‘Bắt tay’ JICA, UBCKNN muốn tăng năng lực giám sát thị trường và các trung gian thị trường
Hợp tác giữa JICA và UBCKNN nhằm tăng cường năng lực của ủy ban và 2 sở giao dịch chứng khoán trong hoạt động giám sát thị trường và các trung gian thị trường, quản lý hoạt động niêm yết và phát hành cổ phiếu, đồng thời tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ nhà đầu tư.
Ông Konaka Tetsuo, Trưởng Đại diện JICA Việt Nam (bên trái) và ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
tại lễ ký kết
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ký kết Biên bản thảo luận của Dự án “Triển khai dự án tăng cường năng lực về nâng cao tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam”.
Dự án hợp tác này nhằm tăng cường năng lực của UBCKNN và 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM trong hoạt động giám sát thị trường và các trung gian thị trường, quản lý hoạt động niêm yết và phát hành cổ phiếu, đồng thời tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ nhà đầu tư.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ dự án, JICA sẽ hỗ trợ UBCKNN và 2 sở giao dịch chứng khoán rà soát khuôn khổ pháp lý giám sát, cung cấp tư vấn, triển khai các hoạt động nâng cao năng lực; cập nhật các hướng dẫn, sổ tay hoạt động nội bộ; xem xét sửa đổi khung pháp lý liên quan. Dự án dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2019 và được triển khai trong 3 năm.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN cho biết hiện nay có khoảng hơn 21.000 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam; trong đó có khoảng hơn 7.000 tài khoản của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
“Tôi cho rằng việc ký kết dự án ngày hôm nay là rất cần thiết, bởi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển tương đối nhanh nhưng rõ ràng khả năng quản lý, cũng như là tính công khai minh bạch và năng lực quản trị của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam vẫn còn gặp những khó khăn”, ông Trần Văn Dũng nói.
Chủ tịch UBCKNN đánh giá rằng dự án hợp tác với JICA lần này rất cần thiết để Việt Nam tăng cường năng lực quản lý, năng lực thanh tra giám sát của Ủy ban Chứng khoán cũng như là 2 sở giao dịch chứng khoán.
Trong khi đó, ông Konaka Tetsu, Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhiều dư địa tăng trưởng không chỉ về mặt số lượng và còn cả về mặt chất lượng. Ông Konaka Tetsu nhấn mạnh thêm, cùng với sự phát triển nhanh chóng thời gian gần đây của thị trường nhờ vào tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán Phương Đông bị đình chỉ hoạt động tự doanh
Ngoài bị đình chỉ kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đặt Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (MCK: ORS) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Ngày 16 /10/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định đình chỉ hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông do không duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 70 Luật chứng khoán ngày 29/6/2006.
Thời hạn đình chỉ từ ngày 16/10/2018 đến ngày 15/12/2018.
Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động tự doanh chứng khoán, ORS chỉ được phép bán các khoản đầu tư hiện tại, không được làm phát sinh các khoản đầu tư mới và tăng giá trị các khoản đầu tư hiện tại; công bố thông tin theo quy định, có phương án khắc phục và báo cáo tình hình thực hiện phương án theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cùng ngày, UBCKNN cũng ban hành quyết định đặt ORS vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kéo dài từ 16/10/2018 đến ngày 15/2/2019.
"Nguyên nhân chính khiến ORS bị kiểm soát đặc biệt là do hoạt động kinh doanh thua lỗ hai năm liên tiếp, cộng thêm việc không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán. Cụ thể, nợ phải trả của Chứng khoán Phương Đông đã vượt sáu lần vốn chủ sở hữu trong khi quy định của Bộ Tài chính thì con số này không quá ba lần.
Tổng tài sản của công ty hiện vào khoảng 445 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn khác, mà cụ thể là số dư quá hạn thanh toán từ năm 2011, chiếm tỷ trọng áp đảo trong số này với 380 tỷ đồng. Đây là khoản tiền gửi tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bị bà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt và có trách nhiệm bồi thường theo bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP HCM.
Trước đó, cổ phiếu ORS đã bị đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ 22/8/2018 do công ty kiểm toán có ý kiến không chấp thuận toàn phần báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2018 của công ty.
Theo BCTC bán niên soát xét năm 2018, ORS lỗ sau thuế 10,2 tỷ đồng, tăng vọt so với mức lỗ chỉ 3 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước bất chấp việc ban lãnh đạo công ty đặt kế hoạch kinh doanh cho năm 2018 với mức tiêu có lãi 177 triệu đồng.
Ngày 25/10, ORS sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ chào bán cho các nhà đầu tư với mục đích là tăng vốn điều lệ.
Theo thuonggiaonline.vn
Hồ sơ chào bán riêng lẻ của VCB đã đến "cửa" Ủy ban chứng khoán Nhà nước Sau hơn 1 năm rưỡi được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10%, Vietcombank đang tiến tới những bước cuối cùng trong quá trình thực hiện. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Ngày 18/10/2018, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã CK: VCB) công bố thông...