Bất ngờ với đặc sản sâu “ông khen”, “bà mê mệt” giá 4 triệu đồng/kg
Sâu chít có rất nhiều chất bổ dưỡng, ăn có vị bùi ngậy. Rượu sâu chít có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới và làm đẹp da cho phụ nữ.
ến Lào Cai, ngoài những đặc sản ẩm thực nổi tiếng như xôi bảy màu, lợn cắp nách, thắng cố… còn có những món ăn lạ, độc đáo và bổ dưỡng từ núi rừng, trong đó có sâu chít.
Sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít – đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là thời điểm thu hoạch sâu chít. Cách phân biệt những cây chít có sâu là thân cây còi cọc, không ra hoa, thân phình to. Cây chít sau khi chặt về sẽ được tách làm đôi để lấy sâu.
Ra khỏi đọt cây, những con sâu này được thả ngay vào chậu đựng rượu pha loãng để không bị biến chất và giúp sâu nhả hết chất bẩn. Người vùng cao thường dùng sâu chít để ngâm rượu hoặc chế biến thành các món ăn như rang lá chanh, tẩm bột chiên, nấu cháo… Người Mông còn dùng sâu chít để luộc chung với củ riềng chấm muối hoặc xào với các loại đọt bí, su su.
Sâu chít thường dùng để ngâm rượu hoặc chế biến thành các món ăn.
Video đang HOT
Chị Đặng Thị Thuận ở Hà Nội cho biết: Nhà có người bị bệnh nên chị tìm mua sâu chít về ngâm rượu, vì đây là loại dược liệu rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau xạ trị. Chị Thuận còn cho biết thêm, việc ngâm rượu giúp giữ nguyên hương vị của sâu, không làm biến chất, người bệnh có thể hấp thụ tối đa giá trị dinh dưỡng. Hiện tại, sâu chít đầu mùa đã được bán khá rầm rộ trên các trang mạng xã hội. Chị Diệp (facebook Quach Diep) chuyên buôn bán các sản phẩm ngâm rượu cho biết: Một bó sâu chít 100 ngọn bán ra thị trường có mức giá từ 160 nghìn đến 180 nghìn đồng. Loại đã chẻ, tách riêng sâu ra khỏi ngọn thì có giá đắt hơn, dao động từ 950 nghìn đến 1 triệu đồng/kg. Đặc biệt, loại sâu chít đã tách ra và sấy khô có mức giá khoảng 4 triệu đồng/kg. Vì đầu mùa nên tìm mua sâu chít khá hiếm, khách muốn mua phải đặt trước 2 – 3 ngày.
Sâu chít có rất nhiều chất bổ dưỡng, ăn có vị bùi ngậy. Rượu sâu chít có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới và làm đẹp da cho phụ nữ. Chính nhờ những tác dụng đó mà sâu chít được coi là “đông trùng hạ thảo” của người Việt Nam.
Còn gì thú vị hơn khi được ngồi bên bếp lửa bập bùng trong tiết trời Tây Bắc se lạnh, thưởng thức những món ăn từ sâu chít, nhấp thử một chén rượu sâu chít thơm ngọt, cay tê đầu lưỡi.
Theo Danviet
Bỏ gạo nếp vào trong ống tre xanh, tha hồ kiếm tiền triệu mỗi ngày
Chỉ với việc cho gạo nếp vào ống tre rồi nướng trên than hồng, bà Lù Thị Lả (bản Phung, Chiềng Sinh, Sơn La) có thể kiếm được cả triệu đồng mỗi ngày. Nghề chế biến cơm lam đã mang lại thu nhập khá, giúp gia đình bà có cuộc sống ấm no ở vùng cao Tây Bắc.
Cơm lam là một trong những món ăn ngon nức tiếng của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Từng hạt cơm mềm dẻo bám chặt với nhau, hòa lẫn mùi thơm thoang thoảng của tre nứa và gạo nếp nấu chín đủ để đánh thức ngũ giác của bất kì ai ưa khám phá các đặc sản vùng cao.
Món cơm lam dân giã nhưng đầy tính sáng tạo, luôn là cái tên gợi nhớ cho du khách khi đặt chân đến vùng đất Tây Bắc.
