Bất ngờ hoại tử chân sau 20 năm bị rắn cắn
Bị rắn cắn cách đây 20 năm nhưng chủ quan không đến viện vì nghĩ không phải là rắn độc.
Chỉ đến khi có triệu chứng nhiễm trùng nặng ở cổ bàn chân, người đàn ông mới vội vàng viện để điều trị.
Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân,
Bệnh nhân là ông H.V.O, 55 tuổi, quê Thanh Hóa. Ông O kể lại cách đây 20 năm, khi đi làm ngoài ruộng thì bị rắn cắn vào cổ chân phải, vì thấy rắn không phải là rắn độc nên anh đã về nhà, tự xử lý vết thương. Sau khi vết rắn cắn lành có để lại sẹo co rút cổ chân và các ngón chân làm anh O khá khó khăn trong việc co duỗi cổ chân và vận động các ngón chân.
Cách đây 4 tháng, ông thấy sẹo vùng cổ chân phải loét, chảy dịch nhiều, vết loét khiến ông đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Ông O vẫn ở nhà tự mua thuốc bôi không đỡ. Sau đó, ông có đến điều trị tại cơ sở y tế gần nhà nhưng tình trạng ổ loét vẫn còn và ngày càng lan rộng, sâu, hoại tử hết phần da, thịt vùng cổ chân phải. Do thấy bệnh tình ngày càng nặng, ông đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá điều trị.
Tại đây, qua thăm khám các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng hoại tử nặng cổ chân phải, tạo ổ loét rộng có kích thước 20×15cm. Để tránh vết thương nhiễm trùng diện rộng, đảm bảo các chức năng vận động bàn chân và thẩm mỹ cho người bệnh, các bác sĩ quyết định cắt bỏ ổ loét nhiễm trùng của bệnh nhân, sử dụng phương pháp phẫu thuật chuyển vạt Sural che phủ vùng cổ chân phải, giải phóng sẹo co rút cho bệnh nhân.
Sau hơn 1 giờ, ca phẫu thuật được thực hiện thành công, bệnh nhân tỉnh táo, hồi lưu máu vạt tốt. Sau 7 ngày phẫu thuật, tình trạng vạt da ghép hồng hào, vết mổ khô, ổ loét cổ chân phải đã được che phủ kín, bệnh nhân không còn đau nhức và tập vận động co duỗi bàn chân tốt, các ngón chân không còn hiện tượng co rút. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.
Bác sĩ Nguyễn Duy Quang – Bác sĩ khoa Chỉnh hình – Bỏng, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân cho biết, phẫu thuật chuyển vạt da Sural là phương pháp tối ưu nhất được lựa chọn điều trị ổ nhiễm trùng, ổ loét, khuyết hổng lộ xương, lộ gân. Với thiết kế vạt dựa vào động mạch chính nuôi vạt là động mạch ngược dòng được xác định dựa theo đường đi của thần kinh Sural và tĩnh mạch hiển bé. Loạt vạt này tương đối kinh điển với nhiều ưu điểm nổi bật như: Dễ áp dụng, sức sống của vạt tốt, thiết kế vạt linh hoạt, cung xoay vạt rộng, diện tích che phủ lớn.
“Chúng tôi đã lấy da vùng bắp chân phải gần vị trí ổ loét để khâu vạt da che phủ vùng khuyết bàn chân phải cho bệnh nhân O. Phẫu thuật chuyển vạt có cuống mạch liền che phủ giúp người bệnh bảo tồn bàn chân, hồi phục vận động tốt, vùng vạt da sau khi chuyển là tổ chức mềm mại không co dính như sẹo trước, vận động bàn chân, ngón chân của bệnh nhân sẽ dần trở lại bình thường sau thời gian tập phục hồi chức năng”, bác sĩ Quang thông tin.
Qua đây, bác sĩ khuyến cáo, khi có các vết thương dù rất nhỏ, người bệnh cũng không nên tự ý điều trị tại nhà, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và chăm sóc vết thương, giúp vết thương được kiểm soát tốt hơn, tránh nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương lan rộng, cũng có thể ung thư hóa cao.
Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, ngăn nguy cơ dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Phòng ngừa cứng khớp với 5 tư thế yoga đơn giản tại nhà
Cứng khớp là tình trạng khó cử động các khớp, thường xuất hiện ở các đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên)...
Các tư thế yoga đơn giản sau có thể thực hiện ngay tại nhà, giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Cứng khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Ban đầu khớp bị cứng mức độ nhẹ ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động. Theo thời gian, triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng và có thể khiến bệnh nhân không thể cử động ở vùng chi bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng khô cứng ở các khớp như: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, ung thư xương, bệnh gút, lupus ban đỏ, sau chấn thương, lão hóa...
Dưới đây là một số tư thế yoga bạn có thể tham khảo:
1. Tư thế cái kẹp (Pashimottanasana) ngăn ngừa cứng khớp
- Cách tập
Ngồi, duỗi thẳng hai chân ra trước, các ngón chân hướng lên trời, sau đó từ từ hít vào, vươn lên cao (cơ thể tạo thành một góc vuông).
