Bất ngờ với 7 đồ vật quen thuộc dùng không đúng cách rước họa vào thân
Dưới đây là một số đồ dùng vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hấp thu lượng nhôm quá mức cho phép có thể gây hại đối với sức khỏe.
Giấy nhôm (giấy bạc) hiện được rất nhiều người ưa thích sử dụng bởi chúng giúp giữ được độ ẩm của thực phẩm khi nấu nướng, giữ nguyên hương vị của món ăn. Để sản xuất giấy bạc, nguời ta dùng nhôm (Al) có độ tinh khiết rất cao (99,99%). Tuy nhiên ở nhiệt độ càng cao sẽ nhôm ở giấy bạc sẽ thôi ra nhiều hơn, ví dụ khi hấp thực phẩm lượng nhôm nhiễm vào thực phẩm sẽ ít hơn khi dùng chúng để bọc đồ nướng. Hấp thu lượng nhôm vượt quá mức cho phép có thể gây hại đối với bệnh nhân mắc bệnh xương hoặc suy thận. Nó cũng có khả năng gây tổn thương não, suy giảm trí nhớ.
Chảo chống dính đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với các gia đình, giúp chị em tiết kiệm kha khá thời gian cọ rửa so với dùng chảo truyền thống. Nhờ lớp PTFE (polytetrafluoroethylene) được phủ trên bề mặt nên các dụng cụ này không bị dính thức ăn khi nấu nướng. Tuy nhiên, ở nhiệt độ trên 300 độ C, PTFE bắt đầu thải độc tố, người nhiễm phải sẽ có các triệu chứng như cảm cúm (gọi là cúm Teflon).
Dùng chảo chống dính bị hư hỏng sẽ gây hại đến sức khỏe.
Một số loại chảo chống dính còn chứa PFOA (axit perfluorooctanoic), được chứng minh có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Dù PFOA có trong các sản phẩm chống dính với chưa đủ gây nguy hiểm cho con người, nhưng bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với nó. Lưu ý, ngay khi lớp phủ chống dính bị hư hại bạn cần phải thay thế ngay bằng các dụng cụ mới an toàn hơn.
3. Các chất tẩy rửa
Hầu hết trong các gia đình đều không thể vắng mặt các loại chất tẩy rửa như rửa chén bát, rửa tay, vệ sinh nhà bếp, bồn cầu… Tuy nhiên, thành phần chính tạo nên các chất tẩy rửa lại là các hóa chất rất độc hại với con người cũng như môi trường. Các hóa chất có trong dung dịch tẩy rửa có thể tác động trực tiếp gây tổn thương làn da, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, làm giảm khả năng miễn dịch, tổn thương hệ thần kinh,…
Một số dung dịch tẩy rửa có chứa formaldehyde gây ung thư hoặc có thể gây ra dị ứng và hen suyễn chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng. Do đó, khi sử dụng các hóa chất này chị em nên tránh tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo không gian thông thoáng khi xịt rửa vệ sinh.
Video đang HOT
4. Hộp nhựa
Hộp nhựa dùng lưu trữ thực phẩm hầu như nhà nào cũng có nhưng ít người biết chúng chứa các hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể thẩm thấu vào thức ăn nhất là đối với các loại hộp nhựa dùng một lần hoặc được sản xuất bằng nhựa không đảm bảo an toàn.
Nhựa và BPA có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, là nguyên nhân góp phần gây nên chứng vô sinh, ung thư, tiểu đường, béo phì… Đặc biệt nếu đựng thức ăn trong hộp nhựa rồi quay trong lò vi sóng, môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến các hóa chất độc hại phát tán nhanh hơn nhất là khi đựng các loại thực phẩm có tính axit, béo và đồ ăn mặn.
5. Băng phiến
Băng phiến thường được đặt vào tủ quần áo để đuổi các loại côn trùng như mối mọt, gián, rận rệp. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, loại hóa chất này có thể gây ngộ độc. Thành phần chính của băng phiến napthalen lấy từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Nếu nuốt phải hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến có thể gây ngộ độc cấp, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Hít quá nhiều hơi băng phiến có thể gây ngộ độc.
Mặt khác, băng phiến có thể hấp thu trực tiếp một phần qua da từ đó có thể gây độc với cơ thể của trẻ. Nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài còn có thể gây ngộ độc mạn. Do vậy nên hạn chế sử dụng băng phiến, nếu cần thì chỉ dùng 1 – 2 viên. Khi mở tủ nên thao tác nhanh gọn hoặc đeo khẩu trang để tránh phải hít nhiều khí độc. Tuyệt đối không dùng băng phiến với mục đích tẩy mùi trong phòng.
6. Máy in Laser
Máy in Laser là thiết bị rất hữu ích không chỉ ở văn phòng mà còn đối với các gia đình tuy nhiên trong quá trình sử dụng một phần nhỏ mực in thoát ra trong không khí cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hít phải mực máy in có thể gây ra cảm giác khó thở, nhức đầu, gây nôn mửa.
Hít phải mực máy in trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu hít phải mực in trong không gian bí bách có thể gây ra cảm giác khó thở, nhức đầu, gây nôn mửa, suy nhược thần kinh ngay tức thì. Do vậy nếu có việc cần sử dụng bạn nên giữ cho không gian thông thoáng, tránh để chất độc trong mực in ảnh hưởng đến sức khỏe.
7. Pin
Hầu hết mỗi gia đình đều có ít nhất 1 – 2 loại pin để sử dụng cho các thiết bị điện tử nhưng thành phần cấu tạo nên các loại pin này đều là các chất vô cùng độc hại. Các kim loại nặng có trong pin như chì, kẽm, cadmium và thủy ngân nếu tiếp xúc phải có thể trực tiếp làm tổn thương não, gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…
Các chất kim loại trong pin vô cùng độc hại.
