Bất ngờ với 2 nhóm thực phẩm rất cần để tránh ung thư ruột
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện 2 nguồn kháng nguyên thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa các khối u do ung thư ruột non.
Theo SciTech Daily, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học y học tích hợp RIKEN (IMS – Nhật Bản) đã xác định được vai trò của các kháng nguyên thực phẩm như protein sữa hay albumin trong bệnh ung thư ruột non.
Tiêu thụ vừa phải sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt… rất cần thiết để hạn chế nguy cơ ung thư ruột non – Minh họa AI: Anh Thư
Theo bài công bố trên tạp chí y học Frontiers in Immunology, phát hiện này đi ngược lại nhiều suy nghĩ tiêu cực mà mọi người hay áp đặt lên kháng nguyên thực phẩm.
Quả thật, chúng có thể là nguồn gốc gây ra phản ứng dị ứng với các loại thực phẩm như đậu phộng, động vật có vỏ, bánh mì, trứng và sữa.
Tuy vậy đối với bệnh ung thư, một số kháng nguyên thực phẩm lại là liều thuốc tuyệt vời để kích thích hệ miễn dịch đường ruột hoạt động mạnh mẽ, đủ để kìm hãm sự phát triển của khối u.
Nhóm nghiên cứu thử nghiệm trên một nhóm chuột có đột biến ở gene ức chế khối u, khiến khả năng chống lại khối u tự nhiên của cơ thể bị ảnh hưởng và dễ bị ung thư hơn. Điều này cũng gặp ở nhiều gia đình có nhiều người bị ung thư ruột.
Kết quả cho thấy những con chuột được cho ăn chế độ ăn không có kháng nguyên – không có thịt, trứng, sữa – có ít tế bào T hơn nhiều so với những con chuột được cho ăn thức ăn bình thường.
Video đang HOT
Tế bào T là một loại tế bào cực kỳ quan trọng trong hệ miễn dịch và đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư nói chung.
Các loại kháng nguyên như protein sữa và albumin. Albumin là một loại protein mà cơ thể có thể sản xuất ra nếu bạn ăn một số thực phẩm, đặc biệt là trứng và thịt nạc.
Các thí nghiệm tiếp theo đã xác định các quá trình sinh học giải thích cho khác biệt này.
Theo các tác giả, điều này cho thấy bạn rất nên cẩn trọng nếu loại bỏ hoặc hạn chế quá nghiêm ngặt các sản phẩm động vật giàu đạm ra khỏi chế độ ăn, nhất là khi gia đình có tiền sử ung thư đường tiêu hóa.
5 loại rau củ chứa đầy độc tố có thể gây ung thư, rẻ mấy cũng chớ dại ăn vào
Rau củ là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng an toàn.
Dưới đây là số loại rau củ có thể chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư, bạn nên tránh xa.
Khoai tây mọc mầm độc
Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng các chất độc tự nhiên như solanine và chaconine tăng lên đáng kể. Các chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là suy hô hấp và tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
Khoai tây mọc mầm cũng mất đi một phần giá trị dinh dưỡng do quá trình chuyển hóa tinh bột thành các chất độc. Nhiều thường thường cắt bỏ mầm và phần xanh trên khoai tây rồi sử dụng tiếp nhưng điều này không hoàn toàn loại bỏ được độc tố.
Ngay cả khi nấu chín độc tố trong khoai tây đã mọc mầm cũng không giảm bớt đang kể. Trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt nhạy cảm với độc tố trong khoai tây mọc mầm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tuyệt đối không nên ăn khoai tây mọc mầm. Hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn và gia đình.
Tuyệt đối không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Ảnh: Getty Images
Bí đỏ già hoặc để lâu
Bí đỏ để lâu dễ bị nhiễm nấm mốc, sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe. Ăn phải bí đỏ bị mốc có thể gây ngộ độc thực phẩm, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Bí đỏ già có nhiều chất xơ khó tiêu, có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa yếu.
Để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn hương vị của bí đỏ, nên chọn những quả bí tươi, không bị dập nát và chế biến ngay sau khi mua. Nếu bạn có bí đỏ đã để lâu, hãy kiểm tra kỹ trước khi ăn và loại bỏ bất kỳ phần nào có dấu hiệu nấm mốc hoặc hư hỏng.
Cà chua xanh chứa đầy độc tố
Dù cà chua là một loại quả quen thuộc và bổ dưỡng, nhưng khi còn xanh, chúng tiềm ẩn một mối nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe của bạn. Trong giai đoạn chưa chín, cà chua chứa một lượng lớn các chất độc tự nhiên có tên là "alkaloid". Những chất này có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng trong cơ thể, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh rất đa dạng và khó chịu, bao gồm buồn nôn, nôn mửa không kiểm soát, tiết nhiều nước bọt, cảm giác yếu sức và mệt mỏi triền miên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc cà chua xanh thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người ăn.
Hàm lượng alkaloid trong cà chua giảm dần khi chúng chín và biến mất hoàn toàn khi cà chua chuyển sang màu đỏ tươi. Vì vậy, chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hoàn toàn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Cà chua xanh có thể dẫn đến ngộ độc. Adobe Stock
Mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất có tên là Porphyrin, chất này đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Sau khi ăn mộc nhĩ tươi, nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng, chất Porphyrin này sẽ kích hoạt một loạt phản ứng khó chịu trên da. Bạn có thể gặp phải tình trạng viêm da, ngứa ngáy dữ dội, phù nề, thậm chí là đau nhức toàn thân.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ thể, cách tốt nhất là sử dụng mộc nhĩ khô thay vì mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ khô đã trải qua quá trình phơi hoặc sấy, giúp loại bỏ phần lớn chất Porphyrin gây hại. Trước khi chế biến, hãy ngâm mộc nhĩ khô trong nước sạch cho đến khi nở mềm, sau đó rửa kỹ và nấu chín kỹ lưỡng.
Giá đỗ tự làm không đúng cách
Quá trình ủ giá đỗ đòi hỏi môi trường ẩm ướt và ấm áp, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là Salmonella và E.coli.
Nếu không tuân thủ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình làm giá, hoặc sử dụng nguyên liệu không đảm bảo, giá đỗ có thể bị nhiễm khuẩn. Ăn phải giá đỗ nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm hơn.
Nếu sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng hoặc thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc trong quá trình làm giá, các chất độc hại này có thể tích tụ trong giá đỗ. Ăn phải giá đỗ chứa chất độc hại có thể gây tổn thương gan, thận và các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Một số thực phẩm người mắc ung thư nên ăn khi chữa bệnh Một số thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, do đó, trong những bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là người bệnh ung thư nên bổ sung những loại thực phẩm giúp hỗ trợ, nâng cao sức khỏe... PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người mắc ung thư nên ăn các...