Bất ngờ công dụng của quả mận với sức khỏe, nên tranh thủ ăn khi vào mùa
Mận không thích hợp với người bị đau dạ dày hay người mắc bệnh thận… nhưng với người bình thường, ăn mận đúng cách sẽ đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Tăng cường chức năng tiêu hóa
Quả mận lúc chín chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B2, các vitamin nhóm B, sắt, ma giê và kali giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, mận còn là loại quả rất giàu chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp người ăn mận không bị táo bón.
Giúp kiểm soát cholesterol xấu
Lượng vitamin C dồi dào trong mận không chỉ giúp cải thiện hấp thụ sắt mà còn có tác dung ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa bên trong các động mạch. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa các bệnh như hen suyễn, các bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp…
Giúp mắt tinh nhạy hơn
Với hàm lượng vitamin A rất cao trong một quả mận, người ăn loại quả này sẽ có thể chăm sóc đôi mắt của mình tốt hơn nữa. Cụ thể, dưỡng chất đó giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và chống lại các vi khuẩn gây hại. Vì thế, đôi mắt sẽ sáng hơn và tinh nhạy hơn.
Video đang HOT
Giúp tóc chắc khỏe và làm đẹp da
Vitamin A trong quả mận giúp cho làn da của bạn trở nên trắng sáng hơn. Đồng thời, các nhóm vitamin cùng sắt, magie trong quả mận sẽ nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe hơn. Tình trạng tóc rụng nhiều sẽ được đẩy lùi nếu bạn ăn mận thường xuyên.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Ngoài ra, trong quả mận hoàn toàn không chứa các chất béo nên những vận động viên có thể ăn mận để giữ cân nặng, nhất là những vận động viên thể dục dụng cụ. Tương tự thế, những người muốn giảm béo cũng nên ưu tiên loại quả này trong thực đơn.
Cách chọn và bảo quản mận luôn tươi ngon
Nên chọn mua những quả mận tươi, tốt nhất là còn cuống và lá, quả tròn trịa, căng mọng, nhẵn bóng, không bầm dập, không bị sâu. Ngoài ra cũng không nên mua quả mận có vết đốt của côn trùng hay vết móng tay vì những quả đó rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Mận tươi sau khi mua về bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để mận luôn giữ được độ tươi, ngon. Không nên để mận ở những nơi nóng, có nhiệt độ cao, ẩm thấp sẽ khiến mận nhanh chín và không được ngon.
Ba loại quả mùa hè làm thuốc Đông y
Nhãn, vải, mận phổ biến mùa hè, vừa bổ dưỡng, dễ ăn mà Đông y còn sử dụng để làm thuốc.
Nhãn
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nhãn chứa protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn.
Cùi nhãn còn gọi là long nhãn nhục, không chỉ để ăn giải khát mà còn là vị thuốc quý. Theo Đông y, long nhãn nhục vị ngọt, tính bình, tác dụng ích trí, chủ trị chữa suy yếu, thiếu máu, thần kinh suy nhược, mất ngủ.
Long nhãn vừa bổ dưỡng còn là vị thuốc chữa bệnh trong đông y.
Long nhãn lượng 100 g cùng với đương quy 50 g, ngưu tất, rượu trắng 50 g và rượu trắng, ngâm thành rượu uống bổ huyết, dưỡng não.
Long nhãn cùng liên nhục, sinh địa, đương quy, quả dâu chín, mỗi vị 12 g sắc uống, chữa suy nhược, thiếu máu, mất ngủ.
Long nhãn cùng cao ban long sắc thành cao lỏng, hòa cao, tác dụng bổ tinh huyết, chủ trị mất ngủ, giải khát.
Long nhãn cùng tâm sen, lạc tiên, hoa bước sắc uống, chủ trị suy nhược cơ thể.
Theo lương y Sáng, hạt nhãn cũng có thể làm thuốc. Hạt có tính đắng, vị chát, tác dụng thông tiểu, cầm máu. Hạt nhãn (bỏ lớp đen) sắc cùng hành trắng, trị bí tiểu tiện.
Vải
Quả vải còn gọi là lệ chi, vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng giải khát. Cùi vải vị rất ngọt không độc, tác dụng ích tâm, bổ huyết, tỉnh táo tinh thần, ích trí, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, tráng dương.
Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Đông y thường dùng dạng khô để làm thuốc. Cùi vải ngâm rượu uống chữa suy nhược thần kinh và thể lực, tráng dương. Có thể nấu cháo vải khô, cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen, bạch biển đậu, trị đua bụng, tiêu chảy cấp.
Tuy nhiên, lương y Sáng khuyến cáo, cả nhãn, vải có chứa nhiều đường, nên ăn với một số lượng vừa phải để tránh tăng đường huyết. Người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân cũng nên hạn chế ăn.
Mận
Lương y Sáng cho biết, cả quả, nhân hạt, lá, nhựa, vỏ cây mận đều có thể làm thuốc.
Quả mận vị chua chát, tính bình, tác dụng bổ xương, chủ trị đau xương khớp. Nhân hạt (còn gọi là úc lý nhân) vị đắng tính bình, tác dụng lợi tràng, hoạt huyết, chủ trị chấn thương. Hoa thơm, vị đắng, chủ trị tàn nhang, rám má. Lá vị ngọt, chua, tính bình, tác dụng giải cảm. Nhựa vị đắng tính lạnh, chủ trị sưng đau mắt. Vỏ cây mận hay còn gọi là bạch úc lý bì, tác dụng hoạt huyết, chủ trị đau răng, mụn lở.
Mận ở Sapa vào mùa thu hoạch. Ảnh: Ngọc Thành
Một số bài thuốc như: úc lý nhân lượng 12 g sắc uống, tác dụng lợi tràng. Rễ mận 12 g, sắc uống, tác dụng thanh nhiệt, trị đau răng, lở loét. Có thể sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài vết thương. Lá mận lượng 20-30 g sắc giải cảm ở trẻ, chữa ho.
7 loại quả "ngon đã miệng", có nhiều trong mùa hè nên bổ sung để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật những ngày nắng nóng Cái nóng của mùa hè khiến con người chảy mồ hôi, dễ mất nước, sốc nhiệt và ốm sốt hơn bao giờ hết... Để có thể bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả nghiêm trọng này, cách quan trọng nhất là tăng cường thể chất thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn. Trong mùa hè, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên...