Bất ngờ: Bộ phận ở con lợn nhiều người thường vứt đi có thể hạ huyết áp, hạ đường huyết
Đây là thứ chứa rất nhiều collagen, rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt có thể giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Da lợn là một tron nhữn nguyên liệu được rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc, ngày càng thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Nó được coi là có tác dụng kỳ diệu trong việc hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu và giảm lipid trong máu, khiến nó trở thành một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Collagen trong da lợn có tác dụng hạ huyết áp đáng kể. Sau khi protein này đi vào cơ thể con người, nó sẽ bị phân hủy thành nhiều loại axit amin, sau đó được tổng hợp thành các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể con người.
Trong quá trình này, collagen trong da lợn đóng vai trò quan trọng. Nó giúp làm suy giảm collagen trên thành mạch máu bằng cách kích thích hoạt động của collagenase trong cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp.
Hơn nữa, polysaccharides trong da lợn cũng có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Polysaccharides là carbohydrate phức tạp giải phóng năng lượng từ từ, do đó tránh được sự dao động mạnh về lượng đường trong máu.
Video đang HOT
Polysaccharides trong da lợn cũng có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Các axit béo không bão hòa trong da lợn có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Axit béo không bão hòa giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đồng thời, nó còn có thể làm tăng hàm lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao, một loại cholesterol tốt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, da lợn chứa nhiều protein, là một thành phần quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa mô cơ, mô xương, mô sụn, da và tóc. Da lợn còn chứa collagen, một loại protein quan trọng giúp làm giảm lão hóa da, tăng độ đàn hồi và độ săn chắc của da.
Collagen có trong da lợn có thể giúp cải thiện sức khỏe xương và khớp, hỗ trợ trong việc giảm đau và viêm khớp, cải thiện linh hoạt và khả năng di chuyển. Da lợn chứa các dưỡng chất như vitamin B12, sắt, kẽm và selen, cần thiết cho sự phát triển và chức năng của cơ thể.
Chớ lạm dụng mẹo chữa bệnh dân gian!
Dù đã có rất nhiều khuyến cáo nhưng không ít người vẫn áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian truyền miệng, để lại hậu quả đáng tiếc
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn học viên thực hiện phương pháp giác hơi trị bệnh Ảnh: HẢI YẾN
Từ sơ khai, khi bị bệnh, con người liền tìm cách chữa trị. Trong đó, họ tìm tới các loại cây, lá để ăn. Vô tình, sau khi ăn thì nhiều người khỏi bệnh và từ đó lưu truyền về sau. Tuy nhiên, họ lại không giải thích được tại sao các loại cây, lá ấy trị được bệnh.
Phân biệt mẹo chữa bệnh dân gian và phương pháp đông y
Mẹo trị bệnh dân gian là cách làm, cách chữa bệnh được truyền lại qua các thế hệ và phổ biến trong cộng đồng. Chúng dựa trên kinh nghiệm và quan sát của người dân trong việc chữa bệnh thông qua các biện pháp tự nhiên, sử dụng những thành phần có sẵn trong môi trường xung quanh; không được chứng minh bằng phương pháp nghiên cứu khoa học và không có cơ sở y học chính thức.
Mẹo trị bệnh dân gian có thể có hiệu quả trong một số trường hợp nhưng cũng có thể không bảo đảm độ an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Trong khi đó, phương pháp trị bệnh theo đông y được xây dựng trên cơ sở lý thuyết y học và hệ thống hóa rõ ràng. Đây là điểm khác nhau lớn nhất với mẹo trị bệnh dân gian. Trong đông y, bệnh được coi là sự mất cân bằng trong hệ thống cơ thể và sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.
Để điều trị bệnh, đông y sử dụng các phương pháp như thảo dược, châm cứu, xoa bóp... và tuân thủ các quy tắc ăn uống, lối sống lành mạnh. Phương pháp này dựa trên các nguyên lý lâu đời và đã được phát triển, tinh chỉnh qua hàng ngàn năm.
