Bật mí kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội của Singapore
Singapore là một quốc gia có rất nhiều thành công về chính sách phát triển nhà ở xã hội, có thể nói là bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, trước khi có được những thành công đó, những năm 1960, quốc đảo này cũng đối diện với cảnh thiếu nhà ở nghiêm trọng.
85% dân số sống trong nhà ở xã hội
Đây là Pinnacle @ Duxton, một dự án nhà ở xã hội của Singapore mở cửa vào năm 2010. Có tất cả 1.848 căn hộ trong dự án bao gồm 7 tòa nhà này. (Business Insider)
Để tập trung cho chiến lược phát triển nhà ở, năm 1960 Chính phủ Singapore đã quyết định thành lập cơ quan phát triển nhà ở (HDB), với nhiệm vụ giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng nhà ở “đảo quốc Sư tử” này.
Trong vòng chưa đầy ba năm sau khi thành lập, HDB đã xây dựng 21.000 căn hộ và đến năm 1965, tổng cộng 54.000 căn hộ nhà ở xã hội đã được xây xong, vượt mục tiêu 50.000 căn trong chương trình xây dựng 5 năm đầu tiên.
Hiện nay, khoảng 85% người dân Singapore sống trong các căn hộ do HDB xây dựng, so với con số 9% vào năm 1960, trong đó 94% người dân sở hữu những căn hộ này, chỉ có khoảng 6% còn lại là đi thuê. Singapore đã thực hiện chính sách một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về nhà ở xã hội (HDB) để phân bổ và quy hoạch nguồn lực hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Việc này bảo đảm quỹ đất, nguyên liệu và nguồn nhân lực cho các công trình xây dựng quy mô lớn, vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí song lại đạt kết quả cao nhất; có cách tiếp cận tổng thể đối với nhà ở để quy hoạch, thiết kế cho đến thu hồi đất và xây dựng, thông qua phân phối, quản lý, bảo trì, các nhiệm vụ liên quan đến nhà ở nằm trong một tổng thể trọn vẹn, liền mạch.
Chính nhờ có sự định hướng cũng như hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ về lĩnh vực tài chính và pháp lý đã giúp cho chương trình nhà ở xã hội đi đúng lộ trình và đến được với người dân có nhu cầu thực sự.
Chính phủ Singapore đã cho triển khai Chương trình Thiết kế, Xây dựng và Bán nên có các kiểu căn hộ nhà ở xã hội phong phú từ 1 tới 5 phòng để đáp ứng nhu cầu của người dân ở từ người độc thân cho tới các hộ gia đình lớn (ba thế hệ). Tất cả các khu nhà ở xã hội đều phải bảo đảm các dịch vụ cần thiết về giáo dục, y tế, rèn luyện sức khỏe, giao thông công cộng, mua sắm… cho người dân sống ở trong khu vực đó.
Không được bán nhà xã hội trong vòng 5 năm
Các căn hộ ở Pinnacle @ Duxton đều rộng rãi và có cửa sổ chạy thẳng từ sàn nhà lên tới trần. Hầu hết các căn đều có 3 phòng ngủ và diện tích khoảng 93 m2. (Business Insider)
Do việc mua nhà ở xã hội có sự ưu đãi của chính phủ, Singapore đưa ra cũng như thực hiện rất chặt chẽ các điều kiện và quy định đối với người được mua, sử dụng các căn hộ loại này. Theo quy định, những hộ gia đình được mua nhà ở xã hội trước hết vợ và chồng phải là công dân Singapore hoặc một người là công dân Singapore và người còn lại có thẻ cư trú dài hạn.
Chính phủ Singapore cũng đưa ra một số quy định nhằm tránh tình trạng đầu cơ. Ví dụ: Chính phủ quy định những người mua nhà ở xã hội không được bán hoặc cho thuê các căn hộ này trong vòng 5 năm kể từ ngày mua. Dù đã bán cho người dân, song trên thực tế các khu nhà ở xã hội này vẫn thuộc quyền quản lý của chính phủ, mà cơ quan quản lý trực tiếp là HDB. HDB có trách nhiệm quản lý, duy trì, bảo dưỡng đối với các khu nhà này. Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, HDB cũng tập trung chú trọng xây dựng những khu nhà ở xã hội mới hiện đại hơn với các dịch vụ tốt hơn.
Những khu nhà ở xã hội mới này không khác gì so với những nhà ở cao cấp. Chính phủ Singapore với tầm nhìn xa và có quy hoạch rất tốt trong việc xây dựng các khu nhà ở xã hội, đã giải quyết tốt vấn đề nhà ở của người dân và phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời, giữ được quỹ đất cho tương lai cũng như phục vụ cho các mục đích khác.
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác và là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía Nam của bán đảo Malaysia, phía Nam bang Johor của Malaysia và phía Bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng Bắc.Với diện tích: 716 km2 dân số: 5,4 triệu người, đơn vị tiền tệ: Dollar Sing Ngôn ngữ chính: Tiếng Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, Tamil và Tiếng Anh. Thu nhập bình quân đầu người: khoảng 50.000 dollar Singapore.
Theo Danviet
Việt Nam cùng các nước đang thảo luận hướng tiếp theo của TPP
Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang bàn về bước tiếp theo, sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn
"Việt Nam đang cùng các nước thành viên TPP thảo luận để đưa ra hướng phát triển tiếp theo của TPP, đồng thời Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết của mình trong nước để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong họp báo chiều nay.
Ông Bình trả lời câu hỏi liên quan đến quan điểm của Australia về TPP không có Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo hôm 8/2 cho rằng TPP vẫn khả thi không có Mỹ và các điều khoản trong hiệp định chỉ cần thay đổi nhỏ để cho phép Mỹ rút lui. Ông Ciobo cho biết ông đã có các cuộc nói chuyện về một TPP không Mỹ (TPP - 1) với các nước như Nhật Bản, Canada, Mexico, Malaysia, Singapore và New Zealand.
Còn Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cho biết đã bàn bạc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các lãnh đạo của New Zealand, Singapore. Ông nhận thấy một số bên có vẻ lưỡng lự về một TPP thiếu nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Mỹ Trump hôm 21/1 ký quyết định nước này rút khỏi TPP, bất chấp chính quyền của Tổng thống vừa mãn nhiệm Barack Obama thúc đẩy để Quốc hội Mỹ thông qua hiệp định.
Việc đàm phán Hiệp định TPP đã được đại diện 12 nước thành viên tuyên bố hoàn tất hồi đầu tháng 10/2015 sau 5 năm đàm phán. TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, 12 quốc gia thành viên gồm Mỹ, Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
Việt Anh
Theo VNE
Malaysia lật lại phán quyết về tranh chấp đảo với Singapore Bộ Ngoại giao Singapore ngày 4/2 thông báo một nhóm pháp lý của nước này đang nghiên cứu chặt chẽ tài liệu và đơn yêu cầu mà Malaysia vừa gửi lên Tòa án Công lý (ICJ) quốc tế xem xét lại phán quyết về vấn đề chủ quyền đảo tranh chấp với Singapore mà tòa này đưa ra vào năm 2008. Đảo Pedra...