Từ từ thở ra, vươn người về phía trước, bụng áp sát đùi. Giữ nguyên trong 10 nhịp thở.
- Tác dụng:Tư thế này giúp gân kheo linh hoạt hơn và tăng cường co giãn cột sống, đồng thời kéo giãn phần sau của chân.
Tư thế Cái kẹp giúp kéo giãn phần sau của chân.
2. Tư thế em bé hạnh phúc (Ardha Ananda Balasana)
- Cách tập:
Nằm ngửa trên tấm thảm, vai thả lỏng.
Từ từ đưa đầu gối lên ngực. Dùng tay nắm vào phía sau đầu gối, cẳng chân hoặc mép ngoài của bàn chân (như hình).
Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp thở.
- Tác dụng:Tư thế em bé hạnh phúc giúp mở rộng vai, cổ và ngực, cải thiện tư thế cơ thể cũng như độ linh hoạt của hông.
Tư thế Em bé hạnh phúc cải thiện độ linh hoạt của hông.
3. Tư thế con thằn lằn (Utthan Pristhasana)
- Cách tập:
Bắt đầu với tư thế chó úp mặt, từ tư thế quỳ trên 2 chân, 2 tay và đầu gối mở rộng bằng hông. Các ngón tay xòe ra và 2 tay mở rộng bằng vai.
Hít vào. Lực dồn đều lên 2 bàn tay, ép mạnh xuống sàn rồi từ từ nâng đầu gối lên khỏi sàn.
Nâng chân phải lên trời theo tư thế chó ba chân, sau đó thả chân phải ra phía ngoài bàn tay phải (như hình). Bạn có thể đặt đầu gối của chân trái xuống đất hoặc giữ thẳng với các ngón chân cong lại (như tư thế plank).
Tỳ trên bàn tay hoặc cả cẳng tay tùy vào khả năng của bạn.
Giữ yên trong 10 nhịp thở. Tiếp tục với bên còn lại.
- Tác dụng: Tư thế này cho phép mở dần hông từng bên, kéo căng gân kheo, cơ gấp hông và cơ tứ đầu nhằm giúp tăng khả năng chuyển động của bạn.
Đặc biệt, động tác này giúp kéo căng cơ hông từ từ, sâu, từ đó giúp giảm đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, giải phóng căng thẳng và ngăn ngừa chấn thương trong các hoạt động hàng ngày.
Tư thế Con thằn lằn tăng khả năng chuyển động của cơ thể.
4. Tư thế kim tự tháp (Parsvottanasana)
- Cách tập:
Đứng thẳng người, hai chân duỗi thẳng, chân trước chân sau, cách nhau 90cm, tay đặt lên hông.
Gập thân về phía trước sao cho thân trên song song với sàn.
Tiếp tục gập sâu người xuống dưới sao cho phần thân trên ép sát vào chân trước. Tay giữ thẳng, chạm thảm tập. Hít thở sâu, nhẹ nhàng.
Giữ yên trong 10 nhịp thở. Sau đó chuyển sang chân trái.
- Tác dụng:Tư thế kim tự tháp là một tư thế duỗi cơ có tác động đến các cơ theo cách tương tự như tư thế cái kẹp. Đôi chân được tôi luyện thêm dẻo dai, rắn chắc. Khi cúi người, nội tạng bên trong sẽ được kích thích. Khớp háng được giãn nỡ.
Tư thế Kim tự tháp giúp khớp háng được giãn nở.
5. Tư thế con khỉ một nửa (Ardha Hanumanasana)
- Cách tập:
Tư thế xuống tấn thấp, chân phải duỗi thẳng phía trước, tỳ trên gối và bàn chân trái. Đặt tay ở hai bên chân trước, có thể đặt các khối gạch dưới tay nếu tay không chạm đất. Kiểm tra xem hông của bạn có thẳng hàng không (một bên không được cao hơn bên kia). Lưng thẳng, ngực nghiêng về phía thảm. Hướng ngực về phía mặt đất mà không cong lưng dưới.
Giữ nguyên trong 10 nhịp thở trước khi chuyển sang chân kia.
- Tác dụng: Động tác cho phép bạn rèn luyện sự linh hoạt của cơ bắp ở chân.
Tư thế Con khỉ một nửa rèn luyện sự linh hoạt của bắp chân.
Bí ẩn về bộ tộc 'đà điểu': Không thể đi giày vì thiếu ngón chân! Trên thực tế, đây là những người thuộc bộ lạc Doma - Còn được gọi là bộ lạc Wadoma hoặc Madumo, tồn tại ở vùng Kanyamba của Zimbabwe, châu Phi. Ở miền Tây Zimbabwe, châu Phi tồn tại một bộ lạc người Doma có cuộc sống tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài. Các thành viên của bộ lạc thường được...