Bắt tất cả thí sinh thi THPT có cần thiết?
Phương thức thi THPT quốc gia sẽ ổn định đến năm 2020. Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo nghiên cứu, khảo sát để có lộ trình cho những năm tiếp theo.
“Hằng năm, số liệu tốt nghiệp THPT tổng hợp về đều trên 90%. Vì vậy, việc bắt tất cả thí sinh đều đi thi nhiều khi không cần thiết”. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, phát biểu như trên tại hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 17-7.
94,06% đậu tốt nghiệp THPT
Tại hội nghị, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng kế hoạch đề ra. Kết quả tốt nghiệp THPT của cả nước đạt 94,06%. Việc phân tích sâu phổ điểm của các tỉnh cho thấy kết quả thi đã phản ánh trung thực chất lượng giáo dục của các địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của các địa phương, các vùng, miền.
Về chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2019 có tất cả 489.637 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia là 341.840, chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ, đánh giá năng lực, kết hợp… là 147.797. Chỉ tiêu sư phạm là 46.285, bằng 73% nhu cầu của các tỉnh.
“Với chỉ tiêu này không nên quá lo lắng về việc có nhiều người học ĐH. Bởi thực tế, tỉ lệ người học ĐH/độ tuổi học ĐH của Việt Nam thuộc mức thấp trong khu vực, trong khi đó nhu cầu lao động trình độ ĐH sẽ tăng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu Việt Nam không đào tạo đủ nguồn nhân lực trình độ ĐH, đảm bảo chất lượng thì nhà đầu tư sẽ sử dụng lao động của các nước khác” – bà Phụng cho biết.
Bà Phụng cũng lưu ý: “Năm nay rất ít thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường trung cấp, do đó các trường phải chủ động báo cáo, tránh tình trạng như năm ngoái một số trường chỉ có vài em đăng ký, sau đó trường phải nâng điểm trúng tuyển lên để các em đều trượt” – vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH lưu ý. Ngoài ra, TS Phụng cũng lưu ý các trường không nên mất sức nghĩ ra các tổ hợp mới, các ngành mới lạ để thu hút thí sinh bởi thống kê của Bộ cho thấy các tổ hợp mới, lạ chỉ chiếm chưa đến 10% số lượng thí sinh đăng ký.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: PHAN YÊN
Chỉ tổ chức thi tốt nghiệp cho 30% thí sinh có học lực thấp?
Video đang HOT
Tại hội nghị, nhiều ý kiến về việc thay đổi tỉ trọng xét tốt nghiệp THPT đã được các đại biểu đưa ra. Cụ thể, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cho rằng hằng năm số liệu tốt nghiệp THPT tổng hợp về đều trên 90%, giống như một thông lệ. “Nên chăng chúng ta thay đổi cách thức không cần phải thi với số lượng quá đông như hiện nay, mà thay bằng số lượng thí sinh thi ít hơn” – ông Tùng nói.
Ông Tùng lấy ví dụ, chẳng hạn đối với các địa phương, chỉ tổ chức thi tốt nghiệp quốc gia đánh giá cho 30% số lượng thí sinh có học lực thấp nhất. Danh sách này là của các trường đưa lên. Còn lại 70% số học sinh có học lực khá ủy quyền cho địa phương đặc cách xem xét cho tốt nghiệp luôn.
“Việc bắt tất cả thí sinh đều đi thi nhiều khi không cần thiết. Việc thí sinh phải thi, thí sinh không phải thi sẽ tạo cơ chế giám sát để xã hội và các trường không dễ dàng thay đổi kết quả, nhằm đảm bảo công bằng trong học tập. Khi không phải thí sinh nào cũng phải thi tương đương không có điểm thi sẽ tạo ra sự áp lực để đẩy trường đại học vào việc tự chủ tuyển sinh lớn hơn” – ông Tùng đánh giá.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết kỳ thi THPT quốc gia là để đánh giá chuẩn đầu ra của học sinh phổ thông về kiến thức, kỹ năng sau 12 năm học phổ thông. Năm nay, tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn năm trước, có tỉnh chỉ đạt 70%, phản ánh dần đến thực chất.
