phát và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có ít thành viên đảng Cộng hòa tin rằng Mỹ cần có trách nhiệm hỗ trợ Ukraine. Theo một cuộc thăm dò vào tháng 8 của Morning Consult, sự quan tâm về cuộc xung đột của các thành viên đảng Cộng hòa đã giảm so với các thành viên đảng Dân chủ.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine?
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phần lớn sự ủng hộ của lưỡng đảng Mỹ đối với Ukraine đã gặp vấp phải nhiều tranh cãi ở Quốc hội.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell và Thượng nghị sĩ James M. Inhofe, hai thành viên trong Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ là những nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa ủng hộ Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa khác như Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Hạ nghị sĩ Roger Williams đã bày tỏ sự miễn cưỡng. Trong khi đó, đã có những câu hỏi về nguồn tài trợ dành cho Ukraine được chi vào đâu và cảnh báo về sự hỗ trợ của Mỹ.
Điều này đã khiến một số thành viên đảng Cộng hòa lo lắng về việc duy trì sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine.
Valery Chaly, người từng là Đại sứ Ukraine tại Mỹ từ năm 2015-2019, cho biết, dù ông đang kêu gọi Mỹ cung cấp thêm cho Ukraine các thiết bị quân sự hiện đại hơn bao gồm xe tăng và máy bay chiến đấu, ông cũng đồng tình với quan điểm của một số nhà lập pháp Mỹ rằng cần tập trung vào các vấn đề trong nước.
“Mọi quốc gia đều phải tập trung vào chi phí cho y tế, giáo dục, các chương trình nội bộ và việc làm. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nếu bạn không đảm bảo an toàn cho đất nước và người dân, bạn không thể nghĩ đến sự phát triển”, ông Chaly nói.
Ukraine cũng lo sợ rằng Nga sẽ sử dụng cuộc bầu cử giữa kỳ để loại bỏ sự ủng hộ của lưỡng đảng dành cho Kiev.
Các quan chức đảng Cộng hòa nói rằng cuộc bỏ phiếu dự luật bổ sung viện trợ cho Ukraine gần đây không cho thấy sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine suy giảm, lưu ý rằng viện trợ cho Ukraine chỉ là một trong những khoản mà dự luật tài trợ. Họ cũng cho biết sự ủng hộ của đảng Cộng hòa có thể được thúc đẩy bởi lợi ích quân sự của Ukraine hoặc các mối đe dọa hạt nhân từ Nga.
Trước đó, vào đầu tháng 10, Tổng thống Putin ký ban hành luật, hoàn tất quá trình chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Nga 4 vùng của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson. Ông Putin và các quan chức Nga khẳng định sẽ bảo vệ lãnh thổ mới sáp nhập, trong đó để ngỏ cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Khi sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine tăng lên, các nhà lập pháp của mỗi bên đang kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn với hy vọng ngăn chặn sự lãng phí.
Theo ông Oleksander Zavytnevych, Ukraine đang tăng cường các nỗ lực giải trình, thành lập cơ quan giám sát mới của quốc hội và tổ chức các chuyến thăm tới các kho vũ khí. Ông Zavytnevych cho biết, cho đến nay chưa có khiếu nại nào về việc chuyển hướng hoặc lạm dụng nguồn cung vũ khí từ nước ngoài.
Trong khi nhận ra rằng kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ có thể ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine, Kiev vẫn tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của phương Tây.
“Nếu chúng ta được trang bị vũ khí thích hợp, chúng ta có thể chiến thắng và cuộc xung đột này sẽ kết thúc sớm hơn”, Daria Kaleniuk, người đứng đầu Trung tâm Hành động Chống tham nhũng của Ukraine, nói.
Mỹ cảnh báo các quốc gia, tổ chức ủng hộ Nga sáp nhập lãnh thổ của Ukraine
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với một quan chức Ukraine rằng cá nhân hoặc tổ chức nào ủng hộ Nga sáp nhập các khu vực phía đông Ukraine sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan (trái) trong cuộc gặp Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 2/10. Ảnh: reddit.com/TTXVN
Theo tờ The Telegraph ngày 2/10, một tuyên bố từ Nhà Trắng cho biết ông Sullivan đã gặp ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine tại Istanbul ngày 2/10, tức hai ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập 4 khu vực miền đông và miền nam Ukraine.
