Bất thường vòng đệm của cột sống
Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.
Ảnh minh họa.
Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển. Mỗi đĩa đệm là một mô tổ chức tế bào có nhân nhầy nằm trong vỏ bọc dạng sợi. Khi nhân nhầy thoát khỏi vị trí bình thường chèn ép dây thần kinh xung quanh tạo ra những cơn đau lưng, gọi là thoát vị đĩa đệm.
Nhiều nguy cơ
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính: Do chấn thương như tai nạn giao thông, lao động, trượt chân té, chơi thể thao; do sai tư thế khi mang, xách, khiêng vác nặng, làm công việc nặng nếu tư thế không phù hợp hoặc quá sức chịu đựng và do sự thoái hóa tự nhiên, người có tuổi càng lớn, thường trong giai đoạn 35 – 50 tuổi, cột sống và các vòng sụn giảm dần sự mềm mại, tính uyển chuyển và linh hoạt.
Các vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa dần, chất dịch và sự đàn hồi ở trong nhân nhầy cũng bị giảm, nên nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, còn có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm đáng lưu ý như:
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng của cơ thể gây áp lực lên cột sống. Nên cân nặng càng dư thừa thì áp lực càng gia tăng. Các nghiên cứu cho thấy, ở nhóm người có cân nặng dư thừa, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng gấp 12 lần so với nhóm người có trọng lượng cơ thể bình thường.
- Bệnh lý cột sống: Các bệnh tật bẩm sinh như gù vẹo cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống đều làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Nghề nghiệp: Những người lao động nặng, thường xuyên khiêng vác, cúi đẩy hoặc nhân viên văn phòng “ngồi đồng” suốt ngày đều làm tăng áp lực lên cột sống nên đều là nguy cơ của thoát vị đĩa đệm.
- Đi giày cao gót: Những người thường xuyên đi giày cao gót không chỉ làm biến dạng các cơ và dây chằng ở cẳng chân và bàn chân, mà là nguy cơ gây lồi đĩa đệm. Ngoài ra, khả năng trượt té gây chấn thương cũng rất cao.
- Các thói quen sinh hoạt: Kê gối quá cao, quá cứng khi ngủ, tư thế ngồi bị sai khi làm việc, đọc sách hoặc học hành.
Video đang HOT
- Một số bệnh mắc phải khác: Bệnh đái tháo đường, bệnh gout, viêm đa khớp dạng thấp.
Đau lưng ở nhiều mức độ
Nằm giữa hai đốt sống là một đĩa đệm. Do đó, cột sống có 26 đốt xương sẽ có 25 đĩa đệm. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể xảy ra tình trạng thoát vị. Tuy nhiên, đoạn cột sống cổ, gồm có 7 đốt sống và đoạn cột sống thắt lưng, gồm có 5 đốt là những vị trí thường xảy ra thoát vị nhất. Bởi vì, hai đoạn cột sống này chịu tải trọng của cơ thể lớn nhất, đặc biệt là khi mang, xách và khuân vác nặng.
Những cơn đau ở vùng lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra liên quan đến việc nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào tổ chức xung quanh, chèn ép ống sống và dây thần kinh đi ra từ ống sống hoặc nằm lân cận.
Biểu hiện đầu tiên mà người bệnh tiếp nhận được từ thoát vị đĩa đệm là đau lưng diễn ra ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tính chất cơn đau tùy thuộc mức độ trầm trọng của thoát vị. Tiến triển của thoát vị đĩa đệm điển hình chia làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Đĩa đệm biến dạng, nhưng bao xơ chưa rách. Chỉ gây ra các dấu hiệu nhẹ nhàng, thoảng qua như tê chân, tê tay. Các dấu hiệu này chẳng có gì đáng bận tâm, nên thường bỏ sót bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Bao xơ bắt đầu rách một phần, nhân nhầy thoát ra khỏi lớp vỏ bọc làm cho đĩa đệm phình to và biến dạng. Người bệnh cảm thấy đau hơn một chút, chú ý hơn về tình trạng tê chân, tay và đau lưng. Tuy nhiên, cơn đau lưng chưa rõ ràng và cũng không điển hình. Do đó, ít người được khám xác định thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này, vòng xơ bị rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh. Đa số người bệnh mới bắt đầu đi khám và điều trị trong giai đoạn này sau khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nề nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh, công việc và đời sống của người bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng sau đây: Giảm hoặc mất khả năng lao động, thoát vị vùng cổ gây tổn thương dây thần kinh cánh tay, các rối loạn về cảm giác như tê chân, tay hoặc mất cảm giác nóng lạnh, đau dây thần kinh tọa, teo cơ chân, rối loạn bàng quang và chức năng ruột gây tiểu tiện và đại tiện mất tự chủ. Các trường hợp nặng dẫn đến bại liệt và tàn phế.
Ảnh minh họa: ITN
Hướng điều trị và cách phòng tránh
Trong giai đoạn cấp, một số loại thuốc giảm đau uống hoặc tiêm sẽ được chỉ định để mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Châm cứu giảm đau là một lựa chọn tốt cho những người không thích dùng thuốc Tây y. Vật lý trị liệu và tập phục hồi chức năng mới là phương pháp căn bản và lâu dài.