Kỳ thi không chỉ thuần túy là công nhận tốt nghiệp, càng không phải chỉ phục vụ xét tốt nghiệp, vào ĐH, CĐ mà quan trọng là để đánh giá chất lượng từng môn học, hướng tới giáo dục toàn diện; từ đó, yếu và thiếu ở khâu nào, địa phương nào sẽ có chính sách phù hợp. Phương thức thi THPT quốc gia, theo bộ trưởng, sẽ ổn định đến năm 2020, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo nghiên cứu, khảo sát để có lộ trình cho những năm tiếp theo.
Cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về tự chủ ĐH
Đó là ý kiến của tất cả đại biểu tham dự hội nghị trong sáng qua. Cụ thể, các ý kiến đều thắc mắc trong Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, các trường phải tiến hành tự chủ ĐH, đồng thời quyền của hội đồng trường cũng được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề đưa ra là các trường thực hiện tự chủ thì được độc lập như thế nào với cơ quan chủ quản? Khi thực hiện tự chủ, chi thường xuyên có còn được Nhà nước đầu tư hay không? Mối quan hệ giữa bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng trường là gì?
Cạnh đó, việc chuẩn bị sửa đổi Luật Tài sản công sẽ có nội dung thế nào để các trường đầu tư và sử dụng tài sản công hợp lý, tốt hơn…
MAI HIỀN
Theo PLO
Tuyệt chiêu thuyết phục phụ huynh ủng hộ ngành học mình thích
Với nhiều sĩ tử, sau giai đoạn cam go của thi cử thì sau khi biết điểm thi việc thuyết phục phụ huynh đồng ý với ngôi trường mình cũng là một công cuộc cân não vô cùng.
Dùng cách nào, lí lẽ gì, tung tuyệt chiêu ra sao để phụ huynh đồng ý với mình là những câu hỏi từng sĩ tử phải vượt qua để có thể được học theo nguyện vọng mình muốn mà vẫn giữ được không khí vui vẻ trong gia đình.
Để thuyết phục được bố mẹ đồng ý với lựa chọn của mình, sĩ tử cần hiểu nỗi lo lớn nhất trong lòng bố mẹ.
Đảm bảo có việc làm ngon, bố mẹ đừng lo
Đây là câu đảm bảo tốt nhất khi thuyết phục bố mẹ đồng ý với quyết định chọn ngành học của mình mà mỗi sĩ tử có thể tung ra. Đi học đại học suy cho cùng cũng là để trang bị kiến thức cho công việc tương lai. Bố mẹ nào chẳng muốn con học trường tốt để sau này khỏi phải chật vật xin việc. Nắm được tâm lí này, Phạm Hồng Phú (Bình Dương) kể: 'Hồi đăng kí nguyện vọng thi đại học, ba má mình sống chết muốn mình vào trường công, vừa danh tiếng vừa an tâm. Nhưng mình cho ba má thông tin việc làm sau tốt nghiệp của ĐH FPT, rồi đảm bảo với ba má ra trường mình sẽ tự kiếm việc tốt lương cao, cuối cùng ba má cũng bán tín bán nghi đồng ý với mình".
Giờ thì Phú đã là sinh viên năm cuối của ĐH FPT, và còn hơn cả lời hứa với ba mẹ, cậu được mời làm việc từ khi là sinh viên cuối năm 3. 'Trường cho sinh viên đi học ở nước ngoài 1 học kì, còn bố trí cho sinh viên đi thực tập ở doanh nghiệp 1 học kì. Mình không phải sinh viên xuất sắc nhất nhưng doanh nghiệp ưng khả năng ngoại ngữ và kĩ năng làm việc thực tế tốt nên được mời đi làm luôn sau kì thực tập."