Ông Sullivan nhấn mạnh rằng Mỹ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ông cho biết Mỹ và các đồng minh, đối tác sẽ không nao núng trước những vi phạm rõ ràng của Nga đối với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời sẽ khiến các cá nhân, thực thể, quốc gia phải trả giá đắt nếu ủng hộ Nga sáp nhập lãnh thổ của Ukraine.
Nga sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine sau 8 tháng xung đột. Mỹ tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận khu vực này là lãnh thổ của Nga. Nhà Trắng nói thêm rằng ông Sullivan và ông Yermak cũng đã thảo luận về tình hình đang diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya của Ukraine, nơi vẫn bị quân Nga chiếm đóng. Hai bên cũng bàn về các nỗ lực do Liên hợp quốc làm trung gian để xuất khẩu lương thực từ các cảng của Ukraine.
Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết thêm: "Ông Sullivan nhấn mạnh Mỹ cam kết hỗ trợ người dân Ukraine khi họ bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của mình, trong đó có động thái thông qua khoản hỗ trợ bổ sung 12 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden gần đây đã ký thành luật".
Để phản ứng việc Nga sáp nhập lãnh thổ của mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước thông báo rằng Ukraine sẽ nhanh chóng nộp đơn xin gia nhập NATO, lập luận rằng nước này đã là đồng minh trên thực tế của các nước trong liên minh NATO.
Ông nói: "Chúng tôi là đồng minh trên thực tế. Chúng tôi đã đạt được điều này. Trên thực tế, chúng tôi đã hoàn thành con đường gia nhập NATO. Chúng tôi tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau và chúng tôi bảo vệ nhau".
Sau thông báo của Ukraine, tổng thống của 9 quốc gia thành viên NATO đã cùng nhau nhóm họp vào ngày 2/10 để ủng hộ Ukraine xin gia nhập khối quân sự này. Các nhà lãnh đạo của 9 quốc gia trên cũng kêu gọi tất cả các đồng minh tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Ukraine cần sự đồng thuận của tất cả 30 thành viên. Nhấn mạnh rằng NATO có chính sách mở cửa, ông Stoltenberg cho biết ưu tiên hàng đầu của khối NATO hiện nay là hỗ trợ Ukraine, về cả quân sự và tài chính. Ông tái khẳng định NATO không phải là một bên xung đột với Nga.
Bình luận của ông Stoltenberg lặp lại tuyên bố của Nhà Trắng trước đó. Phát biểu hôm 30/9, ông Sullivan tuyên bố rằng cách tốt nhất bây giờ là hỗ trợ thiết thực cho Ukraine, còn việc xem xét kết nạp NATO nên được thực hiện vào thời điểm khác.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký các văn kiện đưa 4 vùng lãnh thổ gồm Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson trở thành các chủ thể của Nga. Động thái của Nga diễn ra sau các cuộc trưng cầu dân ý tại các vùng lãnh thổ này về việc sáp nhập vào Nga.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bác bỏ kế hoạch sáp nhập nói trên của Nga, nêu rõ bất kỳ quyết định nào về vấn đề này đều không có giá trị pháp lý và là động thái "leo thang nguy hiểm". Mỹ cũng thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Trợ lý Tổng thống Ukraine đe dọa cây cầu dài nhất châu Âu Trợ lý của Tổng thống Zelensky tuyên bố cây cầu dài nhất châu Âu, bắc qua eo biển Kerche dẫn vào Crimea "nên bị phá huỷ". Cây cầu bắc qua eo biển Kerch. Theo đài RT, Kiev muốn cấu trúc bắc qua eo biển Kerch bị phá hủy và dự tính các vụ phá hoại. Ảnh: Getty Images Cầu Crimean của Nga, công...