Bật mí thức uống giá bình dân giúp Kỳ Duyên sở hữu vòng eo săn chắc đáng ngưỡng mộ
Hoa hậu Kỳ Duyên có thói quen uống sữa chua Kefir sau khi tập luyện, giúp bổ sung protein và lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.
Kỳ Duyên chia sẻ rằng sau khi tập luyện và trước khi ăn, cô thường uống sữa chua Kefir. Cô cho biết thói quen này giúp cung cấp thêm protein cho cơ thể và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Việc bổ sung protein sau khi tập luyện giúp cơ bắp phục hồi nhanh chóng và tái tạo năng lượng, trong khi việc tiêu thụ protein trước bữa ăn giúp tạo cảm giác no bụng, từ đó kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ hiệu quả hơn.
Kefir, còn được gọi là nấm sữa Kefir hay nấm tuyết Tây Tạng, là một loại sinh vật sống ăn sữa tươi và sản sinh ra các loại men và lợi khuẩn. Nấm Kefir có hình dạng giống như bỏng gạo hoặc hạt cơm nguội, kích thước khoảng 2-3mm, mềm, màu trắng và có hương thơm ngậy. Kefir thường được nuôi cấy với sữa bò không đường, sữa dê hoặc sữa cừu.
Sữa chua Kefir chứa nhiều loại lợi khuẩn mà sữa chua thông thường không có, với kích thước men và lợi khuẩn nhỏ hơn, dễ thâm nhập vào đường ruột. Điều này giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, đào thải độc tố và cải thiện làn da. Kefir cũng giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, có lợi cho tim mạch và não bộ, đồng thời, nhờ giàu canxi và protein, Kefir còn tốt cho xương khớp và hỗ trợ phát triển cơ bắp.
Kỳ Duyên sinh năm 1996, đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014. Thời gian gần đây, nhờ tích cực tập luyện, ăn uống điều độ nên vóc dáng hoa hậu ngày càng săn chắc, gợi cảm. Cô cũng tự nhận đây là khoảng thời gian bản thân đẹp nhất trong nhiều năm qua.
Năm 2019, phong độ người đẹp lên xuống thất thường, nhiều lần bị chê béo, phát tướng. Sau khi cải thiện vóc dáng thành công, Kỳ Duyên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm tập luyện, ăn uống trên các trang mạng xã hội và đăng ký dự thi Miss Universe Vietnam 2024 với số đo 86-60-94 cm.
Tác dụng của sữa chua Kefir đối với sức khỏe
Giúp cơ thể kiểm soát cân nặng
100g kefir thông thường có chứa khoảng 150 calo và 8g chất béo, trong đó 5g là chất béo bão hòa. Bạn nên chọn loại kefir có chất béo thấp nếu đang muốn kiểm soát cân nặng vì 100g kefir chất béo thấp chỉ chứa 110 calo và 2g chất béo, với 1,5g chất béo bão hòa.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn kiêng dùng 5 khẩu phần sữa hàng ngày cùng với chế độ ăn ít calorie đã giảm cân và mỡ bụng nhiều hơn so với những người ăn kiêng chỉ dùng 3 bữa mỗi ngày.
Kefir có đặc tính kháng khuẩn cao
Một số chất probiotic trong kefir có thể chống lại bệnh truyền nhiễm. Các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ duy nhất trong kefir có chứa lợi khuẩn lactobacillus kefiri có thể ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại khác, bao gồm Salmonella, Helicobacter Pylori và E. coli. Ngoài ra, kefiran, một loại carbohydrate có trong kefir, cũng có tính chất kháng khuẩn cao.
Video đang HOT
Cải thiện sức khỏe xương và giảm nguy cơ loãng xương
Loãng xương là bệnh thường xảy ra bởi sự xuống cấp của mô xương, là một vấn đề lớn ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh rất phổ biến có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Đảm bảo lượng canxi cần thiết là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe xương và làm chậm sự tiến triển của chứng loãng xương.
