Bật mí về nơi được cho là đáng sợ nhất hành tinh
Được biết đến với tên gọi Đảo Rắn, Ilha da Queimada Grande nằm ở Đại Tây Dương, cách bờ biển Đông Nam Brazil khoảng gần 150 km, là một nơi vô cùng đáng sợ.
Ilha da Queimada Grande của Brazil, hay còn được gọi là Đảo Rắn.
Khoảng gần 150 km ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Brazil, có một hòn đảo mà không người dân địa phương nào dám bước vào.
Truyền thuyết kể rằng người đánh cá cuối cùng đi lạc gần bờ Đảo Rắn đã được tìm thấy vài ngày sau đó trên chiếc thuyền của mình, nằm bất động trong một vũng máu.
Hòn đảo bí ẩn này được gọi là Ilha da Queimada Grande, nguy hiểm đến mức Brazil đã cấm bất kỳ ai đến thăm. Và mối nguy hiểm trên đảo đến từ loài rắn đầu lưỡi vàng, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất trên thế giới.
Rắn đầu lưỡi vàng dài hơn một mét rưỡi và ước tính có khoảng 2.000 đến 4.000 con trên Đảo Rắn. Những chiếc đầu lưỡi có nọc độc đến mức một người bị cắn có thể chết trong vòng một giờ.
Video đang HOT
Rắn đầu lưỡi vàng được tìm thấy trên Đảo Rắn nguy hiểm hơn nhiều so với những loài rắn trên đất liền.
Đảo Rắn hiện không có người ở, nhưng người dân từng sống ở đó trong một thời gian ngắn cho đến cuối những năm 1920, theo truyền thuyết, người canh giữ ngọn hải đăng và gia đình của ông đã bị chết bởi những con rắn.
Ngày nay, hải quân định kỳ đến ngọn hải đăng để bảo trì và để đảm bảo không cho nhà thám hiểm nào đi lang thang quá gần hòn đảo.
Câu hỏi thực sự có bao nhiêu con rắn trên Đảo Rắn đã được tranh luận từ lâu, với ước tính từ trước đến nay có tới 400.000 con.
Một truyền thuyết khác cho rằng những con rắn ban đầu được đưa vào bởi những tên cướp biển tìm cách bảo vệ kho báu bị chôn vùi trên đảo.
Trên thực tế, sự hiện diện của các loài rắn là kết quả của việc mực nước biển dâng cao. Đảo Rắn từng là một phần đất liền của Brazil, nhưng khi mực nước biển dâng cao hơn 10.000 năm trước, nó đã tách vùng đất liền và biến thành một hòn đảo.
Những loài động vật bị cô lập trên đảo này tiến hóa khác với những loài động vật trên đất liền trong suốt hàng thiên niên kỷ, đặc biệt là loài rắn đầu lưỡi vàng.
Vì những kẻ săn mồi trên đảo không có con mồi nào khác ngoài chim, chúng đã tiến hóa để có nọc độc cực mạnh có thể giết chết bất kỳ loài chim nào ngay lập tức.
Tại sao những con rắn ở Đảo Rắn Brazil lại nguy hiểm đến vậy
Rắn đầu lưỡi vàng là anh em họ hàng của loài rắn lục mũi mác vàng trên đất liền, là nguyên nhân gây ra 90% các ca bị rắn cắn ở Brazil. Tuy nhiên, một vết cắn từ rắn ở Đảo Rắn có nọc độc mạnh hơn gấp 5 lần.
Những con rắn ở Đảo Rắn là một trong những loài rắn có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên hành tinh.
Thật khó để tưởng tượng tại sao bất cứ ai cũng muốn đến thăm một nơi có cái chết rình rập. Tuy nhiên, nọc độc chết người của loài rắn này đã cho thấy tiềm năng giúp chống lại các vấn đề về tim, dẫn đến nhu cầu thị trường chợ đen đối với nọc độc ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ tuyệt chủng của loài này ngày càng đến gần.
Ukraine cắm cờ trên Đảo Rắn
Các lực lượng Ukraine ngày 7/7 đã tiến hành cắm quốc kỳ trên Đảo Rắn, chỉ một tuần sau khi Nga rút các binh sỹ khỏi hòn đảo nằm trên Biển Đen này.
Trong đoạn video do Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak đăng tải, 3 binh sỹ đang đứng gần một lá cờ Ukraine lớn, được dựng lên gần một ngôi nhà bị phá hủy do pháo kích. Các binh sỹ đã nhặt những mảnh gạch vụn lớn từ ngôi nhà này để cố định cột cờ.
Bình sĩ Ukraine cắm cờ trên Đảo Rắn. Ảnh: Reuters
"Sẽ còn nhiều video như thế này từ những thành phố đang bị đối phương kiểm soát tạm thời. Chúng ta cần nói thêm về những thắng lợi của Ukraine, và Đảo Rắn là một trong những chiến thắng như vậy", ông Andriy Yermak viết trên Twitter.
Ông Serhiy Bratchuk, người phát ngôn của chính quyền vùng Odessa cũng đăng tải những hình ảnh tương tự trên Telegram và cho biết: "Quân đội Ukraine đã cắm cờ trên Đảo Zmiinyi (Đảo Rắn)". Trong số này, có một bức ảnh các binh sỹ viết lên lá cờ dòng chữ: Hãy ghi nhớ, "Tàu chiến Nga", đảo Zmiinyi là của Ukraine", theo hãng tin Pravda của Ukraine.
Trong khi đó Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, họ đã tấn công Đảo Rắn bằng tên lửa chính xác cao ngay khi lá cờ được dựng lên. Bộ này tuyên bố rằng, một số binh sỹ Ukraine đã bị "tiêu diệt" trong khi những người khác phải rút lui.
Hôm 30/6, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, lực lượng Nga đã rút khỏi Đảo Rắn. Động thái này nhằm chứng tỏ Moscow không cản trở nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc mở hành lang nhân đạo để xuất khẩu nông sản của Ukraine, hãng thông tấn TASS cho hay.
Quan chức Mỹ hé lộ nguyên nhân giúp Ukraine giành lại đảo Rắn Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng phía Ukraine tấn công tàu tiếp tế của Nga bằng tên lửa Harpoon, khiến Nga phải rút quân trên đảo Rắn. Đảo Rắn cằn cỗi và hoang tàn nên rất cần tiếp tế thường xuyên. Ảnh AFP Theo bản tin trên trang web Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2.7, Lầu Năm Góc...