Đáng lưu ý, đến nay, một số mẹo chữa bệnh dân gian vẫn còn được sử dụng phổ biến. Điển hình, một số bệnh nhân đột quỵ đã tham khảo thông tin trên mạng và làm theo bằng cách chích, lể đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn, khiến họ qua thời gian vàng điều trị.
Trong đông y, đột quỵ gây ảnh hưởng tạng can, khiến tay chân mềm nhũn kết hợp với can khí uất kết gây ra tình trạng yếu liệt nửa người. Tình trạng này thuộc phạm vi chứng trúng phong. Đây là cấp cứu của đông y cũng như y học hiện đại. Do đó, cần giải quyết theo sở trường cấp cứu, không đơn thuần chỉ là cấp cứu tại nhà hoặc dùng phương pháp thông thường.
Rủi ro khi áp dụng mẹo chữa bệnh dân gian
Dưới góc độ y khoa, chích là dùng kim đâm vào điểm đau, điểm ứ huyết, huyết độc tự chảy ra ngoài. Lể là véo da lên, dùng kim châm vào nơi có điểm tụ huyết, xuất huyết; máu không tự chảy ra mà cần dùng tay nặn nơi huyết ứ hoặc các huyệt vị, sau đó dùng bầu giác hút ra.
Chích, lể giúp khai thông khí huyết, giải ứ huyết, tà khí, điều hòa âm dương. Đối với một số bệnh nhất định (đau, nhức...), sau chích, lể, giác hơi thì khí huyết lưu thông trở lại, bệnh khỏi rất nhanh.
Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, khi áp dụng cần nắm rõ nguyên tắc, thủ thuật, trường hợp cấm kỵ và biện pháp xử lý khi xảy ra tình huống không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán đúng bệnh trạng để điều trị. Bởi lẽ, tính an toàn phụ thuộc vào người bệnh, người điều trị và môi trường, dụng cụ điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn học viên thực hiện phương pháp giác hơi trị bệnh Ảnh: HẢI YẾN
Thực tế, những cách trị bệnh được dân gian lưu truyền hiện nay không phải sai hoàn toàn. Một số phương pháp đã và đang được áp dụng, trị bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, cách trị bệnh dân gian dù phương pháp có hay đến mấy cũng chỉ phù hợp với một bệnh cảnh, một giai đoạn bệnh nhất định. Do đó, nếu cứ thực hiện theo mà không tham vấn ý kiến của chuyên gia thì rất có thể "lợi bất cập hại".
Ví dụ, một số người mua cây, lá về uống trị đái tháo đường, cao huyết áp. Thực tế, một số loại cây, lá có tác dụng hỗ trợ hoặc hạ đường huyết, hạ huyết áp. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, để tránh tác dụng phụ hạ đường huyết, hạ huyết áp quá mức gây nguy hiểm tính mạng.
Một số người bị phỏng thường đắp mật ong, lá cây vào vết thương hở. Thực tế, các loại này trong đông y đều có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, có thể mang lại cảm giác dịu nhẹ cho vùng thương tổn. Nghiên cứu cho thấy mật ong có thể có lợi trong việc làm lành các vết thương như vết cắt, vết phỏng nhẹ, vết loét; còn hiệu quả của việc đắp lá lên vết thương hở thì chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.
Do đó, trong trường hợp các vết thương nghiêm trọng, sâu và có nguy cơ nhiễm trùng cao, nên đến cơ sở y tế uy tín để bảo đảm an toàn và hiệu quả trong điều trị.
3 thói quen hại gan nhiều người mắc phải, cần thay đổi càng sớm càng tốt Mọi người thường cho rằng chỉ uống rượu bia mới làm tổn hại tới gan, tuy nhiêu trên thực tế nhiều thói quen khác cũng gây ảnh hưởng tới bộ phận này. Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Bệnh về gan thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, nên không được...