Kefir không chỉ là một nguồn cung cấp canxi mà còn rất giàu vitamin K2. Tuy nhiên, chất dinh dưỡng này đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi, giảm nguy cơ gãy xương tới 81%. Các nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy kefir có thể làm tăng sự hấp thu canxi. Điều này giúp tăng mật độ xương và có tác dụng ngăn ngừa gãy xương.
Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao, chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.
Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP?
Việc điều trị HP khó khăn, cần được cân nhắc kỹ và đúng chỉ định, không nên lạm dụng.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có đặc điểm gì?
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ: Helicobacter Pylori) có hình que với nhiều tiêm mao hình xoắn, được phát triển bên trong lớp niêm mạc dạ dày.
Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày.
Vi khuẩn HP rất phổ biến, số lượng người nhiễm cao. Chúng dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường.
Khi tồn tại trong dạ dày, chúng có thể gây đau dạ dày với nhiều biểu hiện như: Đau và nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn đại tiện,... Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Nó chủ yếu được lây truyền từ người qua người theo đường miệng - miệng và lây truyền qua phân.
Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn HP trong dạ dày có thể gây các bệnh như:
Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính
Chứng khó tiêu chức năng
Loét dạ dày - tá tràng
Ung thư dạ dày
U lympho B niêm mạc dạ dày
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Môi trường sống, nguồn nước uống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người bệnh có thói quen, biện pháp chăm sóc và chế độ sinh hoạt không hợp cũng sẽ là nguyên nhân gây nhiễm HP.
Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ... Triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện.
Đau bụng nhiều lần
Buồn nôn và nôn
Ợ hơi, có cảm giác no, đầy hơi
Giảm cân không rõ nguyên do
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,...
Mức độ nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP
Thực tế cho thấy hầu hết những ai trên độ tuổi 50 đều có vi khuẩn HP, tình trạng này cũng tương đối phổ biến ở người trẻ tuổi. Mặt khác, chỉ có một số chủng HP có khả năng gây ung thư dạ dày. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần xét loại vi khuẩn này dưới 2 khía cạnh lợi - hại và khi nào cần tiến hành điều trị cũng dựa trên 2 khía cạnh này.
Theo nhiều nghiên cứu, có tới 80% số người bị nhiễm HP không hề bị đau dạ dày. Loại vi khuẩn này chỉ có hại khi chúng gây bệnh dạ dày. Còn với những người không mắc bệnh lý này thì nó lại có một số ưu điểm. Cụ thể, khi điều trị HP sẽ làm tăng nồng độ hormone renin kích thích sự thèm ăn, làm tăng cân không mong muốn (do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn trước đó rất nhiều). Bên cạnh đó, đối với các bệnh tiểu đường và hen phế quản thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh này hơn so với nhóm người không nhiễm HP.
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng.
Trường hợp nào nên điều trị vi khuẩn HP?
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thì cần xem xét tới các yếu tố thực tế lâm sàng. Hiện nay, giới y khoa thống nhất rằng chỉ nên điều trị vi khuẩn HP trong các trường hợp:
Loét dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn
Mắc chứng khó tiêu chức năng
Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân
Có khối u trong dạ dày: Polyp tăng sản, adenoma, đã cắt hớt niêm mạc,...
Ung thư dạ dày sớm đã được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc dạ dày qua nội soi
Ung thư dạ dày giai đoạn muộn, đã trải qua phẫu thuật
Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày
Trào ngược dạ dày - thực quản trong thời gian dài
Thiếu vitamin B12 hoặc sắt không rõ nguyên nhân
Làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày như khai thác than, chì,...
8 thực phẩm bổ sung hỗ trợ sức khỏe thận Vitamin D, sắt, vitamin B và magiê là một số chất bổ sung có thể giúp ích cho sức khỏe thận. Hỗ trợ sức khỏe thận là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và các chất bổ sung có thể giúp ích. Bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, một số chất bổ sung có thể...