Phú cho biết trường hợp như cậu không hiếm. SV ĐH FPT rất được lòng doanh nghiệp và có tỉ lệ việc làm cao so với mặt bằng chung.
Dùng Việc làm như lí do thuyết phục phụ huynh là một trong những cách hữu hiệu nhất mà các sĩ tử có thể học theo. Dĩ nhiên, hãy chọn trường có bảo chứng tốt về tỉ lệ việc làm để thi vào nhé.
Nhờ nhân vật uy tín đứng ra bảo lãnh
Họ hàng, làng xóm, con nhà người ta v.v... dường như là tất cả các thế lực có thể khiến bạn muốn học một đằng mà phải quyết định một nẻo. Trong trường hợp bố mẹ rất tin tưởng vào ý kiến tham khảo của các thế lực bên ngoài, sĩ tử chỉ cần chọn 1-2 nhân vật mà tiếng nói có trọng lượng để phụ huynh tham vấn.
Minh Anh (Nam Định) là sĩ tử mùa thi năm 2016 kể, cô đỗ 2 trường đại học và bị bố mẹ bắt học 1 trường mà cô không ưng lắm. Để thuyết phục bố mẹ, cô điều tra con cái của các bạn bè bố mẹ mình, sau đó nhờ một bác có con học trường mình thích đến chơi nhà và vô tình tiết lộ về 'sự nghiệp nở mày nở mặt" của con mình. Cuối cùng, trăm lời hàng xóm nói không thuyết phục bằng một tấm gương sáng 'con nhà bạn mình", bố mẹ Minh Anh đồng ý cho cô học trường mình muốn.
Cho phụ huynh 'mắt thấy tai nghe"
ĐH FPT với cơ sở vật chất và cách dạy-học hiện đại đã thuyết phục được nhiều bậc phụ huynh yên tâm cho con theo học tại trường
Các bậc phụ huynh hiện đại ngày càng khó thuyết phục bằng lời, nhưng lại rất tin vào trải nghiệm thực tế của mình. Tuấn Anh (Hà Nội) thích học ngành CNTT, sức học rất khá nên gia đình mong muốn cậu thi ĐH Bách Khoa hoặc ĐH Công nghệ, trong khi Tuấn Anh thì khăng khăng thi ĐH FPT. Sau hàng loạt lí lẽ về 'Tập đoàn FPT dẫn đầu về CNTT, ĐH FPT đào tạo CNTT tốt nhất v.v..." đều không lay chuyển được nguyện ước của bố mẹ, Tuấn Anh bèn lẳng lặng sắp xếp một ngày đưa bố mẹ lên thăm ngày học bình thường của ngôi trường mình muốn thi.
'Lên đến trường bố mẹ mới biết là mình muốn làm gì. Mình đưa bố mẹ đi quanh khuôn viên trường, ghé qua lớp học, thăm thư viện rồi kí túc xá, lúc này bố mẹ mình mới thực sự biết cuộc sống một sinh viên ĐH FPT là như thế nào. Bố mẹ mình cũng lân la nói chuyện với một số anh chị sinh viên đang học trong trường để hỏi han về chất lượng học, tỉ lệ việc làm, xong về nhà mấy hôm sau bố mẹ đồng ý cho mình học ĐH FPT", Tuấn Anh thuật lại hành trình thuyết phục bố mẹ của mình.
Mỗi mỗi bậc phụ huynh đều có nỗi lòng riêng khi cân nhắc trường và ngành học cho con, nhưng dù là bậc phụ huynh nào cũng đều có điểm 'mềm lòng" nhất định. Chúc các sĩ tử tìm được điểm mềm để thuyết phục phụ huynh.
PV
Theo baodatviet
Có lo ngại tiêu cực khi trường được tự chủ mở ngành? Từ tháng 7, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua vào tháng 11.2018 đi vào thực tế có nhiều tác động tới hoạt động giáo dục ĐH, trong đó đáng chú ý là việc các trường được tự chủ mở ngành đào tạo và xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Thí sinh...