Có nhiều phương pháp tập luyện khác nhau sẽ được các nhà chuyên môn hướng dẫn. Điểm chung của các phương pháp này là giải phóng sự chèn ép các rễ thần kinh, làm giảm áp lực và gia tăng sự dẻo dai cho cột sống. Đây cũng chính là cách triệt thoái dần các cơn đau giúp cho người bệnh trở lại sinh hoạt và cuộc sống bình thường.
Việc phòng bệnh tùy theo hoàn cảnh, công việc của mỗi người mà có sự điều chỉnh thích hợp nhằm hạn chế hoặc tránh tối đa các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Chú ý điều trị hiệu quả các bệnh lý có liên quan.
Ý thức giữ gìn sức khỏe, tính kiên trì của người bệnh luôn đóng vai trò quyết định trong việc phòng tránh và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phẫu thuật chỉ là biện pháp cuối cùng sau khi tất cả các nỗ lực điều trị khác bị thất bại.
Ba nhóm thực phẩm lành mạnh giúp chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh
Các loại đậu, hạt, cá béo như cá hồi, cá thu cung cấp protein chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất béo tốt giúp giảm viêm nhiễm.
Một số loại đậu có tính chống viêm, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. (Nguồn: Adobe Stock)
Các loại đậu
Đậu đen, đậu trắng, đậu thận hoặc đậu pinto đều là nguồn protein chống viêm hàng đầu. Thứ nhất, các sắc tố trong đậu có màu (như đậu pinto hoặc đậu đen) cung cấp nhiều hợp chất chống oxy hóa chống viêm có thể ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, béo phì và tiểu đường, theo một đánh giá trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition của Mỹ năm 2018.
Hơn nữa, đậu cũng chứa nhiều chất xơ, bao gồm một loại chất xơ cụ thể, được gọi là tinh bột kháng, có thể có lợi cho sức khỏe đường ruột, theo một nghiên cứu trên tạp chí Chất dinh dưỡng vào năm 2022.
Nancy Mazarin, chuyên gia dinh dưỡng ở Long Island, New York (Mỹ), cho biết thêm, tinh bột kháng cung cấp thức ăn cho vi khuẩn đường ruột tốt để thúc đẩy hệ vi sinh vật khỏe mạnh, làm giảm viêm. Hãy cân nhắc cách nấu chậm với các loại đậu để nhận được nhiều lợi ích.
Trong số các loại đậu, đậu lăng chứa nhiều polyphenol - hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa - một phần có thể giúp giảm viêm.
Theo một đánh giá năm 2021 trên tạp chí Pharmaceuticals, tiêu thụ đậu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư và bệnh tim.
Giống như các loại đậu khác, đậu lăng cũng có chất xơ prebiotic giúp đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, chất xơ có thể đóng vai trò trực tiếp trong việc giảm tình trạng viêm mãn tính và thúc đẩy cân nặng khỏe mạnh. Điều này cũng có thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, theo nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Advances in Nutrition.
Cá béo
Mazarin cho biết, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu rất giàu axit béo omega-3, một loại chất béo có đặc tính chống viêm.
Một phân tích tổng hợp, được công bố trên tạp chí Nutritions vào năm 2020, về mối quan hệ giữa việc tiêu thụ cá và bệnh tim đã xem xét 40 nghiên cứu.
Các tác giả kết luận cứ ăn thêm 20 gram cá mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 4% nguy cơ phát triển hoặc tử vong vì bệnh tim. Các tác giả tin rằng, 40 gram cá béo mỗi ngày là lý tưởng để thu được những lợi ích này.
Vì sao cá lại tốt cho sức khỏe? Các nhà nghiên cứu cho biết, omega-3 trong các loại cá béo cải thiện chức năng tim và mạch máu, đồng thời cũng có tác dụng chống viêm.
Cá chứa nhiều vitamin D và selen, những chất dinh dưỡng có thêm lợi ích chống oxy hóa và chống viêm. Điều này đồng nghĩa ăn cá có thể mang lại nhiều lợi ích hơn chỉ bổ sung omega-3.
Mazarin nói: "Khi nói đến việc lựa chọn hải sản giàu omega-3 trên đĩa, cá càng béo thì càng tốt". Nếu không ăn cá, các nguồn thực vật chứa omega-3 bao gồm hạt lanh và hạt chia.
Các loại hạt
Mazarin cho biết, giống như đậu, những protein thực vật này cũng có đặc tính chống viêm. Những điều tốt đẹp thường xảy ra khi bạn ăn các loại hạt mỗi ngày.
Theo một đánh giá năm 2023 trên tạp chí Nutritions, các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân và quả óc chó, đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm.
Các tác giả nói rằng, các loại hạt chứa nhiều hợp chất như axit béo không bão hòa, vitamin E, selen, đồng, chất xơ và chất chống oxy hóa, dù ăn riêng lẻ hay kết hợp với nhau cũng giúp chống lại stress oxy hóa có hại và giảm viêm.
7 vitamin, khoáng chất bổ sung có thể gây độc nếu dùng quá nhiều Uống vài loại vitamin, khoáng chất bổ sung mỗi ngày đối với nhiều người là việc quá bình thường vì tin rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều này vô hại hay có hại cho sức khỏe? Mỗi sáng, chị Thanh L. (45 tuổi) đều không quên chuẩn bị các loại vitamin bổ sung cho một ngày, chị uống từ viên vitamin tổng...