Bất ngờ với hang động ghi lại chi tiết các vụ sóng thần
Các nhà khoa học vừa phát hiện một hang động hiếm thấy tại bờ biển Tây Bắc đảo Sumatra, Indonesia trong đó lưu giữ những dữ liệu đầy ý nghĩa về các trận sóng thần lớn tại Ấn Độ Dương.
Các nhà khoa học tìm thấy những mẫu trầm tích từ các vụ sóng thần
Khu hang đá vôi mở này gần với đảo Banda Aceh lưu giữ bên trong nó những trầm tích bằng cát, bị đấy lên bờ bởi những cơn sóng lớn gây ra bởi động đất suốt hàng nghìn năm qua.
Các nhà khoa học đã dùng nơi đây để giúp xác định tần suất các thảm họa như từng xảy ra ngày 26/12/2004.
Việc này được thực hiện bằng cách xác định niên đại của những trầm tích sinh ra bởi sóng thần. Những trầm tích này có thể dễ dàng phát hiện giữa các lớp phân dơi.
Video đang HOT
“Các mẫu cát từ sóng thần xuất hiện ngay trước mắt bạn bởi chúng bị phân tách bởi các lớp phân chim. Không hề có chút khó khăn nào trong việc xác định địa tầng”, tiến sỹ Jessica Pilarczyk giải thích.
“Nó khiến công việc thực địa trở nên thú vị. Lũ dơi thường trở nên rất xáo động khi con người quấy rầy nơi cư trú của chúng. Nhưng từ góc độ của một nhà địa chất, khu động này có địa tầng đáng ngạc nhiên nhất”.
Thông tin trên được tiến sỹ Pilarczyk chia sẻ tại một hội nghị thường niên lớn nhất thế giới của các nhà khoa học địa chất, có tên Gặp gỡ mùa Thu Hiệp hội địa vật lý Mỹ, đang diễn ra tại San Francisco.
Tiến sỹ Pilarczyk và các cộng sự đã đào những đường hào xuyên qua những dải đất có xen kẽ cát và phân dơi để tìm những mảnh ghép về lịch sử của khu động.
Việc xác định niên đại các trầm tích cũ được thực hiện thông qua phân tích cac-bon phóng xạ các vật thể hữu cơ thu thập được trong các lớp đất, ví dụ như các động vật thân mềm và các mẩu than củi từ các đống lửa do người cổ đốt lên.
Theo Dantri
Đại học Malaysia trao bằng tiến sỹ danh dự lãnh đạo Triều Tiên
Một trường đại học tư tại Malaysia đang gây xôn xao khi cho biết đã trao bằng tiến sỹ kinh tế danh dự cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia cũng đã thay mặt ông Kim tiếp nhận.
Ông Kim Jong Un (giữa) thị sát công trình khu trượt tuyết đèo Masik
Theo hãng tin AP, quyết định trên có thể khiến đại học HELP của Malaysia bị chỉ trích bởi Triều Tiên hiện vẫn nằm trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới.
Đại học HELP, được thành lập năm 1986, là một trường có tiếng tại Malaysia về đào tạo chuyên ngành kinh tế và tâm lý học. Tên đầy đủ của trường là Higher Education Learning Philosophy.
Trong thông báo được trường này đưa ra, "một buổi lễ đơn giản" để đánh dấu sự kiện này đã được tổ chức hồi đầu tháng 10 tại đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Kuala Lumpur. Thay mặt ông Kim Jong Un, đại sứ Triều Tiên tại Malaysia đã tiếp nhận tấm bằng.
Sự kiện này không thu hút nhiều sự chú ý tại quốc gia Đông Nam Á này nhưng đã được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin ngắn.
Đã có một số ý kiến chỉ trích quyết định này của HELP trên các mạng xã hội tại Malaysia sau khi thông tin này được tạp chí Foreign Policy tại Mỹ đăng tải với sự ngạc nhiên.
Chủ tịch của HELP Paul Chan khẳng định trong một thông báo hồi tuần này rằng quyết định này nhằm "tạo ra một cầu nối với người Triều Tiên" bằng cách sử dụng "một cách tiếp cận có tính xây dựng mềm mại".
"Để giúp đỡ Triều Tiên theo cách chúng tôi làm, đây là việc chưa ai từng thực hiện, nhưng chúng tôi hy vọng bước đi nhỏ bé của mình sẽ đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người", ông Chan viết.
KCNA đã dẫn lời vị chủ tịch HELP khẳng định ông Kim "đã có những nỗ lực cao nhất vì công tác giáo dục của đất nước và sự thịnh vượng của người dân"
Triều Tiên từ nhiều năm qua vẫn trong tình trạng thiếu lương thực và năng lượng triền miên. Theo ước tính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc dân theo đầu người của Triều Tiên năm 2011 là 1250 USD/người. Trong khi đó con số này của Hàn Quốc là 23.400 USD.
Mặc dù Bình Nhưỡng đã có những dấu hiệu cho thấy đang tìm cách cải tổ kinh tế những năm gần đây, nhà nước vẫn duy trì quyền kiểm soát. Triều Tiên khẳng định phát triển kinh tế là một ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng ngang hàng với chương trình vũ khí hạt nhân, vốn khiến quốc gia này nhiều năm chịu cấm vận và cô lập quốc tế.
Theo Dantri
Đảo mới hình thành sau động đất ở Pakistan Một hòn đảo mới đã hình thành ở ngoài khơi Pakistan sau trận động đất mạnh 7,7 độ Richter khiến hơn 200 người thiệt mạng vào hôm 24.9. Những trẻ em sống sót sau trận động đất hôm 24.9 - Ảnh: Reuters "Một hòn đảo cao 30 mét và rộng 60 mét đã nổi lên sau khi trận động đất xảy ra ở...