Bất ngờ không công bố điểm thi học sinh giỏi quốc gia, Bộ GD-ĐT nói gì?
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022, nhiều giáo viên bất ngờ bởi năm nay không còn thấy phần thông tin điểm từng thí sinh.
Chia sẻ với VietNamNet, một thầy giáo ở Hà Nội cho hay băn khoăn không hiểu vì lý do gì mà năm nay Bộ GD-ĐT lại không công bố điểm của từng thí sinh trong danh sách đạt giải chung của cả nước.
“Hàng chục năm nay, khi công bố danh sách đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Bộ GD-ĐT đều công bố điểm thi.
Việc công bố điểm thi, giúp các học sinh biết được điểm yếu của mình, biết mình ở đâu so với tổng thể mặt bằng chung để khắc phục.
Ngoài ra, công bố minh bạch điểm thi, giúp các học sinh, các nhà trường biết chính xác và rõ ràng ai sẽ vào vòng 2 để tiếp tục ôn thi hay dừng lại để tập trung cho nhiệm vụ ôn thi tốt nghiệp THPT”.
Ở phần công bố danh sách thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022 bỗng “trống” cột điểm thi. Điều này khiến nhiều giáo viên, thí sinh thắc mắc bởi khác với thường lệ công bố như mọi năm.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, thầy Lê Đình Hiển, giáo viên Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) việc không công bố điểm thi của các thí sinh dự thi của các tỉnh cũng là một hạn chế.
“Cái mà chúng tôi mong mỏi bao nhiêu năm nay là Bộ GD-ĐT cho công bố tất cả hoặc một phần các bài thi đạt giải Nhất, Nhì,… nhất là các môn tự luận như Văn, Sử,… Trước đây đã từng công bố và thậm chí in thành sách, nhưng nhiều năm gần đây thì không. Tại sao không công bố để mọi người có thể đọc, học và thậm chí phản biện”, thầy Hiền nói.
Theo thầy Hiển, việc công khai, minh bạch bài thi là yêu cầu cốt yếu đầu tiên của bất kỳ một kỳ thi nào, kể cả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Công khai ở đây gồm công khai đề thi, công khai bảng biểu chấm thi và đặc biệt là công khai bài làm của các thí sinh đạt giải cao trong các kỳ thi đó.
“Bởi yêu cầu của tất cả các kỳ thi là công khai, minh bạch, vậy không có lý do gì để phải giấu. Thứ hai, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia là kỳ thi tuyển, chọn, tìm ra các nhân tố tài năng và khả năng của các em, qua đó đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Vậy, các em tài năng như thế nào được thể hiện rõ nét nhất trên bài thi của các em thì không có lý do gì không công bố để mọi người cùng biết, cùng xem và quan trọng nhất là cùng học hỏi từ thành quả đó. Thứ ba, việc công bố đáp ứng nhu cầu học tập và phản biện của người học, của các thí sinh khác cùng tham gia kỳ thi, để biết mình sai ở đâu, thiếu sót gì và cần bổ sung những gì… đó là nhu cầu, quyền lợi của người học.
Và cuối cùng, việc công bố kết quả là phù hợp với yêu cầu giám sát của xã hội. Nếu không công bố, xã hội có quyền nghi ngờ về tính “trong sạch”, “khách quan” của kỳ thi”, thầy Hiển nói.
Theo thầy Hiển, việc này, không chỉ riêng bản thân mình mà nhiều giáo viên phổ thông cũng từng có ý kiến.
Một số ý kiến học sinh, giáo viên cũng bày tỏ mong muốn được đọc bài của các bạn đạt giải để học hỏi kỹ năng.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT thừa nhận năm nay, ở danh sách công bố chung cả nước đã thiếu đi cột điểm của từng thí sinh so với mọi năm.
Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, trong ngày hôm nay 28/3, Bộ sẽ gửi danh sách cụ thể kèm điểm chi tiết của từng thí sinh về các Sở GD-ĐT các địa phương. Cùng đó là thông tin những thí sinh nào vòng 2 để các thí sinh, nhà trường được biết.
“Tất cả chi tiết về điểm thi sẽ được gửi về các Sở GD-ĐT, để qua đó làm căn cứ để thí sinh phục vụ việc phúc khảo nếu có”, đại diện Bộ GD-ĐT nói.
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi đạt giải nhất cấp quốc gia
Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về số giải nhất cũng như tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải với hơn 88%.
Bộ GD&ĐT vừa thông báo kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022. Theo đó, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2022 có 4.671 thí sinh dự thi ở 12 môn thi. Kết quả, 2.319 thí sinh đạt giải.
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thí sinh đạt giải (125 em, tính cả các trường THPT chuyên), Hải Phòng 85, Hải Dương 82, Nghệ An 79...
Ở các môn thi, Hóa học có 12 thí sinh đạt giải nhất, Tin học, Vật lý, Sinh học 11 giải nhất, Toán 10 giải nhất, tiếng Anh, Lịch sử 9 giải nhất và Ngữ văn 4 giải nhất.
Thống kê các địa phương có số thí sinh đạt giải cao nhất của Bộ GD&ĐT.
Về số lượng giải nhất, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước, cũng là đơn vị dẫn đầu về tỷ lệ số học sinh dự thi đạt giải với hơn 88%, tiếp theo là Vĩnh Phúc (8 giải).
Nếu xét tổng thể, cùng với Bắc Ninh, khối chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đứng đầu về số giải nhất (10 giải). Tiếp đó là Hà Nội (7 giải), TP.HCM (7 giải), Hải Phòng (6 giải).
Biểu đồ thể hiện số lượng học sinh đạt giải Nhất của các môn thi.
Như vậy, năm nay Bắc Ninh đã vươn lên dẫn đầu, còn Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì vị trí trong top những địa phương có nhiều giải nhất. Năm ngoái, Vĩnh Phúc và Hà Nội ở vị trí này.
Được biết, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6-3. Lịch chấm thi từ ngày 8 đến 17-3; chấm phúc khảo từ ngày 2 đến 5-4.
Kỳ thi được tổ chức muộn hơn hai tháng so với mọi năm do dịch COVID-19.
273 học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp quốc gia Từ ngày 25 đến ngày 27/3/2022, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học và tổ chức Cuộc...