Gia đình bà Lù Thị Lả (bản Phung, Chiềng Sinh, Sơn La) có hơn 1 ha đất vườn. Kinh tế trước kia chủ yếu dựa vào canh tác các loại rau và cây ăn quả. Do sản xuất manh mún nên có làm quần quật suốt ngày gia đình bà cũng chỉ đủ ăn chứ chẳng khá giả gì. Lối sống tự cung tự cấp chỉ giúp "no cái bụng" nhưng lại "đói" đồng tiền.
Rồi những bữa ăn chỉ toàn xôi nếp với muối vừng hoặc chút chẳm chéo (một loại thức chấm bà con người dân tộc Thái) đã khiến bà nảy sinh ra ý nghĩ nấu cơm lam đem bán. Vì bà thấy rằng, "thóc lúa đầy bồ, để ăn thì không hết mà bán thì rẻ quá. Mình nấu xôi nếp bằng ống tre, vừa lạ vừa ngon lại tiện cho nhiều người."
Nghĩ là làm, bà chọn loại gạo nếp ngon nhất của nhà rồi lên rừng chặt những ống tre tươi màu xanh ngát, nhỏ như cây mía, không quên kiếm ít củi khô về nhóm bếp, chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ mới tiến hành nấu cơm lam.
Những ống tre màu xanh sẫm, có chiều dài từ 30-50cm luôn được bà Lả ưu tiên lựa chọn vì nó sẽ giúp món cơm lam thơm ngon hơn.
Theo bà Lả: "Quan trọng nhất khi nấu cơm lam là cần cho 1 lượng nước vừa phải vì bản thân ống tre đã chứa nước. Gạo nếp sau khi ngâm khoảng 6-8 tiếng sẽ được cho vào ống tre và chỉ cần đổ nước xâm sấp mặt gạo. Dùng lá chuối bịt kín miệng ống rồi đem nướng trên lửa và đợi cơm chín"
Trước khi giao cơm lam cho khách, bà Lả róc lớp vỏ đen bên ngoài, chỉ để lại phần ống trắng sạch bên trong.
Trong lúc nướng, bà Lả liên tục dùng tay xoay ống tre để cơm được chín đều. Khoảng 15 phút sau, khi những ống tre bị cháy lớp vỏ ngoài, miệng ống bốc hơi nghi ngút, tỏa ra mùi thơm ngầy ngậy của gạo nếp, bà Lả bảo đấy là dấu hiệu của cơm lam đã chín. "Nếp phải được chín đều, mềm, dẻo và phải có lớp màng của ống nứa bám bên ngoài, đấy mới là cơm lam đạt chuẩn." Bà chia sẻ thêm.
Thời gian đầu, bà chỉ bán khoảng 30 ống một ngày. Lâu dần, lượng khách hàng biết đến món cơm lam của bà ngày một nhiều, bà phải mua thêm gạo nếp và ống tre về mới đủ phục vụ khách. Tùy theo độ to nhỏ, mỗi ống cơm lam sẽ được bà Lả bán với giá từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng, bao gồm cả muối vừng ăn kèm.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày bà bán khoảng 80 ống, trừ mọi chi phí bà Lả cũng lãi gần triệu đồng. Nghề chế biến cơm lam không chỉ giúp bà có khoản thu nhập khá mỗi tháng mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Tây Bắc đến với du khách gần xa.
"Ngày xưa, các ông các bà đi rừng chỉ việc mang theo ít gạo, rồi vào rừng chặt ít ống tre, tìm củi khô và nước suối để nấu cơm lam. Bây giờ cơm lam không những trở thành món ăn đặc sản mà còn giúp bà con chúng tôi kiếm thêm tiền nữa." Bà Lả vui vẻ nói.
Theo Danviet
Hãi hùng: Vào rừng săn sâu tre ngoe nguẩy, món đặc sản thơm phức Nếu ai yếu bóng vía nhìn thấy sâu tre ngoe nguẩy thì thật là hãi hùng. Nhưng sâu tre khi chế biến lại trở thành món ngon vào hàng đặc sản Tây Bắc. Vào những ngày đầu thu, bà con dân tộc Thái (đen) sinh sống tại bản Huổi Thướn (xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lại tấp nập lên...