Đặc biệt các loại pin Lithium-ion thường sử dụng cho các loại máy tính, laptop có chứa các chất độc hại rất dễ bay hơi như thủy ngân, có nguy cơ cháy nổ cao. Dù bị nhiễm độc một lượng rất nhỏ thủy ngân cũng có thể gây hại đến não bộ, hệ sinh sản, gây hẹp và co thắt mạch máu, phá hủy dần dần da, tóc,…
Nguyên nhân gây đau hông khi chạy bộ
Kỹ thuật chạy không đúng, có tiền sử bệnh xương khớp, viêm gân cơ bắp... khiến bạn dễ bị đau hông.
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch, tâm trạng... Tuy nhiên, môn thể thao cũng có thể gây thương tích cho khớp, bao gồm cả hông.
Hông là vùng khớp nối giữa đầu xương đùi và vùng lõm của xương chậu, có một lớp sụn nằm giữa vùng khớp, dây chằn kết nối giữa xương chậu, xương đùi. Các triệu chứng đau hông bao gồm: đau ở vùng khớp nối liền giữa chân, thân, đau vùng dưới của mông, phần trên của mặt sau đùi.
Đau hông khiến người chạy kém linh hoạt, dẫn đến căng thẳng, chấn thương. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến của đau hông do chạy, theo H ealthline.
Căng cơ, viêm gân
Căng cơ và viêm gân xảy ra khi cơ bắp ở hông bị lạm dụng. Bạn có thể cảm thấy đau, đau, cứng ở hông, đặc biệt là khi bạn chạy hoặc uốn cong hông.
Viêm gân xảy ra khi cơ hông sâu bị hoạt động quá mức, kéo theo một sợi gân dính vào xương chậu, khiến gân bị viêm. Điều này xảy ra chủ yếu khi bạn tăng độ dài đoạn đường, tốc độ, chạy trên vùng đồi.
Điều trị căng cơ và viêm gân bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo chỉ dẫn. Trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu vật lý trị liệu.
Hội chứng ITBS (hội chứng đau dải cơ)
Đây là khái niệm chỉ dải cơ kéo dài từ hông đến đầu gối (mặt phía ngoài) của mỗi chân, dải này dày lên ở phần trục cúi (đầu gối) mỗi chân. Trong quá trình tập luyện, nếu băng bó quá chật, hoặc vận động quá mức, cường độ cao, lâu, dải cơ IT) này có thể cà quá mức vào xương đùi hoặc xương chậu bên trong trục cúi (đầu gối) dẫn đến bị sưng, viêm, gây đau.
Đau hông là tình trạng phổ biến ở người chạy bộ.
Viêm bao hoạt dịch khớp
Một trong những nguyên nhân chính gây đau hông là viêm bao hoạt dịch, đó là tình trạng viêm của các túi hoạt dịch (bursa). Đây là những túi chứa đầy chất lỏng này tìm thấy khắp cơ thể, đóng vai trò như miếng đệm giữa xương và các mô mềm như cơ, gân, da.
Các chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như chạy, gây áp lực lên túi bursa, khiến chúng bị đau và viêm gây sưng, đỏ và kích ứng.
Để điều trị, bạn hãy nghỉ ngơi, chườm đá vùng bị ảnh hưởng nhiều lần mỗi ngày và uống thuốc kháng viêm không Steroid. Bạn có thể gặp một nhà trị liệu vật lý hoặc tự mình thực hiện một số bài tập hông, làm nóng cơ thể trước khi bạn chạy, thực hiện một số loại hình rèn luyện sức mạnh cho hông. Bạn tìm đến chuyên gia y tế khi cảm thấy khó khăn khi cử động hông, bị sốt hoặc đau dữ dội, sưng tấy, đỏ, bầm tím...
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp hông có thể gây đau dai dẳng ở người chạy bộ, phổ biến hơn ở các vận động viên lớn tuổi. Viêm xương khớp làm cho sụn ở khớp hông bị vỡ, tách ra và trở nên giòn.
Đôi khi các mảnh sụn có thể tách, vỡ ra bên trong khớp hông. Mất sụn dẫn đến ít đệm xương hông, gây ra đau, viêm. Vì vậy, ngăn ngừa và điều trị viêm xương khớp là điều quan trọng. Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hỗ trợ chống viêm cùng với thuốc sẽ hữu ích trong việc giảm đau, thúc đẩy sự linh hoạt. Một số trường hợp có thể yêu cầu vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Kỹ thuật chạy không đúng
Trước khi chạy, bạn không khởi động hoặc khởi động không kỹ phần cơ hông cũng là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng đau, do phần cơ này làm việc quá sức. Tư thế chạy bộ không đúng khiến phần hông chịu áp lực, dễ gây đau nhức phần cơ hông, cơ bụng.
Bạn cải thiện sự linh hoạt của hông bằng cách thực hiện các động tác uốn cong hông, duỗi gân kheo và xương chậu, tăng cường sức mạnh cho cơ có liên quan đến khớp hông thông qua bài tập như squats và lunge. Người chạy phát triển sức mạnh tổng thể của cơ bắp để cải thiện sự ổn định, cân bằng cho cơ thể, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất.
Cảnh báo về bệnh xương khớp qua 3 dáng đi bất thường Đi bộ vốn là hoạt động bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên, những dáng đi dưới đây cảnh báo xương khớp của bạn đang gặp vấn đề rồi đấy, tham khảo ngay nhé! 1. Dáng đi chậm là biểu hiện của bệnh viêm xương khớp Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bước đi. Người cao tuổi có xu hướng...