Bất ngờ chuột đá quý hiếm đã bị tuyệt chủng 11 triệu năm trước xuất hiện ở Việt Nam
Chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm, bất ngờ xuất hiện ở rừng Trường Sơn.
Loài chuột này được đặt tên là chuột “Trường Sơn” bởi chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn. Phát hiện này đã bổ sung cho danh mục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae).
Trước đó, năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài thú lạ này ở khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô ( Khăm Muộn, Lào) có hình dạng loài chuột và đặt tên là chuột đá Lào Laonastes aenigmamus.
Video đang HOT
Khi các nhà khoa học so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomyidae và khẳng định chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Loài chuột đá tìm được tại ở xã Thượng Hóa, tỉnh Quảng Bình các nhà khoa học nhận thấy loài chuột này giống với loài chuột đá Lào. Sau đó, các nhà khoa học đặt đã tên cho loài chuột này là “Chuột Trường Sơn”
Chuột đá có chiều dài khoảng 26cm, sở hữu chiếc đầu tương đối lớn, tai tròn và mũi hình củ lạc
Thức ăn yêu thích của chuột đá là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi chúng cũng ăn côn trùng
Đây cũng là loài chuột đặc biệt khác lạ so với loài chuột thông thường khi chỉ mang thai một con duy nhất.
Chính vì sự đặc biệt của loài chuột này, các nhà khoa học và các cơ quan chức năng đã xây dựng các biện pháp bảo tồn đồng thời tuyên truyền vận động người dân địa phương không săn bắt chuột Trường Sơn.
Tê giác Sumatra quý hiếm chào đời ở khu bảo tồn Indonesia
Chính phủ Indonesia mới đây công bố một chú tê giác Sumatra - loài được xếp vào mức cực kỳ nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, đã chào đời trong một khu bảo tồn tại Indonesia vào tuần trước.
Hiện chỉ còn chưa tới 80 con tê giác Sumatra trên toàn thế giới. Ảnh: CNN/NLD
Thuộc loài nhỏ nhất và nhiều lông nhất trong số 5 loài tê giác còn tồn tại, chú tê giác con mới sinh nặng khoảng 27kg, được sinh ra tại cơ sở Khu bảo tồn Tê giác Sumatra (SRS) ở Công viên Quốc gia Way Kambas, tỉnh Lampung.
Bộ trưởng Lâm nghiệp và Môi trường Indonesia Siti Nurbaya Bakar cho biết "đây là một tin vui, không chỉ đối với Indonesia mà với cả thế giới".
Sự ra đời của chú tê giác con này đã nâng tổng số tê giác của khu bảo tồn lên 9 con, một sự gia tăng đáng kể đối với loài tê giác Sumatra vốn chỉ còn chưa tới 80 con trên toàn thế giới.
Động vật có vú Dicerorhinus Sumatrensis là loài tê giác châu Á duy nhất có 2 sừng và có thể cao tới 1,5 mét, nặng từ 500kg - 960kg.
Loại cá quý hiếm, giá hàng trăm triệu, mỗi lần xuất hiện gây xôn xao Cá sủ vàng là loại cá cực kỳ quý hiếm được ví như 'cục vàng biển', giá hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ. Tuy nhiên, loại cá này nằm trong danh mục thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, cần được bảo vệ. Những vụ ngư dân bắt được cá sủ vàng gây xôn xao